Liên Xô đã bỏ lỡ cơ hội bắt sống trinh sát cơ SR-71 Blackbird như thế nào?

Liên Xô đã bỏ lỡ cơ hội bắt sống trinh sát cơ SR-71 Blackbird như thế nào?

Trong lịch sử đối đầu suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã làm mọi cách nhưng chưa thể “gây xước sơn” máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 Blackbird của Mỹ.

SR-71 Blackbird là chiếc  máy bay trinh sát tầm cao tàng hình, nó hiện vẫn giữ kỷ lục sở hữu tốc độ nhanh nhất thế giới khi đạt tới con số Mach 3,2.
SR-71 Blackbird là chiếc máy bay trinh sát tầm cao tàng hình, nó hiện vẫn giữ kỷ lục sở hữu tốc độ nhanh nhất thế giới khi đạt tới con số Mach 3,2.
Đánh chặn máy bay trinh sát SR-71 là nhiệm vụ bất khả thi đối với tên lửa phòng không, thậm chí tiêm kích MiG-25 nhanh nhất của Liên Xô thời điểm đó cũng thất bại trong việc ngăn cản nó.
Đánh chặn máy bay trinh sát SR-71 là nhiệm vụ bất khả thi đối với tên lửa phòng không, thậm chí tiêm kích MiG-25 nhanh nhất của Liên Xô thời điểm đó cũng thất bại trong việc ngăn cản nó.
Tuy nhiên một sự kiện diễn ra cách đây 34 năm trên vùng trời biển Baltic đã suýt nữa trở thành thảm họa đối với Không quân Mỹ, họ đã đối diện viễn cảnh trinh sát cơ chiến lược của mình bị bắt sống.
Tuy nhiên một sự kiện diễn ra cách đây 34 năm trên vùng trời biển Baltic đã suýt nữa trở thành thảm họa đối với Không quân Mỹ, họ đã đối diện viễn cảnh trinh sát cơ chiến lược của mình bị bắt sống.
Do hỏng động cơ, chiếc SR-71 Blackbird gần như đã phải hạ cánh khẩn cấp gần biên giới Liên Xô. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Không quân Thụy Điển, chiếc máy bay do thám tối mật này đã có thể bị bắt sống. Câu chuyện nói trên vừa tờ National Interest nhắc lại.
Do hỏng động cơ, chiếc SR-71 Blackbird gần như đã phải hạ cánh khẩn cấp gần biên giới Liên Xô. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Không quân Thụy Điển, chiếc máy bay do thám tối mật này đã có thể bị bắt sống. Câu chuyện nói trên vừa tờ National Interest nhắc lại.
Vào thời điểm cuối thập niên 1980, bất chấp sự ấm lên trong quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ, các chuyến bay trinh sát đường không bằng SR-71 Blackbird vẫn được thực hiện sát biên giới Liên bang Xô Viết.
Vào thời điểm cuối thập niên 1980, bất chấp sự ấm lên trong quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ, các chuyến bay trinh sát đường không bằng SR-71 Blackbird vẫn được thực hiện sát biên giới Liên bang Xô Viết.
Tuyến đường ưa thích của các phi công Mỹ được gọi bằng cái tên "Baltic Express", nơi họ có thể chụp ảnh các căn cứ quân sự quan trọng, chủ yếu là sở chỉ huy Hạm đội Phương Bắc gần Murmansk.
Tuyến đường ưa thích của các phi công Mỹ được gọi bằng cái tên "Baltic Express", nơi họ có thể chụp ảnh các căn cứ quân sự quan trọng, chủ yếu là sở chỉ huy Hạm đội Phương Bắc gần Murmansk.
Khi thực hiện nhiệm vụ, máy bay trinh sát SR-71 Blackbird sẽ hoạt động trên độ cao lớn từ không phận quốc tế, vì vậy không có lý do nào để các chiến đấu cơ của Liên Xô can thiệp vào hoạt động chúng.
Khi thực hiện nhiệm vụ, máy bay trinh sát SR-71 Blackbird sẽ hoạt động trên độ cao lớn từ không phận quốc tế, vì vậy không có lý do nào để các chiến đấu cơ của Liên Xô can thiệp vào hoạt động chúng.
