Lính Mỹ và khẩu tiểu liên bất đắc dĩ trong Chiến tranh Triều Tiên

Lính Mỹ và khẩu tiểu liên bất đắc dĩ trong Chiến tranh Triều Tiên

(Kiến Thức) - Không giống như cuộc chiến “nhẹ nhàng” ở châu Âu trong Thế chiến thứ 2, Chiến tranh Triều Tiên được xem là cơn ác mộng của lính Mỹ và trên chiến trường họ phải tận dụng mọi vũ khí có thể để có thể sống sót.

Trong suốt cuộc  Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các binh sĩ Mỹ đã không ít lần vất vả chống đỡ lại các đợt phản công của Quân đội Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc, họ gần như phải tận dụng mọi loại vũ khí có trong tay kể cả đó là súng của đối phương. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các binh sĩ Mỹ đã không ít lần vất vả chống đỡ lại các đợt phản công của Quân đội Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc, họ gần như phải tận dụng mọi loại vũ khí có trong tay kể cả đó là súng của đối phương. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Và cũng trong cuộc chiến này, Quân đội Mỹ và liên quân cũng thu giữ được không ít vũ khí từ phía Triều Tiên lẫn của Trung Quốc, trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến súng tiểu liên PPSh-41 do Liên Xô chế tạo và được sử dụng khá phổ biến trong Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Và cũng trong cuộc chiến này, Quân đội Mỹ và liên quân cũng thu giữ được không ít vũ khí từ phía Triều Tiên lẫn của Trung Quốc, trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến súng tiểu liên PPSh-41 do Liên Xô chế tạo và được sử dụng khá phổ biến trong Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Còn về sức mạnh của PPSh-41 có lẽ đã không còn quá xa lạ với binh sĩ Mỹ khi họ từng chứng kiến hỏa lực tuyệt vời của khẩu tiểu liên này trong tay Hồng quân Liên Xô khi trên đường tiến vào Berlin. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Còn về sức mạnh của PPSh-41 có lẽ đã không còn quá xa lạ với binh sĩ Mỹ khi họ từng chứng kiến hỏa lực tuyệt vời của khẩu tiểu liên này trong tay Hồng quân Liên Xô khi trên đường tiến vào Berlin. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Có lẽ chính vì thế mà khi có trong tay PPSh-41 hoặc Type 50 (biến thể do Trung Quốc sản xuất) lính Mỹ đã không ngần ngại sử dụng mẫu tiểu liên này để chống lại các đợt phản công của Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc trong cuối năm 1950. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Có lẽ chính vì thế mà khi có trong tay PPSh-41 hoặc Type 50 (biến thể do Trung Quốc sản xuất) lính Mỹ đã không ngần ngại sử dụng mẫu tiểu liên này để chống lại các đợt phản công của Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc trong cuối năm 1950. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
So với một mẫu tiểu liên khác của Quân đội Mỹ cùng thời là Thompson, PPSh-41 tỏ ra bền bỉ hơn hẳn, cùng với đó là việc nó có tốc độ bắn nhanh hơn lên đến khoảng 900 viên/phút so với 800 viên/phút. Ngoài ra PPSh-41 cũng không hay gặp phải lỗi vặt như trên Thompson. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
