Lịch sử thế giới từ góc nhìn ngôn ngữ

'Các đế chế ngôn từ' là một trong số rất ít công trình bàn về lịch sử bao quát của ngôn ngữ trên thế giới, thông qua đó giúp hình dung về lịch sử loài người dưới góc nhìn của ngôn ngữ.

Lịch sử thế giới từ góc nhìn ngôn ngữ
Cuốn sách 'Các đế chế ngôn từ' của tác giả Nicholas Ostler - người nghiên cứu chuyên sâu về 26 ngôn ngữ trên thế giới, ra mắt công chúng lần đầu năm 2005 tại Anh, từng được nhiều tờ báo danh tiếng khen ngợi.
Nội dung của cuốn sách được chia thành 4 phần, 14 chương, với 2 nội dung chính: Vẽ ra một bản đồ của những ngôn ngữ đang được sử dụng trên khắp thế giới, chỉ ra cội nguồn và mối quan hệ giữa chúng; Nói về sự "trỗi dậy" và "suy tàn" của những ngôn ngữ thông dụng như tiếng Hy Lạp, Latin và nguyên nhân của những thăng trầm đó.
Tác giả Ostler lập luận rằng các đặc điểm ngôn ngữ thực sự tạo ra khác biệt, với mục tiêu lý giải nguyên nhân khiến một ngôn ngữ trở nên quan trọng, có thể lan truyền xa và tồn tại lâu dài. Đồng thời, ông bàn về mối liên hệ giữa ngôn ngữ với chính trị, tôn giáo, thương mại, xã hội, văn hóa… Ông so sánh các ngôn ngữ ở cấp độ vĩ mô dựa trên các khía cạnh lịch sử nhiều hơn là đi vào chi tiết các vấn đề chính thể của ngôn ngữ như ngữ pháp hay âm vị học.
Lich su the gioi tu goc nhin ngon ngu
 
Trong sách, tác giả xem xét đến tiếng Akkad, tiếng Aramaic và tiếng Ảrập, những ngôn ngữ Semitic Tây nối tiếp nhau trong các nền văn minh và đế chế ở Trung Đông, xem xét song song tiếng Trung Quốc và tiếng Ai Cập, như phương tiện của các truyền thống văn hóa có uy tín lớn. Ngoài ra, sách cũng bàn về tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp, tiếng Celt, tiếng La Mã, tiếng Đức, tiếng Slav...
Hai chương ngắn chuyển tiếp giữa phần 1 và phần 2 của sách lần lượt nói về lần cáo chung thứ nhất và thứ hai của tiếng Latin khi nó không còn độc quyền ở châu Âu trong học thuật và khi nó chỉ còn trong kinh sách, không được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Trong thời kỳ hiện đại, tác giả bàn về tiếng Tây Ban Nha ở Tân Thế giới, về tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Nga, như một sự tương phản với lịch sử của tiếng Anh.
Sách khép lại với khảo sát về 20 ngôn ngữ hàng đầu, đồng thời tóm tắt về quá khứ, hiện tại và các yếu tố tiềm năng trong tương lai ảnh hưởng đến sự lan truyền của các ngôn ngữ.
Điểm thú vị của sách nằm ở việc bàn luận về lịch sử ngôn ngữ của nhân loại dưới góc nhìn bao quát hơn, gồm cả lịch sử cụ thể của các ngôn ngữ riêng lẻ và mối quan hệ giữa các ngôn ngữ với nhau, cũng như sự liên kết giữa ngôn ngữ và lịch sử loài người.
Cuốn sách rất phù hợp cho những độc giả muốn có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển và thăng trầm của những ngôn ngữ lớn trên toàn thế giới, hay muốn biết về nguồn gốc xuất xứ - quan hệ "họ hàng" của những ngôn ngữ thông dụng như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha.

Những tiểu thuyết lãng mạn pha trộn yếu tố bí ẩn

Nếu ví sách hay như một món ăn ngon thì những tác phẩm thuộc thể loại lãng mạn không chỉ có hương vị ngọt ngào mà còn thêm phần hấp dẫn khi pha trộn yếu tố bí ẩn, trinh thám.

Những tiểu thuyết lãng mạn pha trộn yếu tố bí ẩn

Nhung tieu thuyet lang man pha tron yeu to bi an

A Lady's Guide to Mischief and Mayhem (tác giả Manda Collins) là câu chuyện mang cả màu sắc trinh thám, đôi nét lãng mạn và cả sắc thái bí ẩn trong nội dung tác phẩm. Bối cảnh diễn ra ở Anh vào thế kỷ 19, sau nhiều nỗ lực, cảnh sát đã bắt giữ được một nghi phạm giết người chuyên nhắm vào phụ nữ. Tuy nhiên nhà báo Lady Katherine Bascomb lại nghi ngờ rằng họ đã bắt sai người. Cuối cùng, cô đã phối hợp cùng thám tử Andrew Eversham quyết tâm tìm kẻ giết người thực sự. Ảnh: The Book Disciple.

Nhung tieu thuyet lang man pha tron yeu to bi an-Hinh-2

Magic, Lies, and Deadly Pies của Misha Popp lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Tác phẩm vẫn gay cấn nhưng có phần hài hước hơn. Daisy Ellery có thể sử dụng năng lực đặc biệt của mình để mang lại công lý cho thị trấn. Những biến cố ập tới khi một kẻ lạ mặt xuất hiện và ép cô phải sử dụng những năng lực ấy vì mục đích xấu xa. Daisy buộc phải đứng lên ngăn chặn kẻ thủ ác trước khi những người vô tội khác bị làm hại. Ảnh: Lizzieslittlebooknook.

5 cuốn sách hay và ý nghĩa nhất cho ngày Nhà giáo Việt Nam

“Ba người thầy vĩ đại”, “Tôi học đại học”, “Người Thầy - Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ”... khắc họa thành công hình ảnh người giáo viên nhân hậu, luôn hết lòng vì sự nghiệp trồng người.

5 cuốn sách hay và ý nghĩa nhất cho ngày Nhà giáo Việt Nam
Cùng điểm qua những cuốn sách hay nhất viết về những người thầy giáo, cô giáo - những người chèo đò đã đưa biết bao thế hệ học sinh cập bến bờ thành công nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Người Thầy - Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ

5 cuốn sách nên đọc ít nhất một lần trong đời

Mỗi một quyển sách đều mang đến cho chúng ta những giá trị nhất định về tư duy trong công việc, về thái độ sống.... Dưới đây là 5 cuốn sách bạn nên đọc ít nhất một lần trong đời.

5 cuốn sách nên đọc ít nhất một lần trong đời
"Đắc Nhân Tâm" – Dale Carnegie
"Đắc Nhân Tâm" của tác giả Dale Carnegie được mệnh danh là một trong những quyển sách hay nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Đây thực sự là một cuốn sách tuyệt với mang lại nhiều giá trị cho người đọc về nghệ thuật thu phục lòng người khiến cho những người xung quanh phải khâm phục và yêu mến mình.

Đọc nhiều nhất

Tin mới