Lo ngại về E127, loại màu sử dụng trong cốm rắc bánh

Lo ngại của không ít bà mẹ có con nhỏ sau thông tin loại cốm được nhiều trẻ em ưa thích được cho là có rủi ro gây bệnh cho trẻ.

Lo ngại về E127, loại màu sử dụng trong cốm rắc bánh

Thông tin nói trên đang khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng. Theo ghi nhận của chúng tôi tại Q.Bình Tân, TPHCM, nhiều cửa hàng tạp hóa, tiệm thuốc tây đang bán các loại cốm đủ màu sắc. Chủ một tiệm thuốc tây trên đường số 2, P.An Lạc cho biết, hầu hết các tiệm thuốc đều có hai loại cốm vitamin và cốm vi sinh kích thích ăn ngon (thực phẩm chức năng).

Lấy một hũ cốm vitamin hiệu B.M. có giá 10.000 đồng/hũ, chủ tiệm thuốc này nói, cốm vitamin cũng giống như cốm rắc bánh nhưng có chứa nhiều vitamin, còn cốm rắc bánh chỉ làm từ đường và phẩm màu. Trong thành phần được ghi trên hũ cốm B.M., ngoài vitamin B1, vitamin B6, calci gluconat, vitamin PP thì sản phẩm này còn có đường RE, acid citric, màu và phụ liệu nhưng nhà sản xuất không ghi rõ là màu gì. Một số tiệm tạp hóa bán các loại cốm tương tự nhưng đựng trong hũ nhựa không nhãn mác. 

Lo ngai ve E127, loai mau su dung trong com rac banh

Các loại cốm màu được bán tại các tiệm tạp hóa được đựng trong hũ nhựa không nhãn mác, giá chỉ 5.000 đồng/hũ

Tại các siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, trên các trang thương mại điện tử, loại cốm để rắc bánh có nhiều tên gọi như bông đường bi trang trí, kẹo bi đường, kẹo cốm cầu vồng, kẹo bảy màu với đủ hình dáng, kích thước, xuất xứ. Không ít loại, trong thành phần có phẩm màu E217, một số loại thì chỉ ghi chung chung. Cửa hàng nguyên liệu và dụng cụ làm bánh VaNa đang có nhiều loại cốm màu hình trái tim, hình viên bi được bán với giá 8.000 đồng/gói 20g, có xuất xứ Trung Quốc, thành phần trên bao bì cũng ghi chung chung là đường mía, bột gạo, dầu thực vật, tinh bột béo… 

Ở một số siêu thị, có khá nhiều loại cốm rắc bánh. Loại của Việt Nam thì ghi thành phần chung chung là đường hoặc có thêm mạch nha, bột bắp, hương liệu tổng hợp; loại của Thái Lan thì ghi thành phần gồm đường mía (50%), bột gạo, dầu thực vật, tinh bột bắp, chất làm dày, chất nhũ hóa. Riêng thương hiệu Colatta của Indonesia ghi chi tiết hơn, gồm đường, chất béo thực vật, bột whey, chất nhũ hóa lecithin đậu nành, hương vani tự nhiên và tổng hợp, màu thực phẩm (9E133, E102, E104, E127). 

Trên các trang thương mại điện tử, cốm rắc bánh được bán lẻ với giá khá rẻ, được đóng gói trong bao ni-lông không nhãn mác, được giới thiệu của Thái Lan, Indonesia. Cốm màu của Thái Lan được các siêu thị bán với giá 45.000 đồng/100g, còn trên các trang thương mại điện tử, cốm này chỉ có giá 25.000 đồng/100g, có nơi bán 13.000 đồng/100g. Cốm màu Indonesia tại siêu thị có giá 25.000 đồng/100g, còn trên các trang thương mại điện tử, giá chỉ bằng phân nửa. 

Phẩm màu E127 có tên là erythrosine, là thuốc nhuộm từ nhựa than đá, có màu hồng anh đào đến đỏ. Loại phẩm màu này đã bị cấm tại nhiều nước châu Âu, trong đó có Anh quốc nhưng vẫn được phép sử dụng tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Không chỉ cốm, trong nhiều loại tương ớt, nước ngọt, bánh kẹo, si-rô, chà bông, thịt cá chế biến, nước mắm, nước tương… cũng có loại phẩm màu này. Theo quy định, liều lượng được sử dụng hằng ngày là 0,1mg/kg trọng lượng cơ thể tuy nhiên trên các nhãn sản phẩm tại Việt Nam, hầu như không ghi rõ trọng lượng phẩm màu nên người dùng khó biết tổng lượng phẩm màu E127 dùng trong ngày có vượt ngưỡng hay không. 

