Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh

Giao tranh giữa Azerbaijan và các lực lượng người Armenia bước sang ngày thứ tư và đây là vụ đụng độ ác liệt nhất trong cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ kể từ lệnh ngừng bắn năm 1994. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và tiến hành đàm phán.

Azerbaijan và người Armenia vùng Nagorno-Karabakh nói đã có các cuộc tấn công từ cả hai phía.

Các cuộc giao tranh đã lan rộng ra ngoài biên giới vùng tự trị, có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh toàn diện giữa hai nước từng thuộc Liên Xô cũ là Azerbaijan và Armenia.

Lien Hiep Quoc keu goi ngung ban o Nagorno-Karabakh
Một lính pháo binh người Armenia trên chiến trường Nagorno-Karabakh. 

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba, cho biết tại thời điểm này, ông chưa xem xét yêu cầu Nga trợ giúp theo hiệp ước an ninh hậu Xô-viết nhưng không loại trừ việc này.

Các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông Pashinyan nói: “Armenia sẽ đảm bảo an ninh của mình, với sự tham gia của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hoặc không”.

Ông nói ông và ông Putin chưa thảo luận về khả năng Nga can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh.

Theo Reuters, Nga đã sử dụng CSTO, cùng với Liên minh Kinh tế Á-Âu, một tổ chức khu vực khác tập trung vào thương mại, để gây ảnh hưởng với hầu hết các nước thuộc Liên Xô cũ.

Nagorno-Karabakh là một khu vực ly khai bên trong Azerbaijan nhưng do người Armenia quản lý và được Armenia hỗ trợ. Vùng đất này tách khỏi Azerbaijan trong một cuộc chiến vào những năm 1990 nhưng chưa được bất kỳ quốc gia nào công nhận là một nước cộng hòa độc lập.

Bất kỳ động thái nào liên quan đến một cuộc chiến toàn diện đều có thể kéo theo sự can dự của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là đồng minh thân cận của Azerbaijan.

Hàng chục người bị cho là đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương kể từ khi làn sóng giao tranh mới nổ ra vào Chủ nhật.

Hội đồng Bảo an LHQ đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan ngay lập tức ngừng bắn ở ở Nagorno-Karabakh và khẩn trương nối lại các cuộc đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết khi xung đột có nguy cơ leo thang ra ngoài khu vực.

Tối thứ Ba, cơ quan quyền lực nhất của LHQ đã lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực và ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn của Tổng thư ký Antonio Guterres để nối lại các cuộc đàm phán, theo tin của Guardian.

Trước đó, các nhà lãnh đạo của hai nước đã bác bỏ đề nghị đàm phán hòa bình, cáo buộc lẫn nhau cản trở các cuộc đàm phán.

Trong vụ việc mới nhất, Armenia nói một trong những máy bay chiến đấu của họ đã bị một máy bay chiến đấu của đồng minh Azerbaijan là Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, giết chết phi công. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đều phủ nhận.

Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev, nói với kênh truyền hình nhà nước Nga Rossia 1 rằng Baku cam kết đàm phán một giải pháp nhưng cáo buộc Armenia cản trở quá trình này. “Thủ tướng Armenia tuyên bố công khai rằng Karabakh từng là một phần của Armenia. Như thế, chúng ta có thể thảo luận về quá trình đàm phán nào? ”, ông Aliyev nói.

Về phần mình, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói với đài Rossia 1: “Rất khó để nói về các cuộc đàm phán... khi các hoạt động quân sự cụ thể đang được tiến hành”. Ông nói rằng không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột và kêu gọi một thỏa hiệp.

Kinh hoàng vụ diệt chủng người Armenia hơn 100 năm trước

(Kiến Thức) - Vụ diệt chủng người Armenia hơn 100 năm trước đã cướp đi sinh mạng của không ít người dân vô tội.

Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc
Vụ diệt chủng người Armenia xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 1915 đến 1917. 
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-2
 Những người dân Armenia xếp hàng trên đường phố Malatia. Gần như tất cả những người này sau đó bị đưa tới sa mạc và giết chết.
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-3
 Theo Wikipedia, đây là vụ trục xuất và thảm sát bằng vũ lực hàng trăm ngàn đến hơn 1,2 triệu người Armenia trong thời kỳ chính phủ của Liên hiệp Thanh niên Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1915 đến 1917 ở Đế quốc Ottoman.
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-4
 Một phụ nữ Armenia quỳ gối bên cạnh đứa con đã chết của cô ở Aleppo, Syria, vào khoảng năm 1915-1919.
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-5
Những người Armenia bị trục xuất đi qua một con đường ở Thổ Nhĩ Kỳ. 
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-6
Những đứa trẻ Armenia mồ côi bố mẹ chụp chung một bức ảnh tại trại trẻ mồ côi ở Merzifon, Thổ Nhĩ Kỳ. Được biết, bố mẹ của các em nhỏ này đều bị sát hại trong vụ thảm sát Armenia
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-7
Một bà mẹ Armenia ngồi cạnh thi thể những đứa con của cô thiệt mạng trong vụ thảm sát. 
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-8
 Thi thể các nạn nhân nằm la liệt trên nền đất ở Đế quốc Ottoman vào khoảng giữa năm 1915.
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-9
Những đứa trẻ Armenia mồ côi lưu lạc tại một trại tị nạn ở tỉnh Aleppo, Syria. 
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-10
Một số bác sĩ Armenia bị treo cổ tại Quảng trường Aleppo năm 1916. 
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-11
Cảnh nhồi nhét trong trại tị nạn dành cho người Armenia ở Syria năm 1915. Họ đang chuẩn bị lên đường tới Hy Lạp. 
Kinh hoang vu diet chung nguoi Armenia hon 100 nam truoc-Hinh-12
 Những nạn nhân may mắn sống sót trong vụ diệt chủng người Armenia đã trốn thoát sang Jerusalem năm 1918. (Nguồn ảnh: ATI).

