Lo ngại về cuộc xung đột quân sự Nga - Thổ trong tương lai

Lo ngại về cuộc xung đột quân sự Nga - Thổ trong tương lai

(Kiến Thức) - Gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như là một thế lực mới tại khu vực tiếp giáp châu Á - Âu, với việc có mặt trong nhiều cuộc xung đột quân sự như Lybia, Syria và gần đây là Azerbaijan - Armenia, có sự cạnh tranh trực tiếp với Nga. Do đó, có thể trong tương lai sẽ xảy ra một cuộc chiến giữa hai quốc gia này.

Bất chấp một số điểm còn hạn chế trong nội tại quốc gia, hiện nay  Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng chứng tỏ mình là một thế lực mới không thể xem thường trong khu vực, có khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình ở Địa Trung Hải, Trung Đông và Nam Caucasus. Họ đã có nhiều động thái cứng rắn khiến các cường quốc trên thế giới hiện nay phải dè chừng trong đó có Nga. Vậy, liệu trong tương lai có thể xảy ra một cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hay không ? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, thậm chí là khả năng cao.
Bất chấp một số điểm còn hạn chế trong nội tại quốc gia, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng chứng tỏ mình là một thế lực mới không thể xem thường trong khu vực, có khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình ở Địa Trung Hải, Trung Đông và Nam Caucasus. Họ đã có nhiều động thái cứng rắn khiến các cường quốc trên thế giới hiện nay phải dè chừng trong đó có Nga. Vậy, liệu trong tương lai có thể xảy ra một cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hay không ? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, thậm chí là khả năng cao.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đang theo đuổi một chính sách thận trọng và cực kỳ thông minh, xây dựng sự ảnh hưởng lớn cùng với đó là có những ranh giới nhất định đối với NATO mà trực tiếp là Mỹ. Họ đã đưa lực lượng quân sự đến những điểm nóng xung đột như Syria, Lybia và mới đây nhất là bị cho rằng có tham gia vào cuộc chiến tại Nagorno - Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia. Ảnh: Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến tuần tra.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đang theo đuổi một chính sách thận trọng và cực kỳ thông minh, xây dựng sự ảnh hưởng lớn cùng với đó là có những ranh giới nhất định đối với NATO mà trực tiếp là Mỹ. Họ đã đưa lực lượng quân sự đến những điểm nóng xung đột như Syria, Lybia và mới đây nhất là bị cho rằng có tham gia vào cuộc chiến tại Nagorno - Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia. Ảnh: Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến tuần tra.
Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ vô cùng đắc lực cho Azerbaijan, họ tuyên bố rằng sẵn sàng gửi quân tham chiến trực tiếp trên chiến trường Karabakh chỉ cần Baku yêu cầu. Phía Armenia cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã tung các tiêm kích F-16 vào trận để giúp Azerbaijan và đã bắn rơi ít nhất là một chiếc Su-25 của họ. Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp một số lượng vũ khí cực kỳ lớn cho Baku, giúp tăng cường một cách đáng kể sức mạnh quân sự của nước này. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan và Armenia trong một cuộc diễn tập chung.
Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ vô cùng đắc lực cho Azerbaijan, họ tuyên bố rằng sẵn sàng gửi quân tham chiến trực tiếp trên chiến trường Karabakh chỉ cần Baku yêu cầu. Phía Armenia cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã tung các tiêm kích F-16 vào trận để giúp Azerbaijan và đã bắn rơi ít nhất là một chiếc Su-25 của họ. Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp một số lượng vũ khí cực kỳ lớn cho Baku, giúp tăng cường một cách đáng kể sức mạnh quân sự của nước này. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan và Armenia trong một cuộc diễn tập chung.
Trong khi đó, Nga lại đang có những hỗ trợ nhất định và là bên đang có thỏa thuận giúp đỡ Armenia theo như Hiệp định CTSO đã được ký kết. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có truyền thống xung đột khá lâu kể từ trong lịch sử và nó vẫn còn nguyên nhiều giá trị cho tới tận ngày nay, đặc biệt sự trỗi dậy của Thổ Nhĩ Kỳ càng làm người ta quan tâm đến một cuộc xung đột tương lai giữa hai nước là vô cùng lớn. Ảnh: Tổng thống Thỗ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Putin (phải) trong một lần gặp mặt.
Trong khi đó, Nga lại đang có những hỗ trợ nhất định và là bên đang có thỏa thuận giúp đỡ Armenia theo như Hiệp định CTSO đã được ký kết. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có truyền thống xung đột khá lâu kể từ trong lịch sử và nó vẫn còn nguyên nhiều giá trị cho tới tận ngày nay, đặc biệt sự trỗi dậy của Thổ Nhĩ Kỳ càng làm người ta quan tâm đến một cuộc xung đột tương lai giữa hai nước là vô cùng lớn. Ảnh: Tổng thống Thỗ Nhĩ Kỳ Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Putin (phải) trong một lần gặp mặt.
Năm 2015, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiến đấu cơ Su-24 của Không quân Nga ngay trong không phận Syria khiến mối quan hệ giữa Moscow và Ankara căng thẳng hơn bao giờ hết. Người ta tin rằng Mỹ và NATO đã đứng đừng sau kích động Thổ Nhĩ Kỳ cho hành động này, tuy nhiên sau đó họ như người đứng ngoài cuộc và đưa ra những phản ứng vô cùng trung lập. Thậm chí, đã có lúc mọi chuyện tưởng chừng như sắp có một cuộc chiến tranh xảy ra giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Chiếc Su-24 của Nga bị bắn hạ.
