Lộ chân dung nhân tài giỏi nhẫn nhịn nhất thời Tam quốc

Lộ chân dung nhân tài giỏi nhẫn nhịn nhất thời Tam quốc

Dưới thời Tam quốc, một số nhân vật giỏi nhẫn nhịn, che giấu tàu năng và chờ thời cơ để vươn mình, trỗi dậy. Nhờ vậy, những người này về sau đạt được thành công lớn trong sự nghiệp.

Tư Mã Ý là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất  thời Tam quốc. Ông để lại cho hậu thế bài học thấm thía về chữ "Nhẫn" giúp làm nên đại sự như thế nào. Là người thông minh, túc trí đa mưu, hành sự quả quyết, Tư Mã Ý được Tào Tháo để mắt tới. Theo đó, Tào Tháo muốn chiêu mộ Tư Mã Ý về làm việc cho mình. Thế nhưng, Tư Mã Ý giả vờ thân mang đầy bệnh, không thể xuống giường nên đã khéo léo từ chối Tào Tháo.
Tư Mã Ý là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời Tam quốc. Ông để lại cho hậu thế bài học thấm thía về chữ "Nhẫn" giúp làm nên đại sự như thế nào. Là người thông minh, túc trí đa mưu, hành sự quả quyết, Tư Mã Ý được Tào Tháo để mắt tới. Theo đó, Tào Tháo muốn chiêu mộ Tư Mã Ý về làm việc cho mình. Thế nhưng, Tư Mã Ý giả vờ thân mang đầy bệnh, không thể xuống giường nên đã khéo léo từ chối Tào Tháo.
Tuy nhiên, đến lần thứ hai, Tào Tháo đe dọa rằng nếu Tư Mã Ý không nhậm chức thì sẽ bị bắt ngay. Theo đó, Tư Mã Ý đành phải làm việc dưới trướng Tào Tháo - nhân vật có dã tâm cực lớn. Thêm nữa, Tào Tháo là người đa nghi nên Tư Mã Ý luôn phải nhẫn nhịn chịu đựng, che giấu tài năng, chỉ thể hiện vừa phải để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, đến lần thứ hai, Tào Tháo đe dọa rằng nếu Tư Mã Ý không nhậm chức thì sẽ bị bắt ngay. Theo đó, Tư Mã Ý đành phải làm việc dưới trướng Tào Tháo - nhân vật có dã tâm cực lớn. Thêm nữa, Tào Tháo là người đa nghi nên Tư Mã Ý luôn phải nhẫn nhịn chịu đựng, che giấu tài năng, chỉ thể hiện vừa phải để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý tiếp tục làm việc cho Tào Phi, Tào Duệ. Trong suốt 20 năm, Tư Mã Ý từng bước gây dựng thế lực, loại trừ các kẻ thù cũng như tạo nền móng cho các con lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.
Sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý tiếp tục làm việc cho Tào Phi, Tào Duệ. Trong suốt 20 năm, Tư Mã Ý từng bước gây dựng thế lực, loại trừ các kẻ thù cũng như tạo nền móng cho các con lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.
Trong số này nổi tiếng là việc Tư Mã Ý đã gây ra cuộc đảo chính gọi là sự biến Lăng Cao Bình nhằm buộc tội và giết chết đại tướng quân Tào Sảng. Nhờ vậy, Tư Mã Ý trở thành người quyền lực nhất nhà Tào Ngụy, từng bước thực hiện tham vọng tiêu diệt nhà họ Tào.
Trong số này nổi tiếng là việc Tư Mã Ý đã gây ra cuộc đảo chính gọi là sự biến Lăng Cao Bình nhằm buộc tội và giết chết đại tướng quân Tào Sảng. Nhờ vậy, Tư Mã Ý trở thành người quyền lực nhất nhà Tào Ngụy, từng bước thực hiện tham vọng tiêu diệt nhà họ Tào.
Nổi tiếng không kém với khả năng nhẫn nhịn để thành công là Lưu Bị. Ông là người sáng lập ra nhà Thục Hán và là một trong 3 thế lực lớn thời Tam quốc (2 thế lực còn lại là Tào Ngụy và Đông Ngô). Để lập nên nhà Thục Hán, Lưu Bị bộc lộ phẩm chất "đại nhẫn" qua nhiều sự việc, bao gồm việc chiêu mộ nhân tài.
Nổi tiếng không kém với khả năng nhẫn nhịn để thành công là Lưu Bị. Ông là người sáng lập ra nhà Thục Hán và là một trong 3 thế lực lớn thời Tam quốc (2 thế lực còn lại là Tào Ngụy và Đông Ngô). Để lập nên nhà Thục Hán, Lưu Bị bộc lộ phẩm chất "đại nhẫn" qua nhiều sự việc, bao gồm việc chiêu mộ nhân tài.
