Lộ hàng độc CIA trả công điệp viên ở miền Nam VN

Các điệp viên ở miền Nam Việt Nam yêu cầu trả công là những chiếc áo ngực cỡ lớn. Không hiểu họ lấy những chiếc áo ngực này để làm gì?

Lộ hàng độc CIA trả công điệp viên ở miền Nam VN
Lo hang doc CIA tra cong cho diep vien o mien Nam VN
Khe Sanh năm 1968, nơi một số điệp viên của CIA tuyển mộ hoạt động - Ảnh: Thuỷ quân lục chiến Mỹ. 
CIA trả công cho các điệp viên ở miền Nam Việt Nam bằng tiền? Không hẳn, mà CIA trả công chủ yếu bằng… hàng hoá, phần lớn là hàng trong cuốn catalogue giới thiệu sản phẩm của tập đoàn bán lẻ Sears, theo trang tin Atlas Obscura (Mỹ) ngày 6.10.
Theo trang này, vào năm 1966, điệp viên CIA Jon Wiant phụ trách khu vực biên giới Campuchia - Việt Nam được điều ra Huế để phụ trách một nhóm điệp viên nhỏ (thực ra là những người cung cấp tin) chuyên cung cấp thông tin về quân Giải phóng. Ông ta phải đối mặt với vấn đề: trả công cho các điệp viên này bằng gì.
Wiant sau này kể lại với chuyên san tình báo Studies in Intelligence rằng ông ta đã tìm ra cách trả công bằng… hàng hoá từ cuốn catalogue giới thiệu sản phẩm của tập đoàn bán lẻ Sears.
Lo hang doc CIA tra cong cho diep vien o mien Nam VN-Hinh-2
Một số hàng hoá trong cuốn catalogue mùa hè 1966 của Sears. Những hàng hoá trong cuốn catalog này được dùng làm hình thức chi trả công cho điệp viên của CIA ở miền Nam Việt Nam từ 1966 - 1967 - Ảnh: Flickr.
Việc gặp điệp viên người Việt Nam rồi nhận tin, trả công cho họ, đối với các điệp viên CIA tưởng như là chuyến đi du lịch: mua đồ ăn, ở khách sạn, thuê xe. Nhưng trong khi một số điệp viên muốn nhận tiền mặt thì có những người khác không muốn nhận tiền, mà muốn được trả công bằng những cách thức khác lạ.
Đó là các điệp viên này không muốn nhận một khoản tiền lớn bất thường vì sợ bị xung quanh để ý, mà muốn được trả bằng hàng hoá, có khi là bằng bút bi, dụng cụ câu cá đến súng và cả các loại thuốc kê theo toa yêu cầu. Hầu hết là hàng hoá mà họ không dễ dàng tìm thấy.
Thông thường các điệp viên biết họ cần gì và nhân viên CIA thì phải thực hiện những vụ chi trả với các cách thức khác nhau. Với Wiant, tiền không thể là công cụ chi trả thuận tiện cho các điệp viên của ông ta, vì họ là thợ săn, đốn mây, đốn gỗ, hoặc đốt than, và tham gia các hình thức giao dịch phổ biến là trao đổi hàng hoá.
Người tiền nhiệm của Wiant trước đó trả công cho các điệp viên bằng gạo, cùng các thực phẩm và nhu yếu phẩm khác, hiệu quả hơn là trả bằng tiền.
Nhưng hệ thống chi trả này đã có một lỗ hổng. Các viên chức quản lý ở địa phương các điệp viên của CIA hoạt động đã lấy đi một phần thu nhập của họ. CIA phải hối lộ họ bằng rượu Johnny Walker một thời gian ngắn, cho đến khi các nhà truyền giáo địa phương phản đối.
Một người mà Wiant gọi là "tốt nhất trong các người Việt làm trung gian với điệp viên" đã có một số thành công khi cho một đặc tình một chiếc mũ vải như phần thưởng, và điều đó tạo ra ý tưởng cho Wiant. Ông ta điều người trung gian này quay lại khu vực hoạt động của điệp viên với một cuốn catalog hàng hoá của Sears số mới nhất mà vợ ông ta mới gửi qua.
Wiant đánh dấu một vài trang có thể được điệp viên quan tâm và tạo ra một "mức lương" cơ bản, kết nối các hàng hoá cụ thể với giá cả nhất định trong catalog cho các nhiệm vụ có độ dài thời gian nhất định và nguy hiểm. Và ông ta cũng nói với người trung gian hãy để điệp viên chọn lựa sản phẩm trả công qua cuốn catalog này.
Người trung gian quay lại với một đơn hàng: "6 cái áo khoác nhung trẻ em màu đỏ, nút đồng". Với mỗi áo khoác, Wiant sẽ nhận được thông tin từ một đặc tình trong 20 ngày.
Hệ thống chi trả này là một thành công lớn. Trong nhiều tháng, các điệp viên và người trung gian đã đàm phán các giao dịch mà họ sẽ nhận được hàng từ Sears, bao gồm thắt lưng và áo khoác jeans để đổi lấy các thông tin tình báo.
Tuy vậy những người giám sát ngân sách của CIA lại ít hài lòng về hình thức thanh toán này, theo Wiant.
Lo hang doc CIA tra cong cho diep vien o mien Nam VN-Hinh-3
Cuốn catalog của Sears năm 1966 - Ảnh: Flickr.
Hình thức thanh toán này chỉ kéo dài đến năm 1967, khi việc thu thập thông tin bắt đầu trở nên quá nguy hiểm cho các điệp viên để đổi lấy những món hàng của Sears. Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đã bắt đầu tràn ngập khu vực, và tự triển khai hệ thống cung cấp thông tin tình báo của họ, không cần đến CIA.
Tuy vậy, khi còn trong thời gian hoạt động, hệ thống chi trả bằng hàng hoá của Sears cho các điệp viên được Wiant cho là một thành công. Thậm chí có lần các điệp viên yêu cầu trả công là những chiếc áo ngực cỡ lớn. Hoá ra họ lấy chiếc áo ngực size lớn này gắn vào một cây sào tre và dùng để… hái trái cây.

