Lênh đênh phận đời mưu sinh trên xóm nước nổi giữa lòng Tây Nguyên

Hơn 90 nhân khẩu từ Hải Dương, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, họ mưu sinh, lập nên làng chài Điếu Ngư độc nhất vô nhị giữa lòng Tây Nguyên.

Xóm nổi trên “dòng sông chảy ngược”
Sông Sê San được mệnh danh là “dòng sông chảy ngược” có chiều dài 237km với lưu vực hơn 11.000km2 . Nổi tiếng dồi dào nguồn thủy sản với những loài cá quý như anh vũ, lăng, sihanouk, chạch, chép..., Sê San còn được mệnh danh là “dòng sông năng lượng”. Những năm qua, nhiều phận người tứ xứ tìm đến Sê San định cư. Cách đây 8 năm, giữa lòng hồ thủy điện Sê San 3 đã bắt đầu hình thành làng chài.
Lenh denh phan doi muu sinh tren xom nuoc noi giua long Tay Nguyen
Buổi chiều muộn một vài cư dân làng chài vẫn miệt mài đánh bắt cá trên sông. 
Có dịp ghé làng chài Điếu Ngư, từ rất xa, chúng tôi đã cảm nhận được mùi ngai ngái, nồng nồng của cá cơm, cá lóc khô đặc trưng thoang thoảng trong gió rừng. Càng tiến về khu vực dòng sông, du khách cứ ngỡ như đang lạc vào một xóm nổi ở miền Tây Nam Bộ. Bởi, ngay trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà nổi được lợp chắc chắn bằng tôn, xếp thành một dãy hàng ngang nối dài. Bên cạnh mỗi nhà là những bè nuôi các loài cá quý. Trong khoảng không gian ấy, người ta dễ dàng nhận thấy hình ảnh ngư dân ngồi xẻ, phơi cá, í ới gọi nhau.
Thấy chúng tôi, ông Nguyễn Văn Triều (41 tuổi, quê An Giang), người được bầu làm tổ trưởng làng chài độc đáo này tự hào giới thiệu: “Đây là làng chài ốc đảo, chắc các bạn rất hiếm gặp ở Tây Nguyên này”. Vừa nói, người đàn ông da rám nắng vừa nhanh chân chạy ra mở neo chiếc thuyền máy của gia đình đưa chúng tôi đi dạo quanh làng chài hứa hẹn nhiều điều thú vị. Chiếc thuyền máy của ông Triều rẽ nước, lướt bồng bềnh trên mặt sông lấp loáng ánh mặt trời.
Càng lại gần, cả ốc đảo náo nhiệt bởi tiếng thuyền máy chạy xình xịch, tiếng gõ thuyền đuổi cá và cả tiếng sóng vỗ ầm ào. Trên đường đi, gặp nhà nào trong ốc đảo, ông Triều cũng giới thiệu vanh vách tên tuổi, quê quán của họ. Ông cho chúng tôi cảm giác, ông thuộc lòng tên tuổi của từng thành viên trong ngôi làng có 29 hộ dân với hơn 90 nhân khẩu này, theo ông, gia đình sống lâu nhất ở đây cũng dễ đến 7-8 năm.
Kể về lý do đến lập nghiệp ở vùng ngã ba sông này, ông Triều chia sẻ: “Quê tôi ở tận An Giang. Năm 2009, mất mùa dữ lắm, miếng ăn cũng thiếu, nói gì đến chuyện cho con cái học hành. Thấy có người mách lên Tây Nguyên kiếm sống, tôi cũng “nhắm mắt đưa chân”. Lúc đầu, vì cuộc sống ở quê khó khăn, đánh liều lên đây chài lưới mưu sinh, tôi chỉ mang theo mấy triệu đồng, đủ sắm con thuyền và một ít lưới”.
Cần mẫn làm lụng, ông Triều sắm thêm ngư cụ, mua thép, đinh, tôn rồi đi chặt lồ ô về dựng chòi nổi trên sông. “Thấy ở đây làm ăn được, tôi đón vợ lên, mua thêm mấy lồng cá và bán tạp hóa. Đến nay, gia đình đã có 20 tay lưới, 10 vó lưới và 2 lồng cá. So với hồi ở quê, thu nhập giờ cao hơn nhiều. Cũng từ đó, vợ chồng tôi xác định đây là quê hương mới của mình”, ông Triều tâm sự.
Thấy làm ăn được, 13 hộ dân nghèo đồng hương của ông cũng theo ông tìm về ốc đảo sinh sống. Sau này, có thêm nhiều người tỉnh khác đến mưu sinh ở khu vực hồ thủy điện. Một làng chài giữa bốn bề rừng núi mọc lên.
Giấc mơ an cư
