Lộ nhân vật cố vấn cho Putin sáp nhập Crimea vào Nga

(Kiến Thức) - Người được mệnh danh là “Giáo chủ áo xám” của Điện Kremlin, Vladislav Surkov đứng đầu trong danh sách trừng phạt của Mỹ dấy nghi ngờ, ông chính là chủ mưu việc Nga sát nhập Crimea.

Lộ nhân vật cố vấn cho Putin sáp nhập Crimea vào Nga
Ngay khi Điện Kremlin chính thức ban hành hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea, Nhà Trắng cũng đưa ra danh sách trừng phạt các quan chức Nga bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài sản. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao ông Vladislav Surkov lại đứng đầu danh sách trừng phạt nói trên, đúng thời điểm nhạy cảm này?
Trong nhiều năm qua, ông Vladislav Surkov được xem là cái bóng lớn đứng đằng sau các tổng thống Nga, bao gồm Tổng thống Putin hiện nay. Ông Surkov, 49 tuổi, hiện giữ chức Trợ lý thân cận của ông Putin. Là một nhà tư tưởng, chiến lược xuất sắc, ông được mệnh danh là “Giáo chủ áo xám” giống một mưu sĩ bậc thầy của triều đại Louis XIII.
Chân dung Trợ lý thân cận của Tổng thống Nga Putin Vladislav Surkov.
Chân dung Trợ lý thân cận của Tổng thống Nga Putin Vladislav Surkov.
Trước đó, dưới thời Tổng thống Medvedev, ông Surkov được giao giữ chức Chánh văn phòng Điện Kremlin – vị trí tương đương Chánh văn phòng Nhà Trắng và thâu tóm quyền lực trong tay. Nhiều người đồn rằng, thời điểm đó, không ai ở Điện Kremlin dám mở miệng nói bất cứ điều gì tiêu cực về ông Surkov. Không ai dám hé răng nói rằng, ông Surkov chính là Sa hoàng thực sự của Nga dù họ thực lòng nghĩ như vậy. Họ cho rằng, chính “Giáo chủ áo xám” này chính là người tạo ra toàn bộ hệ thống kinh tế lẫn tư tưởng đang chi phối Điện Kremlin hiện nay. Ông cũng bị cáo buộc là người đưa toàn bộ dầu mỏ và khí đốt Nga vào vòng kiểm soát chặt chẽ của nhóm thân tín với Tổng thống Putin được gọi là “Ozero”.
Tờ Daily Beast dẫn lời một số quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Nhà Trắng tin rằng, ông Surkov chính là người cố vấn cho Tổng thống Putin tiến hành các chiến dịch tuyên truyền chống lại Kiev và đặc biệt là kế hoạch trưng cầu dân ý tại Crimea, dẫn đến thành quả Nga lấy lại được lãnh thổ từng cắt cho Ukraine cách đây 60 năm.
Về phần mình, đối mặt với việc đứng đầu trong danh sách trừng phạt của Mỹ, “Giáo chủ áo xám” của Điện Kremlin, trong một thông điệp đăng tải trên tài khoản Twitter cá nhân, tỏ ra bình thản và nói đùa mang hàm ý nhạo báng Nhà Trắng rằng: “Tôi luôn là người đầu tiên, ở mọi nơi”.
Đồng thời, trong thông điệp gửi đến Washington, vị Trợ lý Tổng thống Nga cũng phủ nhận việc sở hữu tài sản tại Mỹ bằng lời mỉa mai cay độc rằng, ông “không có gì ở Mỹ ngoại trừ đôi tất bỏ quên tại khách sạn Chicago”. Thậm chí, ông Surkov còn nhấn mạnh, ông xem quyết định trừng phạt mình của chính quyền Washington là sự công nhận những đóng góp của ông tại Nga.

“Hoa mắt” với vẻ đẹp tinh khôi của Tân Tổng chưởng lý Crimea

(Kiến Thức) -  Vẻ đẹp của nữ tân Tổng chưởng lý Crimea Natalia Poklonskaya đã thu hút không ít người hâm mộ trên khắp thế giới.

“Hoa mắt” với vẻ đẹp tinh khôi của Tân Tổng chưởng lý Crimea
Thời gian qua, thế giới luôn nhìn nhận Crimea - một bán đảo tự trị thuộc Ukraine - là vùng đất căng thẳng. Song, sự xuất hiện của tân Tổng chưởng lý Natalia Poklonskaya đã phần nào xoa dịu điều đó.
 Thời gian qua, thế giới luôn nhìn nhận Crimea - một bán đảo tự trị thuộc Ukraine - là vùng đất căng thẳng. Song, sự xuất hiện của tân Tổng chưởng lý Natalia Poklonskaya đã phần nào xoa dịu điều đó.

Khu vực tìm kiếm MH370 khắc nghiệt, cô lập nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Australia đang dẫn đầu nỗ lực tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia tại nam Ấn Độ Dương rộng lớn được cho là có điều kiện khắc nghiệt, cô lập nhất hành tinh.

Khu vực tìm kiếm MH370 khắc nghiệt, cô lập nhất hành tinh
Khu vực tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích cùng 239 người đang do Australia dẫn đầu tập trung trong khu vực rộng tới 2.500 km tại nam Thái Bình Dương về phía tây nam Perth, thủ phủ của Tây Australia.

Lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga có hiệu quả?

(Kiến Thức) - Khi Mỹ tỏ ra khá mạnh tay, thì các quốc gia phương Tây khác lại "run tay" trong việc trừng phạt Nga sau quyết định sáp nhập Crimea của nước này.

Lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga có hiệu quả?
Năm 1919, vụ cấm vận những chuyến hàng lương thực đã khiến Hoàng đế Đức quy phục. Nhận thấy “hiệu quả tiềm tàng” từ biện pháp này, Tổng thống Mỹ Wilson xác nhận tiếp tục sử dụng công cụ hữu hiệu này để giải quyết những mâu thuẫn quốc tế.
Gần một thế kỷ sau đó, loại “vũ khí” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết chỉ bởi niềm tin hoàn toàn sai lầm rằng, nó sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu. Hiện, Mỹ thực thi không dưới 24 biện pháp trừng phạt tùy theo mức độ hướng vào các mục tiêu khác nhau, từ vùng Balkan tới Zimbabwe.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.