Lộ kế hoạch “khủng” sắm máy bay chiến đấu của Philippines

Lộ kế hoạch “khủng” sắm máy bay chiến đấu của Philippines

(Kiến Thức) - Không quân Phlippines dự định mua thêm 36 máy bay chiến đấu FA-50PH và 12 trực thăng tấn công AW109 Power để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Trả lời bên lề triển lãm An ninh và Quốc phòng châu Á (ADAS 2016) ở Manila, lãnh đạo Không quân Philippines tuyên bố, kế hoạch từ nay tới năm 2028 nước này sẽ mua thêm hàng loạt  máy bay chiến đấu mới cùng trực thăng tấn công nhằm bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Trả lời bên lề triển lãm An ninh và Quốc phòng châu Á (ADAS 2016) ở Manila, lãnh đạo Không quân Philippines tuyên bố, kế hoạch từ nay tới năm 2028 nước này sẽ mua thêm hàng loạt máy bay chiến đấu mới cùng trực thăng tấn công nhằm bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Theo đó, Không quân Philippines dự định sẽ mua thêm 36 máy bay chiến đấu FA-50 nhằm phục vụ yêu cầu "phát hiện, đánh chặn và vô hiệu hóa" mọi mối đe dọa tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý.
Theo đó, Không quân Philippines dự định sẽ mua thêm 36 máy bay chiến đấu FA-50 nhằm phục vụ yêu cầu "phát hiện, đánh chặn và vô hiệu hóa" mọi mối đe dọa tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý.
Lưu ý rằng, vào tháng 3/2014, Không quân Philippines đã mua 12 máy bay FA-50PH từ Hàn Quốc và bắt đầu nhận bàn giao từ tháng 12/2015. Dự kiến, việc bàn giao từ nhà thầu Hàn Quốc sẽ hoàn tất vào cuối năm 2017.
Lưu ý rằng, vào tháng 3/2014, Không quân Philippines đã mua 12 máy bay FA-50PH từ Hàn Quốc và bắt đầu nhận bàn giao từ tháng 12/2015. Dự kiến, việc bàn giao từ nhà thầu Hàn Quốc sẽ hoàn tất vào cuối năm 2017.
 Chiến đấu cơ FA-50PH là biến thể xuất khẩu cho Không quân Philippines được tập đoàn KAI Hàn Quốc cải tạo dựa trên nguyên mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ FA-50 - biến thể chiến đấu từ máy bay huấn luyện T-50 "Đại bàng vàng".
Chiến đấu cơ FA-50PH là biến thể xuất khẩu cho Không quân Philippines được tập đoàn KAI Hàn Quốc cải tạo dựa trên nguyên mẫu máy bay cường kích hạng nhẹ FA-50 - biến thể chiến đấu từ máy bay huấn luyện T-50 "Đại bàng vàng".
Vì được phát triển trên khung gầm máy bay huấn luyện nên dù là máy bay chiến đấu nhưng FA-50PH vẫn sở hữu tính năng đào tạo phi công chiến đấu cơ.
Vì được phát triển trên khung gầm máy bay huấn luyện nên dù là máy bay chiến đấu nhưng FA-50PH vẫn sở hữu tính năng đào tạo phi công chiến đấu cơ.
Mọi thông số về F/A-50PH vẫn được giữ kín tới thời điểm hiện tại, tuy nhiên nguyên mẫu FA-50 thì đã được công bố. Nó được trang bị loại radar xung doppler EL/M-2032, sử dụng động cơ Euroject EJ200 hoặc General Electric F414. Có thể lựa chọn radar AN/APG-67(V)4 hoặc radar mạng pha SELEX Vixen 500E nếu khách hàng yêu cầu.
Mọi thông số về F/A-50PH vẫn được giữ kín tới thời điểm hiện tại, tuy nhiên nguyên mẫu FA-50 thì đã được công bố. Nó được trang bị loại radar xung doppler EL/M-2032, sử dụng động cơ Euroject EJ200 hoặc General Electric F414. Có thể lựa chọn radar AN/APG-67(V)4 hoặc radar mạng pha SELEX Vixen 500E nếu khách hàng yêu cầu.