Trong số này có việc Lưu Bị từng 3 lần cất công tới lều tranh để mời Gia Cát Lượng "xuất núi" trợ giúp, tạo nên giai thoại "Tam cố thảo lư". Sở dĩ Lưu Bị nhẫn nhịn, cố gắng chiêu mộ Gia Cát Lượng về dưới trướng của mình là vì mưu sĩ Từ Thứ từng chỉ điểm rằng phải làm mọi cách để có được nhân tài này thì mới mong hoàn thành nghiệp lớn.
Trong số này có việc Lưu Bị từng 3 lần cất công tới lều tranh để mời Gia Cát Lượng "xuất núi" trợ giúp, tạo nên giai thoại "Tam cố thảo lư". Sở dĩ Lưu Bị nhẫn nhịn, cố gắng chiêu mộ Gia Cát Lượng về dưới trướng của mình là vì mưu sĩ Từ Thứ từng chỉ điểm rằng phải làm mọi cách để có được nhân tài này thì mới mong hoàn thành nghiệp lớn.
Do tin tưởng Từ Thứ nên Lưu Bị đã cất công 3 lần tới mời Gia Cát Lượng xuống núi phò tá cho mình dù bị từ chối tới 2 lần. Nhờ phẩm chất "đại nhẫn", không dễ dàng bỏ cuộc, Lưu Bị đã có được nhân tài "khủng" khi Gia Cát Lượng dùng tài trí của mình giúp quân chủ lập nên nhà Thục Hán.
Do tin tưởng Từ Thứ nên Lưu Bị đã cất công 3 lần tới mời Gia Cát Lượng xuống núi phò tá cho mình dù bị từ chối tới 2 lần. Nhờ phẩm chất "đại nhẫn", không dễ dàng bỏ cuộc, Lưu Bị đã có được nhân tài "khủng" khi Gia Cát Lượng dùng tài trí của mình giúp quân chủ lập nên nhà Thục Hán.
Tương tự, để làm nên nghiệp lớn, Tôn Quyền cũng là người đại nhẫn, biết nhẫn nhịn chịu đựng vì bá nghiệp thống nhất thiên hạ. Theo các ghi chép, Lưu Bị và Tào Tháo tầm tuổi nhau trong khi Tôn Quyền tiếp quản Giang Đông khi 18 tuổi. Sau khi Tôn Quyền kế thừa sự nghiệp của cha và anh, thế sự Giang Đông vẫn chưa ổn định, Tôn Quyền nghe theo lời dạy của anh trai là nhẫn nhịn, chờ thời cơ làm suy yếu từng đối thủ.
Tương tự, để làm nên nghiệp lớn, Tôn Quyền cũng là người đại nhẫn, biết nhẫn nhịn chịu đựng vì bá nghiệp thống nhất thiên hạ. Theo các ghi chép, Lưu Bị và Tào Tháo tầm tuổi nhau trong khi Tôn Quyền tiếp quản Giang Đông khi 18 tuổi. Sau khi Tôn Quyền kế thừa sự nghiệp của cha và anh, thế sự Giang Đông vẫn chưa ổn định, Tôn Quyền nghe theo lời dạy của anh trai là nhẫn nhịn, chờ thời cơ làm suy yếu từng đối thủ.
Theo đó, Tôn Quyền từng có thời điểm hợp tác với Lưu Bị và Tào Tháo để đạt được những mục tiêu cá nhân. Trong đó, vào năm 219, Tào Tháo liên thủ với Tôn Quyền, đánh bại Quan Vũ nhà Thục Hán. Sau đó, Tôn Quyền dâng biểu lên Tào Tháo, tự xưng là thần, mong họ Tào xưng đế thay cho Hán Hiến Đế.
Theo đó, Tôn Quyền từng có thời điểm hợp tác với Lưu Bị và Tào Tháo để đạt được những mục tiêu cá nhân. Trong đó, vào năm 219, Tào Tháo liên thủ với Tôn Quyền, đánh bại Quan Vũ nhà Thục Hán. Sau đó, Tôn Quyền dâng biểu lên Tào Tháo, tự xưng là thần, mong họ Tào xưng đế thay cho Hán Hiến Đế.
Tôn Quyền cũng từng thiết lập liên minh với Lưu Bị nhưng vẫn chờ thời cơ để chuẩn bị lực lượng. Sau khi chuẩn bị kỹ, Tôn Quyền cho quân đánh lực lượng của Lưu Bị trong Trận Xích Bích. Về sau, Tôn Quyền chiếm được Kinh Châu - vùng đất vốn bị Lưu Bị chiếm cứ. Nhờ nhẫn nhịn chờ thời cơ, Tôn Quyền từng bước gây dựng thế lực ngày càng hùng mạnh, lập nên nhà Đông Ngô.
Tôn Quyền cũng từng thiết lập liên minh với Lưu Bị nhưng vẫn chờ thời cơ để chuẩn bị lực lượng. Sau khi chuẩn bị kỹ, Tôn Quyền cho quân đánh lực lượng của Lưu Bị trong Trận Xích Bích. Về sau, Tôn Quyền chiếm được Kinh Châu - vùng đất vốn bị Lưu Bị chiếm cứ. Nhờ nhẫn nhịn chờ thời cơ, Tôn Quyền từng bước gây dựng thế lực ngày càng hùng mạnh, lập nên nhà Đông Ngô.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.

GALLERY MỚI NHẤT