Năm 2015, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiến đấu cơ Su-24 của Không quân Nga ngay trong không phận Syria khiến mối quan hệ giữa Moscow và Ankara căng thẳng hơn bao giờ hết. Người ta tin rằng Mỹ và NATO đã đứng đừng sau kích động Thổ Nhĩ Kỳ cho hành động này, tuy nhiên sau đó họ như người đứng ngoài cuộc và đưa ra những phản ứng vô cùng trung lập. Thậm chí, đã có lúc mọi chuyện tưởng chừng như sắp có một cuộc chiến tranh xảy ra giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Chiếc Su-24 của Nga bị bắn hạ.
Nga cũng lập tức tung các đòn trừng phạt kinh tế nặng nề hướng vào Ankara sau vụ việc. Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng mình đã bị đồng minh quay lưng nên buộc phải xuống thang và giảng hòa với Nga, đồng thời đưa ra những động thái xin lỗi nhằm xoa dịu căng thẳng tình hình. Dẫu vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tấn công và hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria mà Nga hậu thuẫn. Ảnh: Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến tuần tra.
Nga cũng lập tức tung các đòn trừng phạt kinh tế nặng nề hướng vào Ankara sau vụ việc. Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng mình đã bị đồng minh quay lưng nên buộc phải xuống thang và giảng hòa với Nga, đồng thời đưa ra những động thái xin lỗi nhằm xoa dịu căng thẳng tình hình. Dẫu vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tấn công và hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria mà Nga hậu thuẫn. Ảnh: Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến tuần tra.
Gần đây, Kiểm soát Quân sự Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có nhiều cuộc tuần tra chung tại lãnh thổ Syria nhằm bảo vệ an toàn và an ninh nhưng nhìn chung là không nhận được nhiều sự ủng hộ của nhân dân, dẫu vậy đây là một dấu hiệu khá khởi sắc trong mối quan hệ giữa hai nước vốn đã xấu đi nhiều do cuộc chiến tại Syria gây ra. Ảnh: Binh sĩ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trao đổi trong chuyến tuần tra chung.
Gần đây, Kiểm soát Quân sự Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có nhiều cuộc tuần tra chung tại lãnh thổ Syria nhằm bảo vệ an toàn và an ninh nhưng nhìn chung là không nhận được nhiều sự ủng hộ của nhân dân, dẫu vậy đây là một dấu hiệu khá khởi sắc trong mối quan hệ giữa hai nước vốn đã xấu đi nhiều do cuộc chiến tại Syria gây ra. Ảnh: Binh sĩ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trao đổi trong chuyến tuần tra chung.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ký một hợp đồng khủng để có thể sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 tiên tiến hàng đầu trên thế giới hiện nay của Nga và là khách hàng chính thức thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Đây có thể coi là động thái nhằm gia tăng tình hữu nghị giữa hai nước, tuy nhiên người Mỹ đã lập tức đặt vấn đề muốn mua lại tổ hợp S-400 này của Thổ Nhĩ Kỳ khiến người Nga lập tức phản ứng dữ dội để ngăn cản Ankara có thể thực hiện hành động đó. Ảnh: Thành phần tổ hợp S-400 chuẩn bị lên đường sang bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ký một hợp đồng khủng để có thể sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 tiên tiến hàng đầu trên thế giới hiện nay của Nga và là khách hàng chính thức thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Đây có thể coi là động thái nhằm gia tăng tình hữu nghị giữa hai nước, tuy nhiên người Mỹ đã lập tức đặt vấn đề muốn mua lại tổ hợp S-400 này của Thổ Nhĩ Kỳ khiến người Nga lập tức phản ứng dữ dội để ngăn cản Ankara có thể thực hiện hành động đó. Ảnh: Thành phần tổ hợp S-400 chuẩn bị lên đường sang bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào cuối tháng 10 vừa qua, Không quân Nga đã tổ chức một cuộc không kích mạnh mẽ vào lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, điều này càng làm ảnh hưởng xấu thêm mối quan hệ vốn không mấy tốt đẹp giữa hai nước. Sự xung đột lợi ích trực tiếp giữa các bên tại Syria là chắc chắn không thể tránh khỏi. Ảnh: Lính đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào cuối tháng 10 vừa qua, Không quân Nga đã tổ chức một cuộc không kích mạnh mẽ vào lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, điều này càng làm ảnh hưởng xấu thêm mối quan hệ vốn không mấy tốt đẹp giữa hai nước. Sự xung đột lợi ích trực tiếp giữa các bên tại Syria là chắc chắn không thể tránh khỏi. Ảnh: Lính đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ.
Có thể nói rằng, do sự xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là dai dẳng và có truyền thống, do đó với sự gia tăng sức mạnh ngày càng rõ rệt hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể nói rằng một cuộc xung đột quân sự giữa hai quốc gia này là hoàn toàn có thể xảy ra. Ảnh: Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ.
Có thể nói rằng, do sự xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là dai dẳng và có truyền thống, do đó với sự gia tăng sức mạnh ngày càng rõ rệt hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể nói rằng một cuộc xung đột quân sự giữa hai quốc gia này là hoàn toàn có thể xảy ra. Ảnh: Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ.
Video Đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Syria - Nguồn: Truyền hình Pháp luật Việt Nam

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.