Lì xì ngày Tết phải kiêng 4 điều đại kỵ nào?

Lì xì ngày Tết phải kiêng 4 điều đại kỵ sau, bằng không sẽ mang đến xui xẻo, không may mắn cho bản thân và người nhận. Hãy tham khảo kỹ thông tin dưới đây.

Nguồn gốc lì xì ngày Tết

Lì xì ngày Tết bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, vào đêm Giao thừa, luôn có một con yêu quái gian ác xuất hiện xoa đầu trẻ nhỏ, khiến con bị sốt, ốm, bệnh tật. Lúc bấy giờ có một cặp vợ chồng hiếm muộn mãi mới sinh được một mụn con trai. Tết đến, họ lo lắng vô cùng.

Bất chợt, có tám vị tiên giáng trần, đi ngang qua nhà họ và biết được mọi chuyện. Thương tình, cả 8 vị đã hóa thành 8 đồng tiền rồi để đôi vợ chồng đặt vào giấy gói đỏ, đặt bên gối của con. Đêm đó, khi yêu quái xuất hiện, 8 đồng tiền chợt lóe sáng khiến nó sợ hãi bỏ chạy. Câu chuyện được lan truyền rộng rãi, mọi người đua nhau bỏ tiền vào phong bao đỏ để xua tuổi tà mà và hình thành phong tục lì xì như bây giờ.

Li xi ngay Tet phai kieng 4 dieu dai ky nao?

Dưới đây là 4 điều kiêng kỵ trong lì xì ngày Tết, bạn cần nắm rõ để không mang lại xui xẻo cho chính bản thân và người nhận.

1. Bao lì xì nên để số tiền chẵn

Số tiền trong phong bao lì xì nên để số chẵn hơn là số lẻ, bởi số chẵn tượng trưng cho cõi dương, mai đến nhiều điều may mắn, an khang, tốt lành.

2. Không sử dụng bao lì xì cũ

Bao lì xì cũ tượng trưng cho năm cũ, tức đã hết vượng khí, thậm chí còn chất chứa nhiều hung tinh, không tốt cho người nhận.

3. Nhét tiền mới trong phong bao lì xì

Đầu năm là một sự khởi đầu mới. Thế nên để mang lại may mắn và thể hiện sự chân thành với người nhận, loại bỏ những điều xui xẻo của năm cũ, hãy đặt tờ tiền mới vào phong bao lì xì.

4. Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng

Trong văn hóa Á Đông, mở phong bao lì xì trước mặt người tặng là bất lịch sự, thậm chí còn có thể thổi bay phúc khí, trả lại vận may cho người nhận.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!

Pháp bảo nào đỉnh nhất Tây Du Ký, phá vũ khí của Thái Thượng Lão Quân?

Không phải Túi Nhân Chủng và Kim Cương Trác, pháp bảo này mới lợi hại nhất trong Tây Du Ký, là một ẩn ý thâm sâu của tác phẩm.

Phap bao nao dinh nhat Tay Du Ky, pha vu khi cua Thai Thuong Lao Quan?
Trong "Tây Du Ký" có hai pháp bảo nổi tiếng là Kim Cương Trác của Thái Thượng Lão Quân và Túi Nhân Chủng của Phật Đà La.  

Nước tiểu của Bạch Long Mã giúp trường thọ, sao yêu quái “ngó lơ“?

Dù nước tiểu của Bạch Long Mã (Tam Thái tử của Tây Hải Long Vương) giúp sống trường thọ, nhưng trên thực tế hầu hết yêu quái đều ngó lơ.

Trong Tây Du Ký, Bạch Long Mã dù không xuất hiện nhiều nhưng vẫn nhận được sự chú ý lớn từ công chúng. Nhân vật này tên thật là Quảng Tấn, là Tam Thái tử của Tây Hải Long Vương (em của Đông Hải Long Vương). Vợ của Bạch Long Mã là Vạn Thánh công chúa. Cô ngoại tình với con trùng Cửu Đầu Trùng và bị Tam Thái tử phát hiện. Trong lúc giận dữ, Tam Thái tử không may phá hỏng viên dạ minh châu do Ngọc Hoàng tặng, bị cha bẩm báo lên Thiên Đình nên bị treo lên cửa Trời chờ chết.

Nuoc tieu cua Bach Long Ma giup truong tho, sao yeu quai “ngo lo“?

Bạch Long Mã phạm tội chết nhưng được Bồ Tát cứu

Phong bao lì xì hình rồng hút khách trước Tết Giáp Thìn 2024

Chuẩn bị đón Tết Giáp Thìn 2024 nhưng phong bao lì xì hình rồng đủ màu sắc, kích thước, mẫu mã được rao bán nhiều trên thị trường.

Phong bao li xi hinh rong hut khach truoc Tet Giap Thin 2024
 Phong bao lì xì là một mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đón Tết Giáp Thìn 2024, các phong bao lì xì họa tiết hình rồng chiếm chủ đạo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới