Lính Ukraine đầu tiên bị bắt vì “vi phạm lời thề" ở Crimea

(Kiến Thức) - Một binh lính Ukraine đã bị bắt vì tội đào ngũ trong thời gian diễn ra sự kiện Crimea, văn phòng công tố quân sự của Ukraine cho biết.

Văn phòng công tố quân sự Ukraine cho biết, người lính đầu tiên kí hợp đồng phục vụ trong quân đội Nga ở Crimea, đã bị bắt giữ ở Ukraine.
Trước khi Crimea sáp nhập vào Nga, viên trung sĩ này đóng quân ở Perevany. Một tháng trước, anh này gọi điện cho mẹ và thông báo mình sẽ rời nhà ở vùng Nikolaev, Ukraine để lên Thủ đô Kiev làm việc. Khi đang tìm cách qua biên giới ở Jankoi, anh bị quân đội Ukraine bắt giữ vì tội đào ngũ. Theo luật pháp hiện hành ở Ukraine, viên trung sĩ này sẽ phải đối mặt với án phạt từ 2 đến 5 năm tù.
Linh Ukraine dau tien bi bat vi “vi pham loi the
 Một binh sĩ Crimea bị bắt vì tội đào ngũ. (Hình minh họa)
Cuộc điều trần của vụ việc này sẽ được bắt đầu sau một tuần nữa.
 Hơn 6,000 binh sĩ, đang thực hiện nghĩa vụ tại Crimea với tư cách là một phần quân đội của Nga, bị chính quyền Ukraine gán cho tội danh phản quốc và đào ngũ.

Cựu Đô đốc Nga hé lộ chiến dịch sáp nhập Crimea

(Kiến Thức) - Cựu Chỉ huy Hạm đội Biển Đen Nga, Đô đốc Igor Kasatonov kể lại chiến dịch sáp nhập Crimea năm 2014 trong cuộc trao đổi với Ria Novosti.

Vị cựu chỉ huy Kassatonov nói rằng, sở dĩ các căn cứ quân sự của Ukraine trên bán đảo Crimea đều bị thất thủ bởi vì các cơ quan tình báo NATO đã không thể dõi hoạt động của phía Nga.
Cuu Do doc Nga he lo chien dich sap nhap Crimea
Cựu Chỉ huy Hạm đội Biển Đen Nga,  Igor Kasatonov.
"Ở Crimea, các nhân viên tình báo NATO đã bỏ lỡ mọi thứ mà họ có thể nắm bắt được. Một trong những nguyên nhân làm cho chiến dịch Crimea thành công vang dội đó là vận dụng chính sách ngừng sử dụng radio trong suốt thời gian tập trung lực lượng. Chưa kể, chúng tôi còn khéo léo trưng dụng căn cứ Sevastopol cũng như tuyến dường vận tải để điều động Lực lượng vũ trang tới Crimea", ông Kasatonov nói.

Cuộc sống dân Myanmar tại trại tị nạn biên giới Trung Quốc

(Kiến Thức) - Xung đột là nguyên nhân khiến hàng trăm người Myanmar phải rời bỏ nhà cửa tới sống tại khu trại tị nạn gần biên giới Trung Quốc - Myanmar.

Những khu trại tị nạn ở thành phố Lâm Thương thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là nơi cư ngụ của hàng trăm người Myanmar sau khi xung đột nổ ra tại đất nước này.
 Những khu trại tị nạn ở thành phố Lâm Thương thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là nơi cư ngụ của hàng trăm người Myanmar sau khi xung đột nổ ra tại đất nước này.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.