Xuyên không 55 triệu năm, thế giới giống chúng ta hiện hình
Đài thiên văn Nam Âu (ESO) vừa công bố hình ảnh ngoạn mục về một thế giới trong gương của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.
Theo tờ Space, đó là thiên hà mang tên NGC 4254, hay còn gọi là Messier 99, được phát hiện từ năm 1781 bởi nhà thiên văn học người Pháp Pierre Méchain. Tuy nhiên, đến khi các công cụ quan sát thiên văn hiện đại phát triển, sự thật về thế giới bí ẩn nằm cạnh chòm sao Sư Tử này mới được hé lộ.
Hình ảnh mới nhất về Messier 99, một thế giới rực rỡ đang hình thành sao sôi động - Ảnh: ESO
Đài thiên văn của người Aztec cổ đại trải rộng cả dãy núi
Người Aztec nổi tiếng với nền nông nghiệp chuyên nghiệp được hỗ trợ bởi khả năng dự báo thời tiết tốt đến mức khó tin. Các nhà khoa học vừa tìm ra bí ẩn tại một đài thiên văn hàng trăm năm tuổi.
Theo Ancient Origins, các nhà khảo cổ Mexico - Mỹ vừa phát hiện ra rằng đài thiên văn Aztec nổi tiếng trên núi Tlaloc có quy mô khổng lồ hơn nhiều so với những gì từng được tìm thấy trước đây.
Cấu trúc chính của đài thiên văn cổ đại ngự trên núi Tlaloc - Ảnh: Ben Meissner
Kính viễn vọng Chile chụp được bóng ma khiến cả một ngôi sao lạc lối
Các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra thứ bí ẩn đang bóp méo cả quỹ đạo của một ngôi sao trẻ thuộc chòm sao Thiên Thố. Đó là một bóng ma nặng gấp 1.272 - 1.908 lần Trái Đất.
Theo tờ Space, bóng ma đó là một hành tinh khổng lồ và là thành công đột phá của Kính viễn vọng Very Large (VLT) đặt tại Chile, bởi chụp ảnh một ngoại hành tinh là rất khó và đây là ngoại hành tinh nhẹ nhất mà thiết bị viễn thám siêu việt này từng ghi nhận.
Ngôi sao được đề cập có tên là AF Leporis, cách Trái Đất khoảng 87,5 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Thố (Lepus). Hai nhóm khoa học gia đã cũng lúc nghiên cứu ngôi sao này sau những dữ liệu thu thập bởi các kính viễn vọng không gian Hipparcos và Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), là hai tàu vũ trụ mang sứ mệnh lập bản đồ bầu trời.