Cựu Tổng thống Armenia bị buộc tội tiếm quyền

Ngày 26/7, cơ quan điều tra Armenia đã buộc tội cựu Tổng thống Robert Kocharyan tiếm quyền, đồng thời kiến nghị tòa án phát lệnh bắt giữ ông này.

Cơ quan điều tra đặc biệt của Armenia cáo buộc cựu Tổng thống Armenia Robert Kocharyan gian lận bầu cử, cố tình làm xáo trộn trật tự hiến pháp quốc gia trong các sự kiện hậu bầu cử hồi tháng 3/2008 khi đồng minh của ông Kocharyan là ông Serzh Sarksyan được tuyên bố giành chiến thắng.
Ông Kocharyan bị cáo buộc gian lận bầu cử hồi cuối tháng 3/2008. Ảnh minh họa.
 Ông Kocharyan bị cáo buộc gian lận bầu cử hồi cuối tháng 3/2008. Ảnh minh họa.

Cuộc sống người dân “giữa hai làn đạn” ở biên giới Azerbaijan-Armenia

(Kiến Thức) - Biên giới Azerbaijan-Armenia căng thẳng những ngày qua khi lực lượng hai bên tấn công lẫn nhau.

Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia
 Biên giới Azerbaijan-Armenia căng thẳng những ngày qua khi hai bên được cho là tấn công vào các vị trí quân sự và làng mạc của nhau, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở biên giới hai nước. (Nguồn ảnh: Reuters)
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-2
 “Từ sáng 16/7, các đơn vị lực lượng vũ trang của Armenia đã tìm cách tấn công vào các vị trí của quân đội Azerbaijan tại tỉnh Tovuz biên giới hai nước”, trích thông báo của Bộ Quốc phòng Azerbaijan.
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-3
 Cụ thể, các làng Agdam, Dondar Gushchu và Vahidli đã bị nã pháo cỡ lớn. May mắn không có dân thường thương vong.
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-4
 Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia ngày 16/7 khẳng định, các đơn vị Azerbaijan bắt đầu nã pháo sang các làng Aygepar và Movses.
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-5
Căng thẳng giữa hai nước leo thang từ cuối tuần trước, sau vụ đụng độ gây thương vong cho cả hai bên. Bộ Quốc phòng Azerbaijian tố Armenia nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn đạt được năm 1994 và nã đạn pháo vào các vị trí của nước này. 
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-6
 Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Armenia lại tuyên bố cuộc xung đột nổ ra sau khi binh sĩ Azerbaijan tìm cách vượt qua biên giới hai nước và sau đó bắn phá các vị trí đóng quân của Armenia.
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-7
 Ít nhất 16 người thuộc cả hai nước được cho là đã thiệt mạng trong các vụ tấn công từ ngày 12/7 đến nay. Ảnh: Lễ tang của Garush Hambardzumyan, thành viên lực lượng vũ trang Armenia thiệt mạng trong các cuộc đụng độ biên giới gần đây với Azerbaijan, diễn ra tại Yerevan (Armenia) ngày 16/7.
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-8
 Các cuộc đụng độ giữa lực lượng Azerbaijan-Armenia làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại khu vực biên giới hai nước.
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-9
 Một ngôi nhà tại vùng Tovuz, Azerbaijan, hư hại sau vụ nã pháo của lực lượng Armenia ngày 14/7.
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-10
 Bên trong ngôi nhà bị pháo kích ở làng Aygepar, tỉnh Tavush, Armenia, ngày 15/7.
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-11
Đám tang của Polad Gashimo và Ilgar Mirzoyev, hai thành viên của lực lượng Azerbaijan thiệt mạng trong cuộc đụng độ ở biên giới với Armenia hồi đầu tuần, diễn ra tại Baku, Azerbaijan ngày 15/7. 
Cuoc song nguoi dan “giua hai lan dan” o bien gioi Azerbaijan-Armenia-Hinh-12
 Người phụ xem xét ngôi nhà bị đạn pháo tàn phá ở Dondar Quschi, Azerbaijan, ngày 15/7.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.