Chiếc thuyền chở chúng tôi cập bến căn nhà nổi của anh Nguyễn Thành Nhân (quê An Giang). Dẫn chúng tôi đi thăm khu vực nuôi cá lồng, anh Nhân kể: “Xây dựng được cơ ngơi như bây giờ cũng vất vả lắm. Lúc mới lên, các anh em ở đây như người không có lai lịch, phải chạy trốn suốt. Lúc ở tỉnh Gia Lai, nhìn thấy cán bộ là cả làng lên thuyền xuôi qua Kon Tum trốn. Đợi họ đi rồi mới dám quay thuyền ngược lại. Nhiều lúc nghĩ lại thấy buồn. Sao số phận mình cứ như dòng nước lênh đênh. Đến khi chạy trốn mãi cũng không ổn, chúng tôi mới viết đơn tập thể, mong được đăng ký thường trú ở tỉnh Kon Tum”.
Lenh denh phan doi muu sinh tren xom nuoc noi giua long Tay Nguyen-Hinh-2
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, bấp bênh nhưng những cư dân làng chài luôn lạc quan. 
Trong số 29 hộ dân sống trên ốc đảo, hộ chị Trần Thị Tý (37 tuổi, quê tỉnh Thừa Thiên - Huế) đến định cư muộn nhất. Vợ chồng chị mới lên ốc đảo được hơn 1 năm. Khi chúng tôi đến, chị Tý và đứa con nhỏ vừa chèo thuyền về.
Đưa mẻ cá mới bắt được lên, chị Tý cho biết: “Vì tương lai của mấy đứa con nên chúng tôi mới bỏ quê lên đây. Mặc dù đây được gọi là xứ “khỉ ho, cò gáy” nhưng được cái dễ kiếm tiền. Sống ở ốc đảo, nhưng con tôi và những đứa trẻ ở đây đều được đến trường”.
Khi chúng tôi hỏi về tương lai, chị Tý thật thà: “Giờ không còn ai xua đuổi chúng tôi. Chính quyền xã cũng cho dân ngụ cư đăng ký tạm trú, có người đã được nhập khẩu. Các hộ gia đình giờ chỉ mơ ước có một mảnh đất để xây nhà, tránh gió bão cho mấy đứa nhỏ yên tâm học hành. Đời bố mẹ chúng khổ quá nhiều nên phải tha hương, chỉ mong con cháu sau này ổn định nơi miền đất mới”.
Vừa dứt lời, chị cúi đầu che đi những giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Ước muốn “an cư lạc nghiệp” ở miền đất mới của xóm nhà nổi đặc biệt này đang dần trở thành hiện thực. Tại đây, ngày càng có nhiều hơn hộ gia đình làm nhà nổi kiên cố. Nhìn xung quanh, chúng tôi thấy hàng chục căn nhà nổi chắc chắn, không khác gì những căn nhà sàn vững chãi đang nổi trên mặt nước.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Đinh Văn Thân, một thành viên xóm nhà nổi chia sẻ: “Có nhà cửa ổn định, ngoài việc đánh bắt cá trên sông, bà con nơi đây còn tập trung làm lồng, bè nuôi cá để tăng thu nhập. Bình quân mỗi hộ nuôi từ 4-5 lồng cá. So với ở quê thì thu nhập ở đây ổn định hơn rất nhiều”.
Giờ đây, khi được ở cố định một chỗ, việc học của trẻ em cũng thuận tiện hơn. Cả xóm có 14 em đang độ tuổi đi học thì có 10 em được đến lớp đầy đủ. Tình trạng con chữ “dập dềnh” theo sóng nước đã không còn. Hôm chúng tôi đến, các em trong độ tuổi đi học đều đã đến trường. Vì trường xa, mãi tận chiều, các em mới trở về nhà.
“Con tôi, một đứa học lớp 9, một đứa lớp 6. Sáng tôi chèo ghe chở con ra bờ rồi lấy xe máy chở các cháu đến trường. Ở đây, phụ huynh cứ thay phiên chở các cháu đi học. Xa thì xa thật nhưng ngày nào các cháu trong làng cũng đi học chuyên cần”, ông Triều phấn khởi.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tùng, người già nhất làng chài đặc biệt này móm mém nói: “Tôi chỉ cầu mong bà con xóm đảo được lên bờ an cư, ổn định cuộc sống. Chỉ vậy thôi là chúng tôi mừng lắm rồi”.
Và, đó cũng là mong ước của tất cả bà con làng chài nơi đây. An cư, lạc nghiệp, ai nấy đều mong muốn ổn định cuộc sống để chú tâm vào làm ăn, sản xuất. Hy vọng khi trở lại đây vào một ngày gần nhất, chúng tôi sẽ được gặp gỡ bà con trong những ngôi nhà chắc chắn ở trên bờ, được nghe tiếng cười giòn tan, khỏe khoắn, được thấy những bữa cơm đầm ấm có thêm thịt tươi, rau sạch.

