Liên Xô có trong tay những loại tăng nào khi bị Đức đánh úp?

Liên Xô có trong tay những loại tăng nào khi bị Đức đánh úp?

(Kiến Thức) - Mùa hè năm 1941, Liên Xô bất ngờ bị quân Đức giáng đòn bất ngờ khi đồng loạt tấn công dọc tuyến biên giới dài hơn 2.900 km từ bờ biển Baltic phía Bắc đến bờ biển Đen phía nam với 3,5 triệu quân.

Đối mặt với dàn thiết giáp cực khủng lên tới hơn 8.000 chiếc của Đức trong thời điểm này Liên Xô chỉ có trong tay một vài loại xe tăng tạm gọi là hiện đại. Số còn lại chủ yếu là các loại xe tăng hạng nhẹ khá lỗi thời. Nguồn ảnh: ERus.
Đối mặt với dàn thiết giáp cực khủng lên tới hơn 8.000 chiếc của Đức trong thời điểm này Liên Xô chỉ có trong tay một vài loại xe tăng tạm gọi là hiện đại. Số còn lại chủ yếu là các loại xe tăng hạng nhẹ khá lỗi thời. Nguồn ảnh: ERus.
Một trong những loại xe tăng được Liên Xô sử dụng để chống Đức thời gian này là T-18. Đây là loại xe tăng hạng nhẹ ra đời từ năm 1927 nhưng chỉ được sản xuất khoảng 1000 chiếc. Nguồn ảnh: ERus.
Một trong những loại xe tăng được Liên Xô sử dụng để chống Đức thời gian này là T-18. Đây là loại xe tăng hạng nhẹ ra đời từ năm 1927 nhưng chỉ được sản xuất khoảng 1000 chiếc. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp theo là T-26, đây cũng là một loại xe tăng hạng nhẹ được coi là loại xe tăng chủ lực của Liên Xô giai đoạn trước  Chiến tranh Thế giới thứ hai với tổng cộng 11.000 chiếc từng được sản xuất. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp theo là T-26, đây cũng là một loại xe tăng hạng nhẹ được coi là loại xe tăng chủ lực của Liên Xô giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ hai với tổng cộng 11.000 chiếc từng được sản xuất. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp đến là loại xe tăng hạng nhẹ có hệ thống treo mang tính cách mạng và tốc độ cực cao thời bấy giời đó là BT-2. Đây được coi là phiên bản xe tăng Liên Xô "copy" từ chiếc M1931 do Mỹ sản xuất. Tính tới năm 1941, Liên Xô có trong tay 580 chiếc xe tăng loại này. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp đến là loại xe tăng hạng nhẹ có hệ thống treo mang tính cách mạng và tốc độ cực cao thời bấy giời đó là BT-2. Đây được coi là phiên bản xe tăng Liên Xô "copy" từ chiếc M1931 do Mỹ sản xuất. Tính tới năm 1941, Liên Xô có trong tay 580 chiếc xe tăng loại này. Nguồn ảnh: ERus.
Một loại xe tăng tốc độ cao khác cũng được Liên Xô sử dụng trong thời kỳ đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai này đó là BT-5 - phiên bản nâng cấp cải tiến từ BT-2 được sản xuất từ năm 1933. Nguồn ảnh: ERus.
Một loại xe tăng tốc độ cao khác cũng được Liên Xô sử dụng trong thời kỳ đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai này đó là BT-5 - phiên bản nâng cấp cải tiến từ BT-2 được sản xuất từ năm 1933. Nguồn ảnh: ERus.
Phiên bản cao cấp nhất của dòng BT đó là BT-7. Về cơ bản đây là xe tăng BT-5 với hệ thống động cơ và radio được cải tiến. Tổng cộng Liên Xô có tới 5000 chiếc BT-7 khi nổ ra chiến tranh với Đức. Nguồn ảnh: ERus.
Phiên bản cao cấp nhất của dòng BT đó là BT-7. Về cơ bản đây là xe tăng BT-5 với hệ thống động cơ và radio được cải tiến. Tổng cộng Liên Xô có tới 5000 chiếc BT-7 khi nổ ra chiến tranh với Đức. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp đến là T-37A. Đây là loại xe tăng hạng nhẹ được Liên Xô tự phát triển và xây dựng trong năm 1933. Đây cũng được xem là loại xe tăng lội nước đầu tiên trên thế giới với tổng cộng 2566 chiếc từng được ra đời. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp đến là T-37A. Đây là loại xe tăng hạng nhẹ được Liên Xô tự phát triển và xây dựng trong năm 1933. Đây cũng được xem là loại xe tăng lội nước đầu tiên trên thế giới với tổng cộng 2566 chiếc từng được ra đời. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp đến là phiên bản hiện đại hơn được phát triển từ T-37 đó là T-40 - cũng là một loại xe tăng lội nước và là loại xe tăng hiện đại bậc nhất của Liên Xô khi cuộc chiến nổi ra. Quá trình sản xuất T-40 được bắt đầu từ năm 1939 và tổng cộng có 960 chiếc loại này từng xuất xưởng. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp đến là phiên bản hiện đại hơn được phát triển từ T-37 đó là T-40 - cũng là một loại xe tăng lội nước và là loại xe tăng hiện đại bậc nhất của Liên Xô khi cuộc chiến nổi ra. Quá trình sản xuất T-40 được bắt đầu từ năm 1939 và tổng cộng có 960 chiếc loại này từng xuất xưởng. Nguồn ảnh: ERus.