Những nhiệm vụ gián điệp khó tin nhất thời CTTG 2

Trong thời kì chiến tranh, các điệp viên đã phải vận dụng mọi mưu mẹo, trí sáng tạo của mình để hoàn thành những nhiệm vụ gián điệp được giao.

Những nhiệm vụ gián điệp khó tin nhất thời CTTG 2
Trong thời kì chiến tranh, các điệp viên đã phải vận dụng mọi mưu mẹo và trí sáng tạo của mình để hoàn thành những nhiệm vụ gián điệp tuyệt mật được giao, từ việc giấu tài liệu vào đồ lót hay hóa trang xác chết thành điệp viên cầm theo tài liệu giả để đánh lạc hướng quân thù.
1. Ngang nhiên bước vào tù giải cứu đồng đội

Phương pháp lật tẩy điệp viên CIA trong vỏ bọc ngoại giao

Cơ quan mật vụ KGB đã tìm ra "kính chiếu yêu" vô cùng hữu hiệu và dựa vào đó để “lật tẩy” hàng loạt điệp viên CIA hoạt động ở Liên Xô.

Phương pháp lật tẩy điệp viên CIA trong vỏ bọc ngoại giao
Trong một bài viết mới đây, sử gia về Chiến tranh Lạnh Jonathan Haslam đã giải thích lý do vì sao các điệp viên CIA ở nước ngoài liên tục bị Liên Xô  phanh phui. Sử gia này lý giải rằng đó là nhờ cách tiếp cận hệ thống của cơ quan tình báo Liên Xô trong hoạt động phân tích tình báo con người, chứ không phải là nhờ cài cắm gián điệp vào hàng ngũ CIA. Nhờ cách tiếp cận đó mà Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) đã nhanh chóng nhổ tận gốc hàng loạt mạng lưới điệp viên CIA trên lãnh thổ Liên Xô.

Xem màn trình diễn nguy hiểm của 3 kỷ lục gia thế giới

Các kỷ lục gia thế giới đã thực hiện những màn trình diễn ngoạn mục trước du khách tại thành phố Tây An, Trung Quốc.

Xem màn trình diễn nguy hiểm của 3 kỷ lục gia thế giới
Xem man trinh dien nguy hiem cua 3 ky luc gia the gioi
Hu Qiong, được mệnh danh là “La Hán sắt”, kéo một chiếc xe điện chở 12 người với chiếc dao sắc ở cổ. 

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới