Liên tục ngập nặng, TP.HCM lại xin hủy dự án chống ngập 400 triệu USD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc TP.HCM không muốn tiếp tục thực hiện dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM” vay vốn Ngân hàng Thế giới.

Liên tục ngập nặng, TP.HCM lại xin hủy dự án chống ngập 400 triệu USD
Dự án chống ngập tại TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2016 nhằm nâng cao năng lực quản lý, phòng chống ngập lụt, kết hợp cải thiện môi trường TP.HCM; ngăn triều, tiêu thoát nước giải quyết ngập cho vùng trung tâm thành phố ảnh hưởng do biến đổi khí hậu.
Lien tuc ngap nang, TP.HCM lai xin huy du an chong ngap 400 trieu USD
TP.HCM lại xin hủy dự án chống ngập 400 triệu USD.
Dự án được thực hiện sẽ giúp gần 15 nghìn ha đất được bảo vệ khỏi bị các trận lụt có tần suất ngập 10 năm; khoảng 2 triệu người (tính đến năm 2020) sống ở tiểu lưu vực được tiếp cận các tiện ích vệ sinh môi trường.
Thời gian thực hiện dự án 6 năm (từ 2016-2021). Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 437 triệu USD. Trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới là 400 triệu USD, vốn đối ứng của TP.HCM là 37 triệu USD.
Tuy nhiên, vào tháng 7/2017 UBND TP.HCM đã có văn bản cho biết, trong quá trình thẩm định dự án, đại diện Ngân hàng Thế giới và các sở ban ngành của TP đã xác định có sự khác biệt rất lớn về chính sách áp dụng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, cụ thể là cách xác định giá trị bồi thường cho từng loại đất.
Đơn cử như đối với đất vườn thổ cư, pháp luật Việt Nam quy định hạn mức đất ở để bồi thường, phần còn lại sẽ được bồi thường theo đất nông nghiệp. Thế nhưng, Ngân hàng Thế giới lại dự kiến tính bồi thường toàn bộ khuôn viên theo giá đất ở, cho chuyển mục đích toàn bộ đất nông nghiệp thành đất ở mà không thực hiện nghĩa vụ tài chính.
“Điều này sẽ dẫn đến sự chênh lệch không có cách khắc phục, không thể giảm sự khác biệt giữa chính sách của Ngân hàng Thế giới và quy định của Việt Nam”, Bộ KH-ĐT trích ý kiến của TP.HCM.
Nếu TP.HCM thực hiện theo đề nghị của Ngân hàng Thế giới thì không phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013 và sẽ không công bằng cho hơn 2.000 trường hợp trong dự án giai đoạn I đã nhận tiền, di dời trước thời điểm tháng 3/2014. Điều này dễ dẫn đến phát sinh so sánh và khiếu nại không chỉ giữa các hộ dân trong dự án giai đoạn I mà còn đối với tất cả các dự án khác đang triển khai trên địa bàn thành phố, gây mất ổn định an ninh trật tự tại TP.HCM.
Cho ý kiến với đề xuất này, Bộ Tài chính cũng thống nhất với phương án hủy dự án chống ngập trong trường hợp UBND TP.HCM không thể thống nhất được với Ngân hàng Thế giới.
Bộ NN-PTNT cũng có ý kiến tương tự.
Còn Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP.HCM rà soát, làm rõ các ảnh hưởng tác động, rủi ro phát sinh có thể xảy ra trên địa bàn khu vực thành phố trường hợp dừng thực hiện dự án.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn có một lo ngại khác. Đó là hiện nay Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát đang thực hiện bằng vốn BT (đã xong giai đoạn I) và hệ thống cống bao, thu gom lưu vực Tham Lương - Bến Cát sẽ thu gom toàn bộ nước thải của lưu vực quận Gò Vấp về nhà máy. Việc dừng thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy khi hoàn thành vì không có nước thải để vận hành.
Báo cáo Thủ tướng, Bộ KH-ĐT cho rằng: Việc không tiếp tục thực hiện dự án xuất phát từ sự khác biệt không có cách khắc phục giữa các quy định của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án, vượt quá thẩm quyền của UBND TP.HCM và là nguyên nhân nằm ngoài mong muốn của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
Vì thế, Bộ KH-ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ này chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM, các cơ quan liên quan và Ngân hàng Thế giới tiến hành các thủ tục theo quy định để hủy dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM”.

