Lộ “mưu hiểm” Trung Quốc khích động Chiến tranh Lạnh mới

(Kiến Thức) - Một video là sản phẩm của Học viện Quốc phòng Trung Quốc vừa bị rò rỉ cuối tháng trước tiết lộ, Chiến tranh Lạnh là chính xác những gì Bắc Kinh muốn và cần.

Lộ “mưu hiểm” Trung Quốc khích động Chiến tranh Lạnh mới
Trung Quốc đang cần và muốn có một cuộc Chiến tranh Lạnh.
Trung Quốc đang cần và muốn có một cuộc Chiến tranh Lạnh.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng mạnh mẽ và quyết liệt chỉ trích phương Tây, đặc biệt là Mỹ vẫn mang nặng tâm lý Chiến tranh Lạnh, làm phương hại đến quan hệ với Bắc Kinh và suy yếu an ninh châu Á.
Tuy nhiên, video mới bị rò rỉ đã chứng tỏ bản thân Bắc Kinh cũng duy trì tâm lý Chiến tranh Lạnh và không quên khẳng định, cải thiện quan hệ với phương Tây là thuốc độc cần phải tránh xa bằng mọi giá.
Bên cạnh Học viện Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc (NDU), Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân và Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cũng tham gia vào việc dàn dựng video vừa bị rò rỉ. Trong video có một số lượng đáng kể các viên chức quân đội thuộc nhiều ban ngành khác nhau.
Một lực lượng theo đuổi tư tưởng bảo thủ cực đoan mạnh và ngày càng mở rộng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) những tháng gần đây đã lên tiếng cảnh báo chống lại ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa và các giá trị phương Tây trong xã hội thông qua kế hoạch xây dựng các quy định mới chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Tướng PLA, Chính ủy của NDU, Lưu Á Châu (có cha là quan chức cấp cao quân đội, còn bố vợ là Lý Tiên Niệm, một trong 8 nhân vật bất tử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và từng giữ chức Chủ tịch nước) và Wang Xibin, Chủ tịch của NDU là 2 nhân vật giám sát kế hoạch.
Tướng Lưu Á Châu.
 Tướng Lưu Á Châu.
Điều đáng chú ý là, trong những năm gần đây, ông Lưu được xem là nhà cải cách tiềm năng và thường giữ cái đầu lạnh trong lực lượng quân đội Trung Quốc. Tướng Lưu từng kêu gọi, Trung Quốc hoặc là phải vừa đi theo con đường cách mạng (mô hình Liên Xô) vừa phải cải cách hệ thống theo kiểu Mỹ. Năm 2010, ông Lưu đã có bài viết công khai thể hiện lập trường, quan điểm của mình.
Nay sự thay đổi lập trường cách tân của Tướng Lưu đặt ra nhiều điều băn khoăn về sự tồn tại, ảnh hưởng và tính bền vững về quan điểm của các nhà chủ trương cải cách trong quân đội Trung Quốc.
Video dài 100 phút được đưa lên và lan tràn với tốc độ chóng mặt trên trang mạng Weibo và YouTube. Nội dung của video này chỉ trích và cảnh báo những nguy cơ từ mọi thứ liên quan đến văn hóa và các giá trị phương Tây, từ các tổ chức Mỹ như học bổng Fulbright, Quỹ Ford và Trung tâm Carter cho tới âm nhạc điện tử, hàng hóa xa xỉ phẩm, đều bị quy kết là các yếu tố nằm trong âm mưu “tẩy não” xã hội Trung Quốc và hủy hoại nước này từ bên trong.
“Giới tinh hoa chính trị Mỹ tự tin, lạc quan tin rằng, cách tốt nhất để gây rối loạn là hợp tác chặt chẽ, tương tác toàn diện với Trung Quốc, từ từ biến Bắc Kinh thành một mắt xích trong hệ thống chính trị và quốc tế do Mỹ dẫn đầu”, Tướng Lưu cáo buộc.
Đáng ngại hơn, theo Bắc Kinh, âm mưu “tẩy não” Trung Quốc còn được mở rộng đến Hong Kong. Tại đây, Lãnh sự quán Mỹ và Anh bị cáo buộc sử dụng các nguồn lực khổng lồ bất thường bên trong vùng lãnh thổ để xâm nhập và gây bất ổn cho Trung Quốc. Cách thức được sử dụng là tác động và gây ảnh hưởng tới các sự kiện hàng năm của Trung Quốc như các cuộc mít tinh vào ngày 4/6 (Kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn) hay ngày 1/7 (Kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc).
Thậm chí, trao đổi quân sự Trung-Mỹ, được cho là dấu hiệu cải thiện quan hệ song phương cũng bị Bắc Kinh xem là một phần trong “âm mưu quỷ quyệt của kẻ thù” hòng làm rối loạn Trung Quốc” chứ không phải là cách thức xây dựng lòng tin.
Bắc Kinh nhấn mạnh, các lực lượng và yếu tố ngầm chính là chiến lược mềm còn nguy hiểm hơn phần cứng quân sự của Washington. Theo Bắc Kinh, sự sụp đổ của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội chủ yếu là do âm mưu thâm độc của phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
Đáng chú ý hơn , Bắc Kinh khẳng định, sự sụp đổ của Liên Xô không kết thúc Chiến tranh Lạnh như vốn được tuyên truyền, mà đúng hơn là sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh gây ra sự sụp đổ của Liên Xô. Từ đó suy ra, Chiến tranh Lạnh là yếu tố quan trọng để duy trì sự tồn tại của Liên Xô. Để đảm bảo Trung Quốc không rơi vào một số phận tương tự, Đảng Cộng sản phải cách ly xã hội Trung Quốc với văn hóa và các giá trị phương Tây.
Nhiều nhà quan sát bình luận, nếu nội dung video phản ánh đúng là quan điểm của giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc thì quá trình hiện thực hóa nó sẽ sớm bắt đầu, thậm chí đã bắt đầu và sẽ sớm bộc lộ, cho dù cách đây không lâu Bắc Kinh khẳng định chắc nịch không có thời gian để bận tâm cũng như không quan tâm đến các chiến lược Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ Mỹ-Nga: Không có Chiến tranh Lạnh

