Liên quân Hồi giáo có phối hợp với chính phủ Syria và Iraq?

(Kiến Thức) - Chiến dịch quân sự chống IS của Liên quân Hồi giáo sẽ được phối hợp với chính quyền hợp pháp ở Syria, Iraq và với các lực lượng quốc tế ở đó.

Liên quân Hồi giáo có phối hợp với chính phủ Syria và Iraq?
Theo Sputnik, tại một cuộc họp báo, ông Al Saud - Trợ lý của Hoàng thái tử kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ả-rập Xê-út Muhammad ibn Salman – đã cam kết như trên.
Lien quan Hoi giao co phoi hop voi chinh phu Syria va Iraq?
Hoàng thái tử kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ả-rập Xê-út Muhammad ibn Salman: Bảo thủ về đối nội và năng nổ trong đối ngoại.
Ông Al Saud khẳng định: "Sự can thiệp của liên quân Hồi giáo (Liên minh quân sự Hồi giáo) vào tình hình ở Syria, Iraq sẽ được thực hiện phối hợp với chính quyền hợp pháp của các nước đó và các lực lượng quốc tế (đang hiện hữu ở các nước này)".
Theo ông, các chiến dịch chống khủng bố sẽ được điều phối ở cấp quốc tế và Ả-rập Xê-út mong muốn cộng đồng quốc tế ủng hộ Liên minh quân sự Hồi giáo.
Ông Al Saud cũng lưu ý rằng liên quân mới này không hề có quan hệ gì với Liên minh Ả-rập đã tồn tại ở Yemen.
Theo AP, sáng 15/12, Ả-rập Xê-út tuyên bố 34 quốc gia có đa số người Hồi giáo sinh sống đã nhất trí thành lập một liên minh quân sự mới chống khủng bố với trung tâm điều phối hoạt động chung đặt tại thủ đô Riyadh.
Theo tuyên bố do hãng thông tấn SPA đăng tải, liên minh quân sự do Ả-rập Xê-út đứng đầu được thành lập vì cần phải loại bỏ chủ nghĩa khủng bố bằng mọi cách và chỉ có sự phối hợp giữa các nước mới có thể đạt được mục tiêu nói trên.
Liên quân mới được thành lập có sự tham gia của các quốc gia Hồi giáo từ một số châu lục, trong đó có Mali, Malaysia, Pakistan, Liban và Ai Cập cũng như các nước vùng Vịnh như Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Tuy nhiên, Iran - đối thủ Ả-rập Xê-út trong khu vực - lại không nằm trong liên quân này.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Ả-rập Xê-út đang cầm đầu Liên quân Ả-rập tiến hành các hoạt động can thiệp quân sự tại Yemen nhằm vào lực lượng Houthi dòng Shi'ite và cũng là một phần trong liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu oanh kích nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
Minh Châu (TH)

Tình báo Đức: Ả-rập Xê-út ôm mộng bá chủ Trung Đông

(Kiến Thức) - Trong một báo cáo, Cơ quan Tình báo nước ngoài của Đức (BND) chỉ ra rằng, Ả-rập Xê-út dường như đang ôm mộng làm bá chủ Trung Đông.

Tình báo Đức: Ả-rập Xê-út ôm mộng bá chủ Trung Đông
Cơ quan tình báo nước ngoài của Đức (BND) vừa công bố về việc Ả-rập Xê-út đang gây bất ổn ở Trung Đông với các cuộc chiến ủy nhiệm ở Yemen và khắp mọi nơi trong khu vực này.
Báo cáo của BND có tựa đề “Ả-rập Xê-út – quyền lực của người Sunni bị giằng xé bởi sự thay đổi khung chính sách đối ngoại và việc củng cố chính sách trong nước” chỉ ra rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Ả-rập Xê-út, Hoàng tử Mohammed bin Salma đang cố gắng củng cố vị trí trong hoàng gia trong khi đẩy mối quan hệ của nước này với các đồng minh khu vực trong bờ vực nguy hiểm.

Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò “chia để trị” ở Iraq

(Kiến Thức) - Đưa bộ binh và xe tăng vào Iraq là một hành động có tính toán và có mưu đồ “chia để trị” của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò “chia để trị” ở Iraq
Theo nhà phân tích chính trị độc lập Pepe Escobar, Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. Hiện thời, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đồn trú ở trại Bashiqa, phía đông bắc Mosul, có tổng cộng khoảng 600 binh sĩ.
Tho Nhi Ky choi tro “chia de tri” o Iraq
Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ vào Khu tự trị Kurdistan của Iraq không ít hơn một tiểu đoàn gồm 400 binh sĩ và 25 xe tăng M-60A3. 
Đây không phải là một "trại huấn luyện" như Ankara đang bao biện mà là căn cứ quân sự đầy đủ và có ý đồ bám trụ ở đây mãi mãi.

Phe diều hâu Mỹ đã chọc “tổ ong vò vẽ” Trung Đông

(Kiến Thức) - Nhà khoa học chính trị người Australia  gốc Lebanon, Iman Safi,  cho rằng với việc can thiệp vào công việc nội bộ Trung Đông, Mỹ đã chọc vào “tổ ong vò vẽ”.

Phe diều hâu Mỹ đã chọc “tổ ong vò vẽ” Trung Đông
Cuộc “hôn nhân vụ lợi ” phương Tây-Hồi giáo cực đoan  
Ông Iman Safi nói với Sputnik rằng trong những năm 1970,  Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski của Tổng thống Mỹ Carter đã bắt đầu sử dụng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan làm một công cụ chính trị ở các khu vực rất nhạy cảm ở  Trung Á và Trung Đông

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.