So với một mẫu tiểu liên khác của Quân đội Mỹ cùng thời là Thompson, PPSh-41 tỏ ra bền bỉ hơn hẳn, cùng với đó là việc nó có tốc độ bắn nhanh hơn lên đến khoảng 900 viên/phút so với 800 viên/phút. Ngoài ra PPSh-41 cũng không hay gặp phải lỗi vặt như trên Thompson. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Xét về góc độ cận chiến PPSh-41 cũng tỏ ra vượt mặt các mẫu súng trường khác của Mỹ như M1 Garand hay M1 Carbine, khi được trang bị hộp tiếp đạn lên đến 71 viên và có mật độ hỏa lực dày hơn trong tầm bắn từ 150-200m. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Xét về góc độ cận chiến PPSh-41 cũng tỏ ra vượt mặt các mẫu súng trường khác của Mỹ như M1 Garand hay M1 Carbine, khi được trang bị hộp tiếp đạn lên đến 71 viên và có mật độ hỏa lực dày hơn trong tầm bắn từ 150-200m. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Trong ảnh là một lính Mỹ sử dụng tiểu liên PPSh-41 trong trận đánh tái chiếm lại thủ đô Seoul vào tháng 9/1950. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Trong ảnh là một lính Mỹ sử dụng tiểu liên PPSh-41 trong trận đánh tái chiếm lại thủ đô Seoul vào tháng 9/1950. Nguồn ảnh: bemil.chosun.
Tiểu liên PPSh-41 ra đời từ năm 1941 và chính thức được trang bị cho Hồng quân Liên Xô trong cùng năm, bản thân PPSh-41 được cải tiến từ tiểu liên PPD-40 và trở thành biểu tượng của của Hồng quân trong Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: Corlor.
Tiểu liên PPSh-41 ra đời từ năm 1941 và chính thức được trang bị cho Hồng quân Liên Xô trong cùng năm, bản thân PPSh-41 được cải tiến từ tiểu liên PPD-40 và trở thành biểu tượng của của Hồng quân trong Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: Corlor.
Thiết kế của khẩu PPSh-41 cực kỳ đơn giản, sử dụng kiểu máy lùi - cơ cấu bắn đơn giản và rẻ tiền nhất thời bấy giờ nhưng lại cực kỳ hiệu quả dù nó cho tầm bắn thấp và độ chính xác kém. Nguồn ảnh: Corlor.
Thiết kế của khẩu PPSh-41 cực kỳ đơn giản, sử dụng kiểu máy lùi - cơ cấu bắn đơn giản và rẻ tiền nhất thời bấy giờ nhưng lại cực kỳ hiệu quả dù nó cho tầm bắn thấp và độ chính xác kém. Nguồn ảnh: Corlor.
Tiểu liên PPSh-41 sử dụng cỡ đạn 7,62x25mm thay vì sử dụng cỡ đạn 9x19mm như thông thường. Cỡ đạn 7,62x25mm cho phép nó có đường đạn căng hơn và khả năng xuyên tốt hơn nhiều so với các loại đạn súng lục thông thường. Nguồn ảnh: Corlor.
Tiểu liên PPSh-41 sử dụng cỡ đạn 7,62x25mm thay vì sử dụng cỡ đạn 9x19mm như thông thường. Cỡ đạn 7,62x25mm cho phép nó có đường đạn căng hơn và khả năng xuyên tốt hơn nhiều so với các loại đạn súng lục thông thường. Nguồn ảnh: Corlor.
Trong các trận chiến ở Stalingrad, khẩu PPSh-41 đã tỏ ra cực kỳ hữu hiệu khi nó có thể được sử dụng để càn quét, dọn sạch lực lượng phát xít Đức đang cố thủ trong những căn nhà bên trong thành phố này. Trong ảnh là Quân đội Triều Tiên duyệt binh với PPSh-41 hoặc Type 50. Nguồn ảnh: KCNA.
Trong các trận chiến ở Stalingrad, khẩu PPSh-41 đã tỏ ra cực kỳ hữu hiệu khi nó có thể được sử dụng để càn quét, dọn sạch lực lượng phát xít Đức đang cố thủ trong những căn nhà bên trong thành phố này. Trong ảnh là Quân đội Triều Tiên duyệt binh với PPSh-41 hoặc Type 50. Nguồn ảnh: KCNA.
Nhiều sử gia cũng đánh giá, PPSh-41 là khẩu tiểu liên tốt bậc nhất thế giới trong Thế chiến thứ 2. Nó là tổng hòa của các đặc điểm như rẻ tiền, dễ dùng, hiệu quả cao và không đòi hỏi bảo dưỡng cầu kỳ. Nguồn ảnh: KCNA.
Nhiều sử gia cũng đánh giá, PPSh-41 là khẩu tiểu liên tốt bậc nhất thế giới trong Thế chiến thứ 2. Nó là tổng hòa của các đặc điểm như rẻ tiền, dễ dùng, hiệu quả cao và không đòi hỏi bảo dưỡng cầu kỳ. Nguồn ảnh: KCNA.
Mời độc giả xem video: Khám phá những điều ít biết về khẩu tiểu liên lừng danh PPSh-41. (nguồn QPVN)

GALLERY MỚI NHẤT