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng mỗi nước có quy định khác nhau về vấn đề này. Do màu tự nhiên sẽ phai khi tiếp xúc với ánh sáng, giá lại đắt nên nhà sản xuất thường sử dụng màu tổng hợp để tăng độ bền màu cho sản phẩm. Phẩm màu tổng hợp thường đơn chất nên màu sắc thường sặc sỡ và tươi hơn so với màu tự nhiên, rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Tại Việt Nam, cũng có quy định rõ loại phẩm màu, hàm lượng phẩm màu được sử dụng và nhà sản xuất phải đăng ký với cơ quan chức năng.

Điều đáng lo là ở những sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhà sản xuất có thể sử dụng những loại phẩm màu không được phép dùng. Việc sử dụng phẩm màu tổng hợp không đúng quy định có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em. Đây là vấn đề cần được cơ quan chức năng quan tâm, kiểm tra và thông tin đến người tiêu dùng. 

Nuôi loài chim dữ tợn, biết giữ nhà như chó, mỗi con bán được cả triệu đồng

Với bộ lông xanh mướt ở cổ, đen óng ở lưng và đuôi, chân và mỏ màu đỏ, đặc biệt, loại chim này có bản tính hung hăng và bộ móng sắc nhọn nên nhiều người còn nuôi giữ nhà thay chó.

Nuôi loài chim dữ tợn, biết giữ nhà như chó, mỗi con bán được cả triệu đồng
Là loài chim hoang dã, có màu sắc đẹp, trước đây, chim trích cồ thường xuất hiện nhiều ở các cánh đồng vùng chiêm trũng ở đồng bằng Bắc bộ, miền Tây và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, số lượng loài chim này ngoài môi trường tự nhiên ngày càng ít đi và trở nên quý hiếm do nạn săn bắt chim trời tràn lan, đồng thời do môi trường thay đổi và trong quá trình trồng trọt sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

Lẩu ship đắt khách ngày cuối tuần, mẹ bỉm sữa tranh thủ kiếm bộn tiền

Những ngày cuối tuần se lạnh, không ít mẹ bỉm sữa ở Hà Nội đã tăng thêm thu nhập bằng cách làm lẩu và giao đến tận nhà cho khách hàng.

Lẩu ship đắt khách ngày cuối tuần, mẹ bỉm sữa tranh thủ kiếm bộn tiền
"Lẩu ship" – lẩu được giao đến tận nhà khách hàng không còn quen thuộc với người dân Thủ đô khoảng 2 năm trở lại đây. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, thay vì có mặt ở các nhà hàng để thưởng thức lẩu, thì nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua về nhà để thưởng thức.

Đặc biệt, vào dịp cuối tuần, khi tiết trời Hà Nội bắt đầu se lạnh mà dịch COVID-19 vẫn nguy cơ cao thì người làm bếp cũng bắt đầu tất bật với các đơn hàng "lẩu ship".

Mẹo chọn mua gạo thơm ngon chất lượng, không lo bị tẩy trắng vì hóa chất

Gạo kém chất lượng trà trộn với gạo sạch khiến nhiều người hoang mang. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn gạo ngon, sạch ngay từ cái nhìn đầu tiên mà không cần nấu thử.

Mẹo chọn mua gạo thơm ngon chất lượng, không lo bị tẩy trắng vì hóa chất

Độ ngọt của hạt gạo

Khi mua gạo các bạn cũng cần lưu ý đến độ ngọt của gạo. Bạn hãy cho vài hạt gạo vào miệng và nhai thử xem có vị ngọt nhẹ, thơm và cảm giác hơi dính trong miệng hay không. Nếu có thì đây chắc hẳn là loại gạo ngon đấy. Tuy nhiên nếu bạn thấy vị quá nồng hoặc quá nhạt thì rất có thể bạn đang ăn phải gạo cũ hoặc gạo tẩm hóa chất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.