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng: Khó xong vào năm sau

Theo Tổng Giám đốc Trungnam Group, hiện dự án chống ngập 1.000 tỉ đồng mới chỉ hoàn thành 37% khối lượng do còn vướng giải phóng mặt bằng.

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng: Khó xong vào năm sau
Ngày 19-5, ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng Giám đốc Trungnam Group - cho biết tiến độ dự án chống ngập "Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1" do Tập đoàn Trung Nam Group làm chủ đầu tư hiện đã đạt gần 37% khối lượng thi công, dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào ngày 30-4-2018.
Du an chong ngap 10.000 ti dong: Kho xong vao nam sau
Dự án đã hoàn thành gần 37%.
Tuy nhiên, hiện dự án đang gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng từ 402 hộ dân và 16 doanh nghiệp, 1 tổ chức tại phía quận 7, cống Phú Xuân, cống Mương Chuối, cống Cây Khô, cống Phú Định, cống cầu Kinh, rạch Bà Bướm.
Du an chong ngap 10.000 ti dong: Kho xong vao nam sau-Hinh-2
Dự án dự kiến sẽ chống ngập cho khu trung tâm TP HCM có xét đến biến đổi khí hậu.
Dự án thực hiện theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao) nên theo ký kết thành phố sẽ thanh toán cho chủ đầu tư 84% giá trị tiền mặt, 16% bằng quỹ đất. Hiện thành phố đang lập thủ tục thẩm định giá trị một số khu đất để chỉ định hoặc cho chủ đầu tư lựa chọn, tương đương số vốn mà chủ đầu tư bỏ ra làm dự án.
Du an chong ngap 10.000 ti dong: Kho xong vao nam sau-Hinh-3
 Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào 30-4-2018 nếu được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
Dự án "Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu" giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng (hợp đồng xây dựng – chuyển giao) được khởi công từ tháng 6/2016. Mục đích của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP. Dự án sẽ xây dựng 6 cống lớn kiểm soát triều gồm Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định có bề rộng 40 – 160 m. Bên cạnh đó, xây dựng 1 trạm bơm tại cống Bến Nghé công suất 12 m3/s, 1 trạm bơm 24 m3/s tại cống Tân Thuận, 1 trạm bơm 18 m3/s tại cống Phú Định. Đồng thời, xây dựng 7,8 km đê/kè bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh ở các đoạn xung yếu… Địa điểm xây dựng công trình thuộc địa bàn các quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.

Chìm ghe chở đất khi đang thi công dự án chống ngập

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng Giám đốc Trung Nam Group, nguyên nhân ban đầu được xác định do triều lên, dây neo bị tuột khiến xà lan va vào thuyền và khung giằng.

Chìm ghe chở đất khi đang thi công dự án chống ngập
Khoảng 9 giờ 50 phút ngày 19/6, trong khi chiếc cần cẩu đang múc đất ở công trình kiểm soát triều trên kênh Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh (thuộc dự án chống ngập do Trung Nam Group làm chủ đầu tư) bỗng đổ nghiêng, khiến sà lan đang chở chiếc cần cẩu nghiêng về phía mạn trái, làm chìm một ghe chở đất neo đậu ở bên cạnh và nghiêng một chiếc sà lan khác, có kích thước nhỏ hơn neo đậu gần đó.

Nơm nớp sống cạnh dự án nghìn tỷ

Sống xung quanh dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng đang xây dựng ở quận 8, TPHCM gần 190 hộ dân nơm nớp nhà sập bất cứ lúc nào khi tường nứt, nền rung…

Nơm nớp sống cạnh dự án nghìn tỷ
Những ngày qua, gần 190 hộ dân ở phường 7 và 16 (quận 8, TPHCM) sống trong tâm trạng lo lắng khi có nhà bị nứt, rung rắc,… bởi công trình cống ngăn triều Phú Định, thuộc dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng do Cty Trung Nam BT1547 (thuộc Tập đoàn Trung Nam) thi công.
Nom nop song canh du an nghin ty
Ông Nguyễn Văn Sáu (ngụ phường 7, quận 8, TPHCM) chỉ cho PV xem một loạt vết nứt trong nhà mình. Ảnh: Ngô Tùng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.