T-50 thậm chí còn hiện đại hơn khi nó mới chỉ được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào mùa thu năm 1941 - nghĩa là vài tháng trước khi chiến tranh bắt đầu. Tuy nhiên chỉ có số lượng rất ít T-50 được đưa ra chiến trường trước khi toàn bộ nhà máy chế tạo nó buộc phải sơ tán về Viễn Đông và sau đó cũng dừng sản xuất hẳn loại xe tăng này. Nguồn ảnh: ERus.
T-50 thậm chí còn hiện đại hơn khi nó mới chỉ được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào mùa thu năm 1941 - nghĩa là vài tháng trước khi chiến tranh bắt đầu. Tuy nhiên chỉ có số lượng rất ít T-50 được đưa ra chiến trường trước khi toàn bộ nhà máy chế tạo nó buộc phải sơ tán về Viễn Đông và sau đó cũng dừng sản xuất hẳn loại xe tăng này. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp theo là loại xe tăng hạng trung cực dị có tới ba tháp pháo đó là xe tăng T-28. Đây là loại xe tăng Liên Xô hạng trung đầu tiên với tổng cộng 503 chiếc loại này từng được cho ra lò. Nguồn ảnh: ERus.
Tiếp theo là loại xe tăng hạng trung cực dị có tới ba tháp pháo đó là xe tăng T-28. Đây là loại xe tăng Liên Xô hạng trung đầu tiên với tổng cộng 503 chiếc loại này từng được cho ra lò. Nguồn ảnh: ERus.
Không thể không nhắc tới huyền thoại T-34. Thực tế thì dù thời điểm này T-34 đã được Liên Xô sử dụng trên chiến trường nhưng loại xe tăng này chưa chứng tỏ được khả năng của mình và cũng chỉ được coi là loại xe tăng hạng trung thông thường như nhiều loại xe tăng khác. Nguồn ảnh: ERus.
Không thể không nhắc tới huyền thoại T-34. Thực tế thì dù thời điểm này T-34 đã được Liên Xô sử dụng trên chiến trường nhưng loại xe tăng này chưa chứng tỏ được khả năng của mình và cũng chỉ được coi là loại xe tăng hạng trung thông thường như nhiều loại xe tăng khác. Nguồn ảnh: ERus.
Thậm chí ít ai biết được rằng T-34 từng có phiên bản sử dụng cỡ nòng 57mm. Binh lính Liên Xô thường coi đây là pháo tự hành chống tăng nhiều hơn vì nó có khả năng bắn hạ gần như mọi loại xe tăng của Đức thời điểm đầu cuộc chiến. Nguồn ảnh: ERus.
Thậm chí ít ai biết được rằng T-34 từng có phiên bản sử dụng cỡ nòng 57mm. Binh lính Liên Xô thường coi đây là pháo tự hành chống tăng nhiều hơn vì nó có khả năng bắn hạ gần như mọi loại xe tăng của Đức thời điểm đầu cuộc chiến. Nguồn ảnh: ERus.
T-35 là loại xe tăng hạng nặng được sản xuất với số lượng cực kỳ ít ỏi - chỉ 6 chiếc với tổng cộng 5 tháp pháo và là loại xe tăng duy nhất trong lịch sử sở hữu tới 5 tháp pháo. Nguồn ảnh: ERus.
T-35 là loại xe tăng hạng nặng được sản xuất với số lượng cực kỳ ít ỏi - chỉ 6 chiếc với tổng cộng 5 tháp pháo và là loại xe tăng duy nhất trong lịch sử sở hữu tới 5 tháp pháo. Nguồn ảnh: ERus.
Cơn ác mộng của Đức thực tế không đến từ xe tăng T-34 mà vào thời điểm này, cơn ác mộng của Đức lại tới từ xe tăng KV-1 nhiều hơn. Ra đời từ năm 1939, đây là một trong những loại xe tăng sống dai nhất của Liên Xô khi Đức nổ súng tấn công vào quốc gia này. Nguồn ảnh: ERus.
Cơn ác mộng của Đức thực tế không đến từ xe tăng T-34 mà vào thời điểm này, cơn ác mộng của Đức lại tới từ xe tăng KV-1 nhiều hơn. Ra đời từ năm 1939, đây là một trong những loại xe tăng sống dai nhất của Liên Xô khi Đức nổ súng tấn công vào quốc gia này. Nguồn ảnh: ERus.
Nếu KV-1 đã thuộc dạng "khó chơi" thì KV-2 thậm chí còn cứng đầu hơn và trong những ngày đầu khi Đức tiến công vào Liên Xô, KV-2 thường được ưu tiên cho máy bay Đức xử lý còn bộ binh Đức thậm chí không dám bén mảng lại gần chiếc thiết giáp kỳ dị này. Nguồn ảnh: ERus.
Nếu KV-1 đã thuộc dạng "khó chơi" thì KV-2 thậm chí còn cứng đầu hơn và trong những ngày đầu khi Đức tiến công vào Liên Xô, KV-2 thường được ưu tiên cho máy bay Đức xử lý còn bộ binh Đức thậm chí không dám bén mảng lại gần chiếc thiết giáp kỳ dị này. Nguồn ảnh: ERus.
Mời độc giả xem Video: Lực lượng thiết giáp cực khủng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT