Lộ diện 5 nữ đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt

(Vietnamdaily) - Theo thống kê, tính đến ngày 7/3, năm nữ đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam sở hữu lượng cổ phiếu có tổng giá trị lên tới 51.000 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Dựa theo khối tài sản trên sàn chứng khoán, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang đứng đầu danh sách nữ "đại gia" giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Không chỉ là thuyền trưởng hãng hàng không Vietjet Air (VJC), bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn giữ vị trí chủ chốt tại các ngân hàng và doanh nghiệp trong hệ sinh thái Sovico Group. Hiện bà là Phó chủ tịch thường trực ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HD Bank), đồng thời là Chủ tịch HĐQT Sovico (Sovico).

Cá nhân bà Phương Thảo hiện đang sở hữu 47,4 triệu cổ phiếu VJC. Ngoài ra, công ty TNHH đầu tư Hướng Dương Sunny (công ty riêng của bà Thảo) hiện đang là cổ đông lớn của Vietjet Air với khối lượng nắm giữ gần 155 triệu đơn vị. Như vậy, hiện bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu tổng cộng hơn 202,5 triệu cổ phiếu VJC.

Tạm tính theo giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/3, lượng cổ phiếu HDB và VJC liên quan tới CEO Vietjet Air có tổng giá trị lên tới 21.366 tỷ đồng. Theo số liệu của Forbes, bà Thảo trở thành người giàu thứ 984 thế giới.

Bà Vũ Thị Hiền

Báo cáo quản trị năm 2022 của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cho thấy, bà Vũ Thị Hiền - vợ của "vua thép" Trần Đình Long đang trực tiếp nắm giữ 426,5 triệu cổ phiếu HPG.

Tính theo mức giá đóng cửa của cổ phiếu HPG ngày 7/3, khối tài sản mà bà Hiền đứng tên có giá trị hơn 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên khối tài sản này đã giảm đáng kể so với 1 năm trước đó khi thị giá HPG ở thời kỳ hoàng kim.

Lo dien 5 nu dai gia giau nhat san chung khoan Viet
 Chân dung bà Phạm Thu Hương (trái), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (phải).

Bà Phạm Thu Hương

Sinh năm 1969, bà Phạm Thu Hương là vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vingroup ( VIC). Bà Phạm Thu Hương được biết đến là một trong những người sáng lập Vingroup – tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, và giữ vai trò là Phó chủ tịch HĐQT.

Hiện doanh nhân này đang sở hữu hơn 169 triệu cổ phiếu VIC, tương đương 4,39% vốn. Ước tính khối tài sản này có giá hơn 8.939 tỷ đồng.

Ở một diễn biến gần đây nhất, ngày 6/3/2023, VinFast loan báo thông tin vợ chồng Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng công bố quyết định thành lập CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM, chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast.

Công ty GSM mới lập có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng nắm 95% vốn điều lệ, tương đương số vốn góp 2.850 tỷ đồng.

Hai cổ đông còn lại là bà Phạm Thu Hương (vợ ông Phạm Nhật Vượng) góp 3% vốn; và CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam góp 2% vốn.

Với tỷ lệ sở hữu 98% vốn điều lệ, GSM gần như là công ty riêng thuộc sở hữu vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng, dấn thân vào mảng dịch vụ hoàn toàn mới đối với Vingroup và các công ty thành viên.

Bà Phạm Thúy Hằng

Phó Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Thúy Hằng - em gái của bà Phạm Thu Hương nắm giữ gần 113,5 triệu cổ phiếu VIC, tương đương với khối tài sản trị giá 5.980 tỷ đồng tính tới ngày 7/3.

Khối tài sản của em gái bà Phạm Thúy Hằng cũng giảm mạnh trong 1 năm trở lại đây theo diễn biến giá của cổ phiếu VIC.

Bà Hoàng Anh Minh

Bà Hoàng Anh Minh vợ của ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang nắm giữ 326,7 triệu cổ phiếu VPB, tương ứng 5.685 tỷ đồng tại ngày 7/3.

Ngoài các gương mặt vừa nêu, thị trường chứng khoán Việt Nam còn có nhiều "bóng hồng" khác sở hữu khối tài sản nghìn tỷ đồng.

Trong đó, có thể kể tới bà Nguyễn Thị Nga – Phó Chủ tịch thường trực SeABank, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG với khối tài sản 5.684 tỷ đồng. Bà Vũ Thị Quyên mẹ của ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank khối tài sản 5.670 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy vợ của tỷ phú Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank sở hữu khối tài sản 5.250 tỷ đồng. Bà Nguyễn Hoàng Yến vợ của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group sở hữu tới 42,4 triệu cổ phiếu MSN, tương đương 3.406 tỷ đồng.... 

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo nhận lương bao nhiêu mỗi tháng?

Mức lương và thù lao của bà Nguyễn Thị Phương Thảo được VietJet trả bình quân khoảng hơn 240 triệu đồng/tháng trong quý IV/2022.

Lợi nhuận âm, lương 240 triệu đồng/tháng

Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 với lợi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 11.800 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần cùng kỳ.