Để ngăn chặn Blackbird là một nhiệm vụ gần như bất khả thi, bởi những đặc điểm của phương tiện huyền thoại này để phù hợp với vẻ ngoài tương lai của nó: trần bay 25 km, tốc độ tối đa 3.500 km/h.
Để ngăn chặn Blackbird là một nhiệm vụ gần như bất khả thi, bởi những đặc điểm của phương tiện huyền thoại này để phù hợp với vẻ ngoài tương lai của nó: trần bay 25 km, tốc độ tối đa 3.500 km/h.
Tuy nhiên vào ngày 29/6/1987, Liên Xô đã có cơ hội bắt sống được chiếc SR-71. Khi đó phi hành đoàn Blackbird lúc bay qua tuyến đường Baltic Express đã báo cáo lỗi động cơ và hạ xuống độ cao 8 km.
Tuy nhiên vào ngày 29/6/1987, Liên Xô đã có cơ hội bắt sống được chiếc SR-71. Khi đó phi hành đoàn Blackbird lúc bay qua tuyến đường Baltic Express đã báo cáo lỗi động cơ và hạ xuống độ cao 8 km.
Tại đây, nó được tiêm kích của Không quân Thụy Điển tìm thấy và hộ tống tới biên giới Đan Mạch, rồi máy bay Mỹ tiếp tục hộ tống về căn cứ trên đất Tây Đức.
Tại đây, nó được tiêm kích của Không quân Thụy Điển tìm thấy và hộ tống tới biên giới Đan Mạch, rồi máy bay Mỹ tiếp tục hộ tống về căn cứ trên đất Tây Đức.
Tờ National Interest ghi nhận vai trò của Thụy Điển trong vụ việc là rất quan trọng, bởi Biển Baltic nhỏ và bị chia cắt giữa hai quốc gia Ba Lan và Đông Đức - thời điểm đó là đồng minh của Liên Xô.
Tờ National Interest ghi nhận vai trò của Thụy Điển trong vụ việc là rất quan trọng, bởi Biển Baltic nhỏ và bị chia cắt giữa hai quốc gia Ba Lan và Đông Đức - thời điểm đó là đồng minh của Liên Xô.
Câu chuyện này chỉ được giải mật vào năm 2018, khi 4 phi công lái tiêm kích Saab 37 Viggen của Thụy Điển được trao tặng huy chương của Không quân Mỹ và một bức tranh mô tả sự cố trên vùng biển Baltic.
Câu chuyện này chỉ được giải mật vào năm 2018, khi 4 phi công lái tiêm kích Saab 37 Viggen của Thụy Điển được trao tặng huy chương của Không quân Mỹ và một bức tranh mô tả sự cố trên vùng biển Baltic.
Một trong những phi công lái chiếc SR-71 trong sự kiện trên là Tom Veltry đã đến buổi lễ ở Stockholm. Người thứ hai là Duane Knoll đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các phi công Thụy Điển thông qua liên kết video.
Một trong những phi công lái chiếc SR-71 trong sự kiện trên là Tom Veltry đã đến buổi lễ ở Stockholm. Người thứ hai là Duane Knoll đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các phi công Thụy Điển thông qua liên kết video.
“Chúng tôi vô cùng nhẹ nhõm khi thấy máy bay chiến đấu Thụy Điển chứ không phải tiêm kích đánh chặn MiG-31”, ông Veltree thừa nhận.
“Chúng tôi vô cùng nhẹ nhõm khi thấy máy bay chiến đấu Thụy Điển chứ không phải tiêm kích đánh chặn MiG-31”, ông Veltree thừa nhận.
Trong sự việc trên, nếu đài radar cảnh báo sớm của Liên Xô phát hiện chiếc SR-71 kịp thời thì họ hoàn toàn có thể đưa MiG-31 lên và ép chiếc trinh sát cơ của Mỹ hạ cánh trong đất của mình, từ đó khai thác bí mật của một phương tiện huyền thoại trong Chiến tranh Lạnh.
Trong sự việc trên, nếu đài radar cảnh báo sớm của Liên Xô phát hiện chiếc SR-71 kịp thời thì họ hoàn toàn có thể đưa MiG-31 lên và ép chiếc trinh sát cơ của Mỹ hạ cánh trong đất của mình, từ đó khai thác bí mật của một phương tiện huyền thoại trong Chiến tranh Lạnh.

GALLERY MỚI NHẤT