Liên Xô, Nhật Bản chế tạo xe tăng có cánh bay: Chỉ toàn thất bại!

Liên Xô, Nhật Bản chế tạo xe tăng có cánh bay: Chỉ toàn thất bại!

(Kiến Thức) - Từ những năm ở thập niên 1930, Liên Xô đã nghiên cứu thử nghiệm xe tăng bay với dự án MAS-1 (LT-1), sau đó quân đội Nhật Bản cũng thử sức với loại vũ khí này... Tuy nhiên tất cả vẫn đều thất bại. 

Xe tăng với đôi cánh lượn đã là một ý tưởng được thử nghiệm khá nhiều trong thế kỷ 20 nhưng không thành công. Người ta dự tính sẽ chế tạo những chiếc xe tăng có thể được kéo ở phía sau hoặc được chuyển theo một máy bay để lượn vào chiến trường hỗ trợ bộ binh.
Xe tăng với đôi cánh lượn đã là một ý tưởng được thử nghiệm khá nhiều trong thế kỷ 20 nhưng không thành công. Người ta dự tính sẽ chế tạo những chiếc xe tăng có thể được kéo ở phía sau hoặc được chuyển theo một máy bay để lượn vào chiến trường hỗ trợ bộ binh.
Trong chiến đấu, những đơn vị lính dù thường được dùng như những mũi đột kích quan trọng. Các nhà hoạch định quân sự đã luôn tìm cách cung cấp cho lính dù vũ khí hỗ trợ lớn như xe bọc thép hoặc pháo nhưng phương pháp thả dù có điểm yếu là người và vũ khí thả riêng biệt nên dẫn tới khó khăn trong việc đưa vũ khí vào chiến đấu ngay.
Trong chiến đấu, những đơn vị lính dù thường được dùng như những mũi đột kích quan trọng. Các nhà hoạch định quân sự đã luôn tìm cách cung cấp cho lính dù vũ khí hỗ trợ lớn như xe bọc thép hoặc pháo nhưng phương pháp thả dù có điểm yếu là người và vũ khí thả riêng biệt nên dẫn tới khó khăn trong việc đưa vũ khí vào chiến đấu ngay.
Xuất phát từ ý định cung cấp vũ khí lớn cho lực lượng dù mà lại khắc phục được nhược điểm là người và vũ khí không phải tách biệt với nhau, người ta đã cố gắng chế tạo những chiếc  xe tăng bay.
Xuất phát từ ý định cung cấp vũ khí lớn cho lực lượng dù mà lại khắc phục được nhược điểm là người và vũ khí không phải tách biệt với nhau, người ta đã cố gắng chế tạo những chiếc xe tăng bay.
Nước đi đầu trong xu hướng này là Liên Xô. Từ những năm ở thập niên 1930, Liên Xô đã nghiên cứu thử nghiệm xe tăng bay. Đó là dự án MAS-1 (LT-1) được kỹ sư M.Smalko thiết kế. Trong tháng 5/1937, Smalko đã đưa ra một bản mẫu chiếc xe tăng bay trên cơ sở của chiếc BT-7 với đôi cánh có thể gập lại.
Nước đi đầu trong xu hướng này là Liên Xô. Từ những năm ở thập niên 1930, Liên Xô đã nghiên cứu thử nghiệm xe tăng bay. Đó là dự án MAS-1 (LT-1) được kỹ sư M.Smalko thiết kế. Trong tháng 5/1937, Smalko đã đưa ra một bản mẫu chiếc xe tăng bay trên cơ sở của chiếc BT-7 với đôi cánh có thể gập lại.
Nó được sử dụng cho tác chiến mặt đất, trinh sát trên không, tham gia các hoạt động trên không, hỗ trợ kỵ binh và vượt qua những trở ngại thiên nhiên, nhân tạo lớn cản trở trên mặt đất. Trong năm 1937, ông đã thực hiện mô hình bằng gỗ nhưng ngay sau đó những trở ngại vô vọng đã buộc dự án ngừng lại.
Nó được sử dụng cho tác chiến mặt đất, trinh sát trên không, tham gia các hoạt động trên không, hỗ trợ kỵ binh và vượt qua những trở ngại thiên nhiên, nhân tạo lớn cản trở trên mặt đất. Trong năm 1937, ông đã thực hiện mô hình bằng gỗ nhưng ngay sau đó những trở ngại vô vọng đã buộc dự án ngừng lại.