Về lợi nhuận, do giá vốn bán hàng vượt doanh thu lên mức hơn 15.600 tỷ đồng, sau khi cộng/trừ một số khoản chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của VJC âm 2.358 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 93 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu của VJC đạt hơn 39.200 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế âm 2.171 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 dương 121 tỷ đồng.

Đặc biệt, báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2022 của VJC cũng cho biết tổng chi lương, mức thù lao cho các thành viên HĐQT doanh nghiệp này trong kỳ hơn 2,68 tỷ đồng; ban tổng giám đốc và kế toán trưởng nhận về mức lương, thù lao là gần 4,64 tỷ đồng. Có thể ước tính, mỗi thành viên HĐQT VJC nhận lương và thù lao trung bình 111,8 triệu đồng/tháng/người; ban tổng giám đốc và kế toán trưởng nhận trung bình 128,8 triệu đồng/tháng/người.

Đảm nhiệm hai vị trí Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc, ước tính bà Nguyễn Thị Phương Thảo có thể nhận được lương và thù lao trung bình khoảng 240,6 triệu đồng/tháng trong quý IV/2022.

Nu ty phu Nguyen Thi Phuong Thao nhan luong bao nhieu moi thang?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo nhận lương 240 triệu đồng. (Ảnh: VietJet)

Trước đó, quý III/2022, VJC trả thù lao, lương cho các thành viên HĐQT là 1,5 tỷ đồng, cho ban giám đốc và kế toán 3,5 tỷ đồng, ước tính bà Thảo được trả thù lao 221 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, theo VJC, chi phí trả lương cho nhân viên trong quý IV/2022 đạt hơn 73,8 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với con số cùng kỳ.

Trong năm 2022, VJC đã thực hiện vận chuyển 20.5 triệu lượt khách trên 116 ngàn chuyến bay, vận tải hành khách nội địa tăng trưởng 20% so với 2019 và là nhân tố chủ chốt dẫn dắt sự phục hồi. Vận tải hành khách quốc tế tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực và dự kiến sẽ hồi phục hoàn toàn trong năm 2023.

Năm 2022, cổ phiếu VJC lao dốc mạnh từ mức đỉnh 150.000 đồng/cp hồi tháng 2 xuống mức thấp nhất 96.000 đồng/cp hồi tháng 11. Hiện thị giá cổ phiếu VJC hồi phục trở lại quanh mức 110.000 đồng/cp.

Lãnh đạo Vietnam Airlines lương gần 80 triệu đồng/tháng

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 và lũy kế cả năm 2022.

Theo đó, riêng quý IV/2022, Vietnam Airlines đạt doanh thu 19.500 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong kỳ, chi phí tài chính của HVN tăng lên 1.000 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần con số cùng kỳ chủ yếu do chênh lệch tỷ giá hơn 540 tỷ đồng và lãi vay 370 tỷ đồng; cộng thêm chi phí bán hàng cũng tăng lên hơn 1.000 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ. Do đó, HVN chịu lỗ ròng gần 2.700 tỷ đồng trong quý IV/2022, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 1.000 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh cả năm 2022, doanh thu thuần của HVN đạt 70.500 tỷ đồng, cao gấp 2,5 so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do gánh nặng chi phí khiến HVN lỗ ròng 10.400 tỷ đồng.

Theo Vietnam Airlines, mức thù lao và lương chi trả cho bộ máy quản lý trong năm 2022 là 9,6 tỷ đồng, tăng 20% so với cả năm 2021. Bình quân tiền lương cho mỗi thành viên trong ban, gồm HĐQT, ban kiểm soát, ban điều hành là 67,24 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bình quân thù lao mỗi thành viên HĐQT và ban kiểm soát cả năm 2022 là 10,14 triệu đồng/tháng. Như vậy, lãnh đạo HVN nhận mức thu nhập bình quân hơn gần 80 triệu đồng/tháng.

Cụ thể, Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Ngọc Hà được trả lương và thù lao trong năm 2022 là 875 triệu đồng; hai thành viên HĐQT, ông Tà Mạnh Hùng và ông Lê Trường Giang, cùng được lương và thu lao là 737 triệu đồng. Tổng giám đốc Lê Hồng Hà nhận mức lương và thù lao cao nhất HVN trong năm 2022, trên 1 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVN trong năm 2022 giảm từ 27.500 đồng/cp hồi tháng 2 xuống mức thấp nhất là hơn 9.000 đồng/cp hồi tháng 11, đang phục hồi quanh mức 15.000 đồng/cp.

Cổ phiếu bất động sản hứng 'sóng T+' trong ngắn hạn?

(Vietnamdaily) - Nghị định 08 được kỳ vọng tháo gỡ phần nào áp lực trái phiếu doanh nghiệp, tác động tích cực đến thị trường nói chung và nhóm cổ phiếu bất động sản nói riêng.

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phép doanh nghiệp thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác; cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm; tạm hoãn quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thời gian phân phối trái phiếu và yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm đến 31/12/2023. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (5/3/2023).

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.