Lính Mỹ sung sướng lái thử siêu tăng T-80U Nga ở Hàn Quốc

Lính Mỹ sung sướng lái thử siêu tăng T-80U Nga ở Hàn Quốc

(Kiến Thức) - Trong chuyến thăm tới Lữ đoàn Panzer 3, Lục quân Hàn Quốc, các binh sĩ Sư đoàn 1 Mỹ đã có cơ hội được lái thử và săm soi cỗ xe tăng T-80U trứ danh của Nga.

Theo báo chí Hàn Quốc, mới đây, các binh sĩ tiểu đoàn 3, trung đoàn kỵ binh 8, Lữ đoàn tăng 3, Sư đoàn kỵ binh 1 Quân đội Mỹ đã có chuyến thăm tới Lữ đoàn Panzer 3 Lục quân Hàn Quốc - nơi mà họ lần đầu tiên được chiêm ngưỡng các loại tăng chủ lực hiện đại của Nga trong biên chế Quân đội Hàn Quốc. Ảnh: dambiev
Theo báo chí Hàn Quốc, mới đây, các binh sĩ tiểu đoàn 3, trung đoàn kỵ binh 8, Lữ đoàn tăng 3, Sư đoàn kỵ binh 1 Quân đội Mỹ đã có chuyến thăm tới Lữ đoàn Panzer 3 Lục quân Hàn Quốc - nơi mà họ lần đầu tiên được chiêm ngưỡng các loại tăng chủ lực hiện đại của Nga trong biên chế Quân đội Hàn Quốc. Ảnh: dambiev
Lữ đoàn Panzer 3 là đơn vị duy nhất lực lượng vũ trang Hàn Quốc sở hữu các dòng xe tăng - thiết giáp do Nga sản xuất. Dù có lối thiết kế, chiến thuật chiến đấu khác với tăng Hàn, nhưng sức mạnh quá lớn của  xe tăng T-80U đã khiến Quân đội Hàn Quốc giữ gìn cẩn thận cỗ tăng Nga trong biên chế. Ảnh: dambiev
Lữ đoàn Panzer 3 là đơn vị duy nhất lực lượng vũ trang Hàn Quốc sở hữu các dòng xe tăng - thiết giáp do Nga sản xuất. Dù có lối thiết kế, chiến thuật chiến đấu khác với tăng Hàn, nhưng sức mạnh quá lớn của xe tăng T-80U đã khiến Quân đội Hàn Quốc giữ gìn cẩn thận cỗ tăng Nga trong biên chế. Ảnh: dambiev
Tại đây, các binh sĩ Sư đoàn kỵ binh 1 đặc biệt tinh nhuệ của Mỹ đã được phép lái thử cũng như tìm hiểu khả năng chiến đấu của dòng xe tăng chủ lực T-80U do Nga sản xuất. Loại tăng mà Mỹ phải đối đầu ở châu Âu. Ảnh: dambiev
Tại đây, các binh sĩ Sư đoàn kỵ binh 1 đặc biệt tinh nhuệ của Mỹ đã được phép lái thử cũng như tìm hiểu khả năng chiến đấu của dòng xe tăng chủ lực T-80U do Nga sản xuất. Loại tăng mà Mỹ phải đối đầu ở châu Âu. Ảnh: dambiev
Trong khuôn khổ chuyến thăm, một số binh sĩ lái tăng Abrams của Mỹ được phép vào thăm quan nội thất, thậm chí lái và sử dụng T-80U. Qua đó, xem ra binh sĩ Mỹ nắm được một số đặc tính kỹ thuật đối thủ của họ ở châu Âu. Ảnh: dambiev
Trong khuôn khổ chuyến thăm, một số binh sĩ lái tăng Abrams của Mỹ được phép vào thăm quan nội thất, thậm chí lái và sử dụng T-80U. Qua đó, xem ra binh sĩ Mỹ nắm được một số đặc tính kỹ thuật đối thủ của họ ở châu Âu. Ảnh: dambiev
Mặc dù là quốc gia thân Mỹ, sử dụng vũ khí theo công nghệ phương Tây và tự chế tạo được xe tăng, nhưng Hàn Quốc "may mắn" có được siêu phẩm T-80U do phía Nga không có tiền trả các khoản nợ thay cho Liên Xô. Cụ thể, dưới thời Liên Xô, Moscow đã vay của Hàn Quốc những khoản tín dụng lớn, sau 1991 thì nước Nga phải lãnh trách nhiệm này. Ảnh: reddit
Mặc dù là quốc gia thân Mỹ, sử dụng vũ khí theo công nghệ phương Tây và tự chế tạo được xe tăng, nhưng Hàn Quốc "may mắn" có được siêu phẩm T-80U do phía Nga không có tiền trả các khoản nợ thay cho Liên Xô. Cụ thể, dưới thời Liên Xô, Moscow đã vay của Hàn Quốc những khoản tín dụng lớn, sau 1991 thì nước Nga phải lãnh trách nhiệm này. Ảnh: reddit
Tuy nhiên, với nền kinh tế khủng hoàng trầm trọng, nước Nga lúc đấy không có tiền mà chỉ có vũ khí. Do đó, Moscow đã thỏa thuận Seoul để trả vũ khí thay cho tiền mặt. Đó là 35 chiếc xe tăng T-80U hiện đại nhất Quân đội Nga vào lúc bấy giờ. Ảnh: Checkpoint Asia