Chùm ảnh: Ngỡ ngàng vẻ đẹp làng chài cổ nhất ở Việt Nam

Du khách có cơ hội chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình của một trong những làng chài cổ nhất ở Việt Nam - làng chài Cái Bèo.

Làng chài Cái Bèo xưa còn gọi là làng chài Vụng O, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2009. Di chỉ Cái Bèo được xác định toạ độ 20o43'8'' vĩ Bắc và 107o3'2'' kinh Đông (cách trung tâm thị trấn huyện 1,5km) với độ cao trung bình 4m so với mặt nước biển.
Làng chài Cái Bèo xưa còn gọi là làng chài Vụng O, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2009. Di chỉ Cái Bèo được xác định toạ độ 20o43'8'' vĩ Bắc và 107o3'2'' kinh Đông (cách trung tâm thị trấn huyện 1,5km) với độ cao trung bình 4m so với mặt nước biển. 

Ảnh: Những bích họa đẹp mê hồn ở làng chài Quảng Nam

Một ngôi làng chài ở Quảng Nam bỗng chốc "hóa" thành xứ sở cổ tích đẹp mê hồn, rực rỡ và lộng lẫy dưới đôi bàn tay của các họa sỹ đến từ Hàn Quốc.

Đây là dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Dự án này do Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF), Chương trình định cư con người Liên Hợp Quốc (UN Habitat) cùng UBND TP Tam Kỳ (Quảng Nam) phối hợp thực hiện nhằm mục đích xây dựng một không gian sống nơi vùng ven với cảnh quan đẹp mắt, văn minh, đồng thời tạo thêm sinh kế cho người dân vùng biển…

Đây là dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Dự án này do Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF), Chương trình định cư con người Liên Hợp Quốc (UN Habitat) cùng UBND TP Tam Kỳ (Quảng Nam) phối hợp thực hiện nhằm mục đích xây dựng một không gian sống nơi vùng ven với cảnh quan đẹp mắt, văn minh, đồng thời tạo thêm sinh kế cho người dân vùng biển…

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.