Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn nửa đầu năm 2018

“Vua gỗ” Trường Thành (TTF) giữ quán quân lỗ quý 2 và cả nửa đầu năm 2018 do kinh doanh dưới giá vốn và trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi với tổng mức lỗ lên tới hơn 550 tỷ. Cùng đó là hàng loạt doanh nghiệp khác.

Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn nửa đầu năm 2018
Lo dien nhung doanh nghiep lo lon nua dau nam 2018

Lỗ lãi của doanh nghiệp niêm yết luôn khiến nhà đầu tư quan tâm.

Trong quý 2/2018 không có nhiều những khoản lỗ lên đến cả trăm tỷ nên mức lỗ 565 tỷ đồng của Gỗ Trường Thành (TTF) tỏ ra vượt trội so với những doanh nghiệp còn lại.
Doanh thu trong quý của TTF giảm mạnh 59% xuống còn 124 tỷ, trong khi giá vốn tăng cao khiến công ty phải chịu lỗ gộp 70 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng cao cùng việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi lên đến 370 tỷ đồng là nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ trên.
Tính chung 6 tháng, TTF lỗ ròng 561 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến 30/6 lên 1.927 tỷ đồng.
Tiếp đó là khoản lỗ 307 tỷ đồng của PV Drilling. Vị trí thứ 3 thuộc về Nhiệt điện Cẩm Phả (NCP), lỗ 121 tỷ đồng trong quý 2 và lỗ 201 tỷ đồng trong 6 tháng.
Trong Top 10 có 3 đại diện của ngành vận tải biển là NOS (lỗ 188 tỷ), VST (lỗ 138 tỷ) và VOS (lỗ 52 tỷ). Tính đến 30/6, tổng lỗ lũy kế của CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (NOS - tên cũ là Vận tải Biển Bắc) đã lên đến 3.745 tỷ đồng - là doanh nghiệp có lỗ lũy kế lớn nhất trên sàn chứng khoán.
Những doanh nghiệp có mức lỗ lớn khác gồm có: Đạm Hà Bắc (83 tỷ đồng), Thép Việt Ý (68 tỷ đồng), PVD (67 tỷ đồng), Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam - Vitranschart (63 tỷ),...
Thép Việt Ý (VIS) trước đó đã gây sự chú ý cho các nhà đầu tư khi Tổng công ty Sông Đà thoái vốn và chủ nhân mới Thái Hưng xuất hiện. Một số khoản lỗ đáng chú ý khác như Vinaconex 39 (PVV), quý 2 báo lỗ ròng hơn 26 tỷ đồng và là quý thứ 10 liên tiếp doanh nghiệp này không thể kinh doanh có lãi. VOSCO cũng đã báo lỗ 22 tỷ đồng trong quý 2/2018, trừ quý 4/2017 lãi đột biến tới gần 242 tỷ đồng, thì tình hình kinh doanh của VOS liên tục thua lỗ.
Các doanh nghiệp vận tải biển từ lâu đã là những cái tên quen thuộc trong danh sách thua lỗ. Ngoài ra đại gia ngành điều là Xuất khẩu Long An (Lafooco) cũng báo lỗ ròng 21,9 tỷ đồng trong quý 2, Lafooco đã tăng trích lập 12,5 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm
Tại HNX, thị trường cổ phiếu niêm yết tính đến hết tháng 6/2018, có 377 DNNY với giá trị niêm yết đạt 124 nghìn tỷ đồng, giá trị vốn hóa đạt 193 nghìn tỷ (giảm 13% so với cuối năm 2017). 6 tháng đầu năm, Sở đã chấp thuận niêm yết cho 3 DN mới, 35 doanh nghiệp niêm yết bổ sung, hủy niêm yết 7 DN (trong đó 2 DN chuyển sang sàn HOSE, 4 DN xuống UPCoM).
Chỉ số HNX Index sau quá trình tăng trưởng mạnh trong quý 1 đã có sự sụt giảm mạnh. HNX-index phiên cuối tháng 6 đạt 106,17 điểm, giảm 9,1% so với phiên cuối năm 2017. Khối lượng giao dịch bình quân 6 tháng đầu năm đạt 61 triệu CP/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt 973 tỷ đồng/phiên, lần lượt tăng 20% và 76% so với cùng kỳ năm trước 2018.

Vinalines lỗ hơn 1.600 tỷ, vẫn thưởng Tết cao

Năm 2014, Vinalines lỗ khoảng 1.625 tỷ đồng nhưng mức thưởng Tết âm lịch tới đây, trung bình mỗi người vẫn được 10 triệu đồng, thưởng Tết dương 5 triệu đồng.

Vinalines lỗ hơn 1.600 tỷ, vẫn thưởng Tết cao
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, thông tin về thưởng Tết vẫn là điều được người lao động mong ngóng.
Nơi thưởng cao, chỗ không có gì!

Doanh nghiệp bất động sản nợ thuế “khủng” đợt 2/2017 là ai?

(Kiến Thức) - Trong danh sách đơn vị nợ thuế phí đợt 2/2017, một trong những DN về lĩnh vực BĐS đứng đầu về nợ thuế đó là Công ty CP Kinh doanh và xây dựng nhà.

Doanh nghiệp bất động sản nợ thuế “khủng” đợt 2/2017 là ai?
Mới đây, Cục Thuế TP Hà Nội tiếp tục đăng công khai danh sách 134 đơn vị nợ thuế, phí và tiền thuê đất đợt 2 năm 2017 với tổng số nợ hơn 162 tỷ đồng. Trong đó có 126 doanh nghiệp nợ thuế, phí hơn 150 tỷ đồng và 8 đơn vị nợ tiền thuê đất hơn 11 tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách nợ thuế, phí là Công ty cổ phần sản xuất Thanh Vân, trụ sở tại thôn Điền Thanh, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội với số nợ lên đến hơn 12 tỷ đồng. Tiếp đến là Công ty cổ phần đầu tư SICO, địa chỉ tại Xã Yên Sơn, Huyện Quốc Oai, TP Hà Nội với số nợ hơn 10 tỷ đồng.
Một số đơn vị cũng có số nợ lớn như Công ty cổ phần ô tô REGAL, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sóc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) với số nợ hơn 6,8 tỷ đồng; Nhà máy may xuất khẩu Hà Phú (Phú Xuyên, Hà Nội) với số nợ gần 6,2 tỷ đồng; Công ty cổ phần giấy Sơn Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) với số nợ hơn 4,1 tỷ đồng... Doanh nghiệp có số nợ thấp nhất trong danh sách này là Công ty TNHH Hyakshow với số nợ 51 triệu đồng và Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thuận với số nợ 53 triệu đồng.
Trong số doanh nghiệp nợ tiền thuê đất, đứng đầu là Công ty TNHH Anh Trí (huyện Quốc Oai, Hà Nội) với số nợ là hơn 3 tỷ đồng. Công ty TNHH SXTM đồ gỗ mỹ nghệ Phú Thịnh có số nợ thấp nhất là 213 triệu đồng.

Hoàng Anh Gia Lai lỗ nặng nhất lịch sử, hơn 1.000 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Năm 2016, Hoàng Anh Gia Lai có mức lỗ lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử. Tính ra mỗi ngày tập đoàn này phải trả 4,7 tỷ tiền lãi vay ngân hàng.

Hoàng Anh Gia Lai lỗ nặng nhất lịch sử, hơn 1.000 tỷ đồng
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), mã chứng khoán HAG vừa có báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2016 và năm 2016. Theo đó, năm qua Hoàng Anh Gia Lai có mức lỗ lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.