Bất chấp một loạt bất đồng dẫn tới quyết định hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 9 tới, Mỹ và Nga ngày 9/8 đã cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong những vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Quan hệ Mỹ-Nga: Không có Chiến tranh Lạnh
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) trao đổi ý kiến với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) trao đổi ý kiến với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Cam kết trên đã đạt được trong cuộc gặp 2+2 cùng ngày tại thủ đô Washington giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel với hai đồng cấp Nga Sergei Lavrov và Sergei Shoigu.

Không quân Mỹ bày chiến lược Chiến tranh Lạnh ở châu Á

(Kiến Thức) - Không quân Mỹ đã tái sử dụng một mô hình  được tạo ra trong thời Chiến tranh lạnh, khi tăng cường hiện diện ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Không quân Mỹ bày chiến lược Chiến tranh Lạnh ở châu Á
Không quân Mỹ có tham vọng bao trùm Châu Á.
 Không quân Mỹ có tham vọng bao trùm Châu Á.
Theo Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương Hebert Carlisle, Mỹ từng sử dụng mô hình luân chuyển trong Chiến tranh Lạnh khi hầu hết các đơn vị thuộc quân đội Mỹ tập trung ở châu Âu.

Trung Quốc “đặt bẫy”... thách thức Mỹ

(Kiến Thức) - Đặt kênh đào từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương thông qua lãnh thổ Nicaragua, Trung Quốc đang thách thức Mỹ ở Mỹ Latinh.

Trung Quốc “đặt bẫy”... thách thức Mỹ
Hình ảnh minh họa kênh đào Nicaragua Trung Quốc đầu tư.
 Hình ảnh minh họa kênh đào Nicaragua Trung Quốc đầu tư.
Con trai Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã thảo luận triển vọng của dự án tại Hồng Kông và Trung Quốc. Kênh đào mới được xem như phương án thay thế cho kênh đào Panama - sản phẩm của Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.