Năm 1942, Liên Xô yêu cầu kỹ sư Oleg Antonov thiết kế một chiếc tàu lượn cho xe tăng đổ bộ. Ông đã kết hợp xe tăng hạng nhẹ T-60 với gỗ và các tấm vải lớn để tạo ra hai tầng cánh cùng cái đuôi kép cho chiếc xe tăng.
Năm 1942, Liên Xô yêu cầu kỹ sư Oleg Antonov thiết kế một chiếc tàu lượn cho xe tăng đổ bộ. Ông đã kết hợp xe tăng hạng nhẹ T-60 với gỗ và các tấm vải lớn để tạo ra hai tầng cánh cùng cái đuôi kép cho chiếc xe tăng.
Để đảm bảo máy bay có thể tải được xe tăng lên không, người ta đã loại bỏ vũ khí, mảnh giáp, đạn dược và nói chung là chỉ giữ lại một số lượng rất hạn chế về nhiên liệu.
Để đảm bảo máy bay có thể tải được xe tăng lên không, người ta đã loại bỏ vũ khí, mảnh giáp, đạn dược và nói chung là chỉ giữ lại một số lượng rất hạn chế về nhiên liệu.
Trong tháng 9/1942, một cuộc thử nghiệm với máy bay TB-3 và xe tăng T-60 đã tương đối thành công. Chiếc xe tăng đã hạ cánh an toàn gần phi trường và trở về căn cứ. Tuy nhiên, do thiếu hụt các máy bay đủ mạnh để kéo nó vào chiến trường với tốc độ yêu cầu là 160 km/h, dự án đã bị hủy.
Trong tháng 9/1942, một cuộc thử nghiệm với máy bay TB-3 và xe tăng T-60 đã tương đối thành công. Chiếc xe tăng đã hạ cánh an toàn gần phi trường và trở về căn cứ. Tuy nhiên, do thiếu hụt các máy bay đủ mạnh để kéo nó vào chiến trường với tốc độ yêu cầu là 160 km/h, dự án đã bị hủy.
Sau Liên Xô, Nhật Bản cũng là một nước khá hứng thú với xe tăng bay. Một phần là do quân đội Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 khó khăn trong việc vận chuyển thiết bị nặng như xe tăng, từ đảo này sang đảo khác. Đó là lý do thúc đẩy họ chế tạo những chiếc xe tăng gắn cánh tàu lượn.
Sau Liên Xô, Nhật Bản cũng là một nước khá hứng thú với xe tăng bay. Một phần là do quân đội Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 khó khăn trong việc vận chuyển thiết bị nặng như xe tăng, từ đảo này sang đảo khác. Đó là lý do thúc đẩy họ chế tạo những chiếc xe tăng gắn cánh tàu lượn.
Những xe tăng hạng nhẹ được thiết kế thêm một bộ cánh có thể tháo rời. Nó sẽ được chuyên chở bằng máy bay Mitsubishi Ki-21. Khi đến bờ biển, xe tăng sẽ được tách khỏi máy bay và lượn vào bờ nhờ đôi cánh. Trong chiến tranh, Nhật Bản đã sản xuất một số mẫu xe tăng bay gồm Maeda Ku-6 và mẫu xe tăng bay đặc biệt số 3 hoặc được gọi là Ku-Ro.
Những xe tăng hạng nhẹ được thiết kế thêm một bộ cánh có thể tháo rời. Nó sẽ được chuyên chở bằng máy bay Mitsubishi Ki-21. Khi đến bờ biển, xe tăng sẽ được tách khỏi máy bay và lượn vào bờ nhờ đôi cánh. Trong chiến tranh, Nhật Bản đã sản xuất một số mẫu xe tăng bay gồm Maeda Ku-6 và mẫu xe tăng bay đặc biệt số 3 hoặc được gọi là Ku-Ro.
Tuy vậy, sau Chiến tranh Thế giới 2, các nước đã từ bỏ ý tưởng lắp cánh cho xe tăng để chuyển sang các hướng khác. Chẳng hạn Liên Xô đã chuyển sang hướng phát triển các loại dù đủ khả năng để thả xe bọc thép chiến đấu.
Tuy vậy, sau Chiến tranh Thế giới 2, các nước đã từ bỏ ý tưởng lắp cánh cho xe tăng để chuyển sang các hướng khác. Chẳng hạn Liên Xô đã chuyển sang hướng phát triển các loại dù đủ khả năng để thả xe bọc thép chiến đấu.
Video Dự án chế tạo xe tăng bay của Liên Xô: Hóa ra nó có thật!? - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT