Liên Xô và kế hoạch ném 500 quả bom xuống núi Phú Sĩ

Để nhanh chóng buộc Nhật Bản đầu hàng nhằm kết thúc Thế chiến thứ hai, các nhà khoa học Liên Xô từng có ý tưởng táo bạo là ném 500 quả bom cực lớn xuống miệng núi lửa Phú Sĩ để kích hoạt động đất lớn.

Thời kỳ cuối Thế chiến thứ hai, cục diện thất bại của Nhật Bản đã rõ ràng, nhưng quân Đồng Minh lại không có nước nào muốn tấn công vào lãnh thổ Nhật bởi vì trong hoàn cảnh toàn dân Nhật Bản cuồng si như vậy, nếu muốn Nhật Bản hoàn toàn đầu hàng, tất nhiên sẽ phải trả giá rất đắt. Cho nên trong tình huống này, quân Mỹ đã sử dụng vũ khí nguyên tử để đánh tan ý chí ngoan cố kháng cự của Nhật.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Hai quả bom nguyên tử này phát nổ đã khiến Nhật Bản mỗi năm tổ chức một ngày tưởng niệm ngày bị ném bom nguyên tử. Mỗi lần gặp dịp sự kiện quốc tế lớn, Nhật Bản cũng luôn sử dụng sự kiện bom nguyên tử để tranh thủ sự đồng tình. Tuy nhiên điều ít người biết là, Nhật Bản đối với sự việc này nên cảm tạ nước Mỹ, bởi vì nếu không phải nước Mỹ ném bom nguyên tử lên đầu Nhật Bản thì Liên Xô tất sẽ có nhiều chiêu ác liệt hơn chờ đợi Nhật.
Theo báo Chân Lý của Nga tiết lộ, trước khi kết thúc đại chiến thế giới thứ hai, các nhà khoa học Liên Xô đã kiến nghị lên Bộ Thống soái tối cao Liên Xô rằng: Ném vài quả bom cực lớn xuống miệng núi Phú Sĩ để kích hoạt một trận động đất lớn ở Nhật sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nghe như vậy có thể có người không tin, vài quả bom mà có thể kích hoạt động đất liệu có quá phóng đại không?
Điều này không phải là giật gân, theo bài báo, Liên Xô từ thời kỳ Thế chiến II đã liên tục nghiên cứu vũ khí gây động đất. Họ thậm chí còn có kế hoạch thông qua vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất để tạo ra sóng xung kích cực lớn nhằm tạo ra động đất lớn rồi kéo theo sóng thần và núi lửa phun trào.
Nhật Bản nằm trên vành đai địa chấn và núi lửa phun trào, rất thích hợp với kế hoạch này của Liên Xô. Ví dụ như núi Phú Sĩ nổi tiếng của Nhật Bản, ngọn núi lửa ngừng hoạt động này đơn giản là một nơi cực kỳ tốt cho thử nghiệm của Liên Xô. Khi đó chuyên gia Liên Xô đã nhắm vào sự thuận lợi địa lý của núi Phú Sĩ và chuẩn bị khoảng 500 quả bom để ném vào miệng núi lửa này.
Theo thực nghiệm của chuyên gia Liên Xô, đương lượng nổ tương đương 10.000 tấn thuốc nổ TNT của một vụ nổ hạt nhân có thể kích hoạt một vụ động đất mạnh 5,3 độ trong lòng đất. Nếu đương lượng nổ tương đương 1 triệu tấn TNT có thể tạo ra động đất mạnh 6,9 độ. Uy lực của 500 quả bom khi nổ lại không chỉ đơn giản là gây ra động đất. Một khi bom nổ, kết cấu địa tầng của Nhật Bản sẽ bị phá hoại. Thử tưởng tượng một chút, giả như núi lửa Phú Sĩ bị kích hoạt hoạt động, do ảnh hưởng của động đất và các hệ quả kéo theo của động đất là núi lửa phun và sóng thần kết hợp lại, Nhật Bản sẽ trở nên thế nào?
Thực sự là đến lúc đó, Nhật Bản không chỉ có hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị hủy hoại. Theo tư liệu chỉ riêng sự kiện núi Phú Sĩ phun lửa năm 1707 đã dẫn đến cái chết của 20.000 người và thiêu hủy 60.000 nhà cửa. Theo dữ liệu của cơ quan khí tượng Nhật Bản, hiện nay nước Nhật ước tính có 100 ngọn núi lửa đang hoạt động. Giả như trạng thái cân bằng này bị Liên Xô đánh phá thì hậu quả tối đa là người Nhật Bản không còn đất ở.

Cuộc sống thanh bình ở Liên Xô thời 1960

(Kiến Thức) - Cuộc sống yên bình một thời để nhớ ở Liên Xô hồi thập niên 1960 hiện lên với những khuôn hình thật đẹp.

Cuoc song thanh binh o Lien Xo thoi 1960
 Hai nữ thành viên trong nông trường Buddeny cười rạng rỡ sau khi chơi thể thao.

10 bức ảnh chưa biết nhiều về cuộc sống Liên Xô

(Kiến Thức) - Nhân viên ngoại giao Mỹ Martin Manhoff ghi lại những hình ảnh cuộc sống Liên Xô trong giai đoạn đầu thập niên 1950.

10 buc anh chua biet nhieu ve cuoc song Lien Xo
 Một trong những bức ảnh được nhân viên ngoại giao Mỹ Martin Manhoff ghi lại về cuộc sống Liên Xô. Ảnh: Cậu bé đi ngang qua con đường gần sông Moskva ở Moscow.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.