Tuy nhiên, với nền kinh tế khủng hoàng trầm trọng, nước Nga lúc đấy không có tiền mà chỉ có vũ khí. Do đó, Moscow đã thỏa thuận Seoul để trả vũ khí thay cho tiền mặt. Đó là 35 chiếc xe tăng T-80U hiện đại nhất Quân đội Nga vào lúc bấy giờ. Ảnh: Checkpoint Asia
Việc chuyển giao T-80 được chia làm 3 giai đoạn: 6 chiếc T-80U năm 1996; 27 T-80U năm 1997 và 2 T-80UK (phiên bản chỉ huy) năm 2005. Vào thời điểm bấy giờ, T-80U được xem là xe tăng hiện đại nhất của Hàn Quốc, vượt trội loại K1 do nước này tự sản xuất trên cơ sở tăng Abrams của Mỹ. Ảnh: bemil.chosun
Việc chuyển giao T-80 được chia làm 3 giai đoạn: 6 chiếc T-80U năm 1996; 27 T-80U năm 1997 và 2 T-80UK (phiên bản chỉ huy) năm 2005. Vào thời điểm bấy giờ, T-80U được xem là xe tăng hiện đại nhất của Hàn Quốc, vượt trội loại K1 do nước này tự sản xuất trên cơ sở tăng Abrams của Mỹ. Ảnh: bemil.chosun
T-80U là phiên bản hiện đại hóa của dòng tăng T-80, ra mắt năm 1985 với giáp phản ứng nổ Kontakt-5 công nghệ mới nhất, trang bị động cơ tuabin khí 1.250hp cực khỏe, hỏa lực vẫn là pháo 125mm với hệ thống nạp đạn tự động nhưng trang bị tên lửa chống tăng 9M119 Svier hiện đại hơn, đồng thời cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực. Ảnh: Reddit
T-80U là phiên bản hiện đại hóa của dòng tăng T-80, ra mắt năm 1985 với giáp phản ứng nổ Kontakt-5 công nghệ mới nhất, trang bị động cơ tuabin khí 1.250hp cực khỏe, hỏa lực vẫn là pháo 125mm với hệ thống nạp đạn tự động nhưng trang bị tên lửa chống tăng 9M119 Svier hiện đại hơn, đồng thời cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực. Ảnh: Reddit
Ở Nga hiện nay, T-80U vẫn được coi là xe tăng hiện đại hàng đầu, ngang ngửa sức mạnh T-90 chứ không hề thua kém. Thậm chí, T-80U còn được tin dùng hơn ở các sư đoàn chủ lực chịu trách nhiệm bảo vệ Moscow. Ảnh: 1boon
Ở Nga hiện nay, T-80U vẫn được coi là xe tăng hiện đại hàng đầu, ngang ngửa sức mạnh T-90 chứ không hề thua kém. Thậm chí, T-80U còn được tin dùng hơn ở các sư đoàn chủ lực chịu trách nhiệm bảo vệ Moscow. Ảnh: 1boon
Dẫu vậy, có lẽ là do truyền thống sử dụng vũ khí khác nhau, thế nên binh sĩ Hàn Quốc tỏ ra không ưa T-80U. Đã có không ít lời kêu ca phàn nàn rằng không gian T-80 quá chật chội, kém tiện nghi, nóng nực. Ảnh: Reddit
Dẫu vậy, có lẽ là do truyền thống sử dụng vũ khí khác nhau, thế nên binh sĩ Hàn Quốc tỏ ra không ưa T-80U. Đã có không ít lời kêu ca phàn nàn rằng không gian T-80 quá chật chội, kém tiện nghi, nóng nực. Ảnh: Reddit
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng không sản xuất cỡ đạn pháo 125mm cũng như linh kiện nên buộc phải nhập khẩu từ Nga, chi phí duy trì quá cao khiến có nguồn tin cho là năm 2016 họ đã quyết định loại biên T-80U. Tuy vậy, những bức ảnh mới nhất cho thấy Hàn Quốc vẫn phân bổ ngân sách duy trì cỗ tăng này. Ảnh: News18
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng không sản xuất cỡ đạn pháo 125mm cũng như linh kiện nên buộc phải nhập khẩu từ Nga, chi phí duy trì quá cao khiến có nguồn tin cho là năm 2016 họ đã quyết định loại biên T-80U. Tuy vậy, những bức ảnh mới nhất cho thấy Hàn Quốc vẫn phân bổ ngân sách duy trì cỗ tăng này. Ảnh: News18
Video xe tăng T-80U thể hiện sức mạnh vô đối. Nguồn: Youtube

GALLERY MỚI NHẤT