Lính Trung Quốc lạc sang biên giới Ấn Độ, mắc kẹt nửa thế kỷ

Năm 1963, sau khi cuộc Chiến tranh Trung - Ấn kết thúc, một người đo đạc bản đồ của quân đội Trung Quốc đi lạc sang bên kia biên giới và bị giữ lại.

Trong cuộc trò chuyện với BBC ở làng Tirodi (bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ), Wang Qi (tên Ấn Độ là Raj Bahadur) nói rằng ông đang làm công tác xây dựng đường sá cho quân đội Trung Quốc thì lạc sang biên giới Ấn Độ. Hội Chữ Thập Đỏ đã tìm thấy ông và giao nộp cho giới chức Ấn Độ.
Wang trải qua 7 năm trong nhiều nhà tù khác nhau trước khi được tòa án trả tự do năm 1969. Chính quyền đưa ông đến làng Tirodi và nói ông hãy bắt đầu cuộc sống mới tại đó.
Linh Trung Quoc lac sang bien gioi An Do, mac ket nua the ky

Một lần đi lạc sang biên giới đã kéo theo nửa thế kỷ tha hương của ông Wang. Ảnh: BBC.

Wang đã kết hôn với một phụ nữ địa phương, có gia đình của riêng ông. Tuy vậy, ông bị từ chối công nhận quốc tịch Ấn Độ, cũng không được phép trở về Trung Quốc. Thân phận của một người không giấy tờ, không quốc tịch cũng khiến việc làm ăn của ông gặp khó khăn.
"Không có nghi vấn gì về hành động của ông ấy. Nếu ông ấy muốn trở về, chúng tôi sẽ cố gắng và giúp đỡ", một quan chức địa phương nói với BBC. Vấn đề của Wang là ông đã bị chính quyền bỏ quên. Những lá thư cầu cứu gửi đi không được cơ quan nào trong hệ thống ban bệ chính quyền đáp lại.
Phóng viên BBC đã giúp Wang nói chuyện với anh trai mình lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ. Anh của Wang năm nay 82 tuổi, đang sống ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc).
Linh Trung Quoc lac sang bien gioi An Do, mac ket nua the ky-Hinh-2

Wang Qi nói chuyện với anh trai mình qua "video call". Ảnh: BBC. 

"Tôi không thể nhận ra. Anh ấy trông già quá. Anh ấy nói anh ấy chỉ sống để đợi tôi", Wang kể lại cuộc trò chuyện. Hai người nói chuyện qua "video call" trong 17 phút. Họ nói với nhau bằng tiếng Quan Thoại.
Trước đó, người đàn ông tha hương nhiều lần cố gắng viết thư về nhà. Lần đầu tiên ông nhận được hồi âm là vào thập niên 1980. Ông và gia đình ở Trung Quốc đã trao đổi thư từ và hình ảnh. Đến năm 2002, lần đầu tiên sau gần 40 năm, Wang nói chuyện với mẹ qua điện thoại.
Tuy vậy, mẹ ông đã qua đời năm 2006 mà không kịp gặp lại con trai.

Ấn tượng những đường biên giới giữa các quốc gia

(Kiến Thức) - Đường biên giới giữa các quốc gia có thể là dòng sông, cây cầu hay hàng rào thép gai,…

An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia
Một đoạn đường biên giới ngăn cách Mỹ và Mexico. 
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-2
Hàng rào thép gai cao hơn 4,5 mét ngăn cách Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ. Được biết, năm 2013, Bulgaria đã bắt đầu kế hoạch xây dựng một hàng rào biên giới Bulgaria-Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi tràn vào nước này. 
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-3
 Biên giới ngăn cách Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland. 
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-4
 Phòng đọc của thư viện Haskell được xây dựng trên biên giới Mỹ-Canada.
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-5
Bức ảnh vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại đường biên giới ngăn cách đất nước Haiti (phần bên trái) và Cộng hòa Dominica (bên phải). 
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-6
Đường biên giới ngăn cách Israel và Ai Cập trong bức ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). 
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-7
 Eo biển Bering ngăn cách bán đảo Seward của Alaska (Mỹ) về phía đông và bán đảo Chukotskiy Poluostrov của Siberia thuộc Nga về phía tây.
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-8
Sông Guadiana đóng vai trò là đường biên giới ngăn cách Bồ Đào Nha với Tây Ban Nha. Ảnh: Một đồn cảnh sát cũ bỏ hoang (bên trái) ở thị trấn Vila Real de San Antonio, miền nam Bồ Đào Nha. 
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-9
Cây cầu bắc qua sông Sixaola này ngăn cách Costa Rica và Panama. 
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-10
Đường biên giới Torkham ngăn cách Afghanistan và Pakistan.
An tuong nhung duong bien gioi giua cac quoc gia-Hinh-11
Hàng rào biên giới ngăn cách Anh và Scotland. (Nguồn ảnh: Business Insider).

Những đường biên giới “độc nhất quả đất” qua ảnh

(Kiến Thức) - Có nhiều đường biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia láng giềng lại là các dòng sông, ngọn núi hay có thể chạy ngang qua các tòa nhà.

Nhung duong bien gioi “doc nhat qua dat” qua anh
 Đường biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh Daily Mail

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.