FA-50 có khả năng đạt tốc độ siêu âm 1.640km/h, bán kính tác chiến khoảng 900km, trần bay gần 15km.
FA-50 có khả năng đạt tốc độ siêu âm 1.640km/h, bán kính tác chiến khoảng 900km, trần bay gần 15km.
Dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng theo nhà sản xuất, FA-50 vẫn đảm bảo khả năng không chiến khi có thể mang tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-120. Hiện tại, Philippines vẫn chưa mua loại tên lửa nào cho FA-50PH mà dùng tạm các quả tên lửa AIM-9B tồn kho vốn dùng cho các tiêm kích F-5A đã nghỉ hưu hơn 10 năm.
Dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng theo nhà sản xuất, FA-50 vẫn đảm bảo khả năng không chiến khi có thể mang tên lửa không đối không AIM-9 hoặc AIM-120. Hiện tại, Philippines vẫn chưa mua loại tên lửa nào cho FA-50PH mà dùng tạm các quả tên lửa AIM-9B tồn kho vốn dùng cho các tiêm kích F-5A đã nghỉ hưu hơn 10 năm.
Ngoài ra, vị quan chức Philippines cũng cho biết rằng, không quân nước này dự định mua thêm 12 trực thăng tấn công hạng nhẹ AW109 Power từ Finmeccanica. Trước đó, họ đã mua 8 chiếc AW109 vào năm 2013 và nhận bàn giao trong năm 2014.
Ngoài ra, vị quan chức Philippines cũng cho biết rằng, không quân nước này dự định mua thêm 12 trực thăng tấn công hạng nhẹ AW109 Power từ Finmeccanica. Trước đó, họ đã mua 8 chiếc AW109 vào năm 2013 và nhận bàn giao trong năm 2014.
Vị quan chức này cũng khẳng định rằng, yêu cầu trang bị thêm AW109 đã trở nên cấp bách hơn kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào tháng 6/2016. Khi đó, ông Duterte đã giao nhiệm vụ cho Không quân Philippines phải tập trung vào việc giải quyết chống chủ nghĩa khủng bố và chống quân nổi dậy.
Vị quan chức này cũng khẳng định rằng, yêu cầu trang bị thêm AW109 đã trở nên cấp bách hơn kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào tháng 6/2016. Khi đó, ông Duterte đã giao nhiệm vụ cho Không quân Philippines phải tập trung vào việc giải quyết chống chủ nghĩa khủng bố và chống quân nổi dậy.
AW109 Power là phiên bản nâng cấp của dòng trực thăng đa năng hạng nhẹ 8 chỗ ngồi AW109 do hãng Finmeccanica (Italy) phát triển từ những năm 1970. Nó có thể làm nhiệm vụ vận tải, cứu thương, cứu hộ cứu nạn và yểm trợ hỏa lực khi cần. AW109 xuất khẩu cho Philippines được trang bị cặp động cơ tuốc bin trục Turbomeca Arrius 2K1.
AW109 Power là phiên bản nâng cấp của dòng trực thăng đa năng hạng nhẹ 8 chỗ ngồi AW109 do hãng Finmeccanica (Italy) phát triển từ những năm 1970. Nó có thể làm nhiệm vụ vận tải, cứu thương, cứu hộ cứu nạn và yểm trợ hỏa lực khi cần. AW109 xuất khẩu cho Philippines được trang bị cặp động cơ tuốc bin trục Turbomeca Arrius 2K1.
Những chiếc AW109 của Không quân và Hải quân Philippines có thể triển khai các pod súng máy/pháo gắn hai bên thân để làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất. Chúng có tốc độ bay khoảng 285km/h, tầm bay gần 1.000km.
Những chiếc AW109 của Không quân và Hải quân Philippines có thể triển khai các pod súng máy/pháo gắn hai bên thân để làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất. Chúng có tốc độ bay khoảng 285km/h, tầm bay gần 1.000km.

GALLERY MỚI NHẤT