Lì xì ngày Tết có 3 con số giúp tài vận như nước

Lì xì ngày Tết hãy nhớ những con số này để cả năm may mắn, tốt lành cho người nhận.

Lì xì ngày Tết có 3 con số giúp tài vận như nước
Lì xì là gì?
Lì xì là một tên gọi của tục lệ người lớn hơn mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí rực rỡ để mừng tuổi trẻ em, người già và người thân của chúng ta. Những phong bao lì xì gửi gắm lời chúc hạnh phúc, may mắn cả năm tới người nhận.
Tuy nhiên, khi lì xì cho người thân, bạn bè, cũng nên chú ý tới vấn đề phong thủy. Để phong bao lì xì mang nhiều ý nghĩa tốt lành, bạn nên chọn những con số đẹp và tuyệt đối tránh 3 con số đại kỵ.
Li xi ngay Tet co 3 con so giup tai van nhu nuoc
 
Khi cho tiền mừng tuổi vào phong bao lì xì, bạn nên chọn số chẵn - tượng trưng cho sự đủ đầy, viên mãn. Hai, sáu, tám đều là những con số đẹp theo phong thuỷ và số học. Số 2 biểu thị có đôi có cặp, vì vậy tượng trưng cho sự hạnh phúc, may mắn và bền vững. Số 6 là số của lộc lá, tiền tài vì "lục" đồng âm với "lộc".
Mừng tuổi theo số 6 thường kèm theo mong ước năm mới sẽ luôn giàu sang, sinh tài, sinh lợi. Trong văn hoá phương Đông, số 8 mang đến sự thịnh vượng, thành công. Số 8 trong tiếng Trung là "bát", đọc lái đi là "phát", luôn sinh tiền tài. Ngoài ra, số 9 tuy là số lẻ nhưng mang ý nghĩa trường tồn, nên nếu bạn lì xì cho người lớn tuổi, mệnh kim thì số 9 cũng rất phù hợp.
Bên cạnh đó, 3 con số cấm kỵ, mang điềm không may là 3, 4 và 7. Ba và bảy đều là số lẻ, không có đôi có cặp. Trong văn hoá Trung Quốc, số 3 không tốt cho các mối quan hệ vì nó khiến mọi người trở nên tách biệt, chia cắt. Số 7 đọc là "qi" gần giống với “đi” khiến người ta có liên tưởng “phú quý đi”, còn trong Hán Việt đọc là "thất" thường đi liền với các từ thất bại, thất bát nên 7 bị coi là số xui xẻo, không may mắn. Còn số 4, tuy là số chẵn nhưng "tứ" lại gần với "tử" nên năm mới cần kiêng kỵ tránh dùng số này.
Khi trao phong bao lì xì, bạn cũng nên lưu ý một vài điểm sau.
Nên lì xì cho trẻ con vào đêm giao thừa
Thời điểm thích hợp nhất để lì xì mừng năm mới cho trẻ là vào đêm giao thừa, với ngụ ý năm mới trẻ sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh, gặp nhiều điều tốt lành. Số tiền lì xì cho trẻ nên bằng nhau để tránh ghen tỵ, mất hoà khí trong năm mới
Số tiền lì xì cho người lớn tuổi nên giữ nguyên hoặc tăng dần theo từng năm
Khi biếu tiền Tết cho người lớn tuổi, theo điều kiện kinh tế, số tiền trong bao lì xì nên tăng theo hàng năm hoặc ít nhất là giữ nguyên để chúc người già sống lâu, tài lộc nhiều hơn năm cũ.
Sử dụng bao lì xì và tiền mới
Năm mới cần bỏ lại những điều cũ, xui rủi ở phía sau nên bạn hãy chuẩn bị bao lì xì và tiền mới nhằm ngụ ý những điều may mắn, tốt lành sẽ đến trong năm mới.
Không niêm phong bao lì xì
Tốt nhất bạn không nên niêm phong bao lì xì. Phong bao mở mang ý nghĩa tiền luôn đến, luôn có.

Ngày Tết người dân được đốt pháo gì?

Trong dịp Tết Âm lịch 2022, người dân được sử dụng những loại pháo nào? Nếu xảy ra việc sử dụng pháo trái phép thì bị xử phạt ra sao?

Ngày Tết người dân được đốt pháo gì?
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng pháo. Trong đó, nội dung về cho phép người dân được mua và sử dụng pháo hoa. Tuy nhiên có một số lưu ý đối với người dân về quy định sử dụng pháo như sau:
Ngay Tet nguoi dan duoc dot phao gi?
Ảnh minh họa. 

Cách sơ cứu mắt bị thương do pháo nổ, tránh dẫn tới mù lòa

Thời gian gần đây, liên tục xảy ra tai nạn do đốt pháo. Nhiều trường hợp không biết sơ cứu mắt đúng cách, khiến bệnh nhân đối diện nguy cơ mù lòa.

Cách sơ cứu mắt bị thương do pháo nổ, tránh dẫn tới mù lòa
Cach so cuu mat bi thuong do phao no, tranh dan toi mu loa
Những ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về tai nạn do pháo nổ, đốt pháo gây ra. Trong các vụ tai nạn, thương tích thường gặp nhất là ở tay và mặt, đặc biệt là bọng mắt. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ nhãn cầu, vĩnh viễn mất cơ hội nhìn thấy ánh sáng. (Ảnh: Sohu, minh họa)

Biệt đội cảm tử có thật trong lịch sử, cứu sống cả châu Âu

Biệt đội cảm tử bao gồm 3 tình nguyện viên, dũng cảm chui vào bể nước nhiễm xạ để tháo ngòi nguy cơ nổ tiếp theo trong thảm họa điện hạt nhân Chernobyl.

Biệt đội cảm tử có thật trong lịch sử, cứu sống cả châu Âu
Biet doi cam tu co that trong lich su, cuu song ca chau Au
 Ngày 26 tháng 4 năm 1986, một cuộc thử nghiệm tại nhà máy hạt nhân Chernobyl bị mất kiểm soát, gây ra hai vụ nổ tại lò phản ứng số 4, khiến hai công nhân thiệt mạng ngay lập tức và thêm 29 người khác trong 4 tháng sau vụ nổ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới