Lễ cưới của công chúa ngày xưa diễn ra thế nào?

Lễ cưới của công chúa không chỉ là việc lớn của hoàng gia, mà còn là chuyện hệ trọng của cung đình, đất nước.

Khi một nàng công chúa triều Nguyễn đến tuổi 16, nhà vua sẽ sai Bộ Lại, Bộ Binh lập danh sách con, cháu, chắt các công thần từ hàng nhị phẩm trở lên. Ngoài gốc gác, những chàng trai này phải khôi ngô tuấn tú, thông minh, không bị dị tật.

Le cuoi cua cong chua ngay xua dien ra the nao?
Ảnh tái hiện đám cưới công chúa triều Nguyễn tại Festival Huế năm 2015. Ảnh: ITN.

Dịp này, vua cử một hoàng thân làm chủ hôn, một đại thần làm chiếu liệu để sắp đặt mọi việc liên quan, đứng ra lo liệu công việc lễ cưới. Căn cứ trên phiếu kê danh sách của Bộ Lại, Bộ Binh, 2 vị này chọn lấy 5 người hợp tuổi, xứng đáng, tâu lên để vua lựa chọn phò mã cho công chúa.

Vật phẩm trong lễ cưới công chúa

Theo sách "Đời sống trong cung đình triều Nguyễn", cùng những tư liệu lịch sử do Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại, lễ cưới công chúa triều Nguyễn gồm 6 lễ, 2 lễ cử hành trong một ngày, tất cả thành 3 ngày ngắt quãng nhau.

Trong ngày thứ nhất sẽ diễn ra lễ Nạp thái và lễ Vấn danh. Theo đó, trong lễ Nạp thái, gia đình nhà trai sẽ đưa lễ vật vào cung. Lễ vật bao gồm một con trâu, 1 con lợn, 2 mâm trầu, 2 vò rượu, 2 cây gấm, 10 tấm lụa, 4 thỏi vàng, 1 đôi bông tai, 1 cái mâm vàng, 2 chuỗi ngọc và 16 thỏi bạc.

Người được cử làm chủ hôn sẽ bày gấm, lụa, trầu cau lên bàn thờ, còn vàng bạc, nữ trang được truyền trao cho công chúa. Ngoài lễ Nạp thái là lễ Vấn danh với lễ vật gồm 2 con trâu, 2 con lợn, 2 vò rượu.

Lễ cưới ngày thứ hai sẽ có 2 lễ gồm Nạp trưng và Nạp cát. Nạp trưng lễ vật gồm 2 con trâu, 2 con bò, 2 con lợn, 1 mâm trầu cau, 2 vò rượu, 2 tấm lụa hoa, 20 tấm lụa trơn, 6 thỏi vàng, 20 thỏi bạc. Phẩm vật trong lễ Nạp cát gồm 2 con bò, 2 con trâu, 2 con lợn và 2 vò rượu.

Sau các lễ trên, vua sai đại thần đem lễ vật đi cáo các lăng miếu. Trước hôm lễ thành thân 3 ngày, các bà mệnh phụ cùng nữ quan dẫn công chúa đến lạy các miếu, vào cung lạy hoàng hậu, hoàng thái hậu.

Trước 2 ngày, vua sai quan Khâm mạng tới thăm phủ đệ phò mã, mang tới giường thất bảo, màn bát tiên, văn phòng tứ bửu bày tại nhà phò mã để chuẩn bị cho ngày rước dâu.

Tới ngày thứ 3 sẽ tổ chức 2 lễ còn lại là lễ Diện nhan và lễ Thân nghinh. Lễ vật của lễ Diện nhan gồm một hộp chỉ ngũ sắc, 100 đồng tiền, 2 con giống (chim nhạn hoặc ngỗng) nhốt trong 2 lồng có dây đỏ buộc liền nhau. Tất cả những lễ vật này tượng trưng cho sự chung thủy, giàu có, thịnh vượng, con đàn, cháu đống.

Khi diễn ra lễ Thân nghinh, hai ông bà chiếu lệ sẽ đến phủ đệ phò mã, tự tay sắp đặt giường nằm, trải chiếu cho đôi uyên ương trẻ. Chủ hôn lựa chọn 10 hoàng thân, 2 phò mã, 2 viên quan văn, 2 quan võ cùng phu nhân tề chỉnh võng lọng đợi giờ dẫn dâu. Bộ Binh phái 300 lính nhung phục cầm cờ quạt, nghi trượng chờ sẵn trước cửa cung.

Lễ rước dâu của phò mã

Khi tất cả đã sẵn sàng, phò mã mặc lễ phục vào lạy vua xin đón công chúa trong một gian phòng bốn bên có màn che, pháo phủ.

Trước thời khắc về nhà chồng, công chúa đội mũ phượng, mặc áo bào đỏ có thêu hoa tròn và chim phượng, xiêm bằng đoạn bát ty màu bạch tuyết, đi hài đỏ thêu hình chim phượng. Chuẩn bị xong xuôi, công chúa được nữ quan dẫn đến hầu vua cha và mẫu hậu để được nghe những lời giáo huấn trước lễ Thân nghing.

Khi kiệu hoa tới trước cửa Tả đoan, công chúa bước ra, bên trong, phò mã đã chờ sẵn bên kiệu, tự tay vén màn mời công chúa lên.

Phò mã cưỡi ngựa che 2 lọng, lính hầu bê tráp dẫn đường, có 300 binh sĩ cầm cờ quạt, nghi trượng và phường nhạc. Theo bên kiệu công chúa là 6 nữ quan và các thể nữ mặc áo mã tiên, 2 người cầm lồng đèn, 2 người cầm nhành thiên tuế, 2 người ôm lồng ngỗng, 4 người ôm tráp trầu và hộp hương.

12 vị hoàng thân, 2 phò mã, 4 viên quan văn võ cùng phu nhân đi võng lọng dẫn đường. Ra khỏi hoàng thành, phò mã được lên kiệu cùng công chúa.

Kiệu cô dâu về đến phủ, sẽ được rước thẳng vào cửa chính, phò mã vén kiệu đỡ công chúa vào phòng. Đoàn đưa công chúa được mời vào phòng khách để nhận khoản đãi.

Phò mã cùng công chúa vào lễ ở bàn thờ lễ tơ hồng, dự lễ Hợp cẩn. Hai vợ chồng ăn chung mâm cỗ lễ tơ hồng, cùng uống rượu trong 2 chén làm bằng 2 nửa của cùng một quả bầu.

Ngày hôm sau, công chúa sẽ theo chồng tới ra mắt cha mẹ chồng. Nghi lễ gồm 4 lạy, cha mẹ đáp lễ bằng 2 vái. Ngày thứ 3 hai vợ chồng đến từ đường lễ tổ tiên nhà chồng, mỗi người lạy bốn lạy, 2 vái.

Đến ngày thứ 9, hai vợ chồng vào chầu vua, phò mã sẽ được vua ban một bộ triều phục tam phẩm, 2 áo gấm, 2 bộ yên ngựa. Sau khi lạy tạ vua 5 lạy, phò mà và công chúa vào lạy chào hoàng hậu và hoàng thái hậu.

Khi đi lấy chồng, công chúa sẽ được vua cấp của hồi môn, chồng công chúa sẽ được phong làm Phò mã Đô úy.

Cưới được công chúa, phò mã được cấp bổng lộc hàng năm, công việc chủ yếu là dự yến tiệc, theo hầu nhà vua.

Lễ cưới công chúa từ thời vua Tự Đức (1887 - 1883) được tiến hành ở Tôn Nhơn Phủ (Nhờ thờ nhà Nguyễn). Theo thời gian, lễ cưới công chúa ngày càng thay đổi, các lễ vật ngày càng đơn giản hơn.

 * Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Công chúa triều Thanh nào bị “sủng ái” đến chết?

Dù được biết là thân phận cao quý trong thời phong kiến, thế nhưng nhiều nàng Công chúa phải đánh đổi rất nhiều và không phải ai cũng có một cuộc đời như ý.

Công chúa triều Thanh nào bị “sủng ái” đến chết?

Thời phong kiến, quyền lực tập trung vào tay Hoàng đế, hoàng tộc cũng được hưởng vinh hoa phú quý vô tận và được đãi ngộ tốt nhất. Mặc dù thời đó quan niệm trọng nam khinh nữ rất được chú ý, nhưng thân là Công chúa cao quý nhất định không thể ngang hàng với phụ nữ dân gian.

Cong chua trieu Thanh nao bi “sung ai” den chet?

"Công chúa xấu số nhất" triều Thanh bị "sủng ái" đến chết, Khang Hy biết chuyện liền cho tuẫn táng Phò mã cùng nàng. Ảnh: Sohu

Hé lộ “nỗi khổ” khó nói của các phò mã nhà Thanh

Nhiều người cứ ngỡ cưới được cách cách - con gái hoàng đế thì phò mã nhà Thanh sẽ có cuộc sống giàu sang, quyền lực. Thế nhưng, cuộc sống của phò mã không hề dễ dàng, thậm chí họ phải chịu nhiều "nỗi khổ" khó nói.

Hé lộ “nỗi khổ” khó nói của các phò mã nhà Thanh
He lo “noi kho” kho noi cua cac pho ma nha Thanh
 Đối với nhiều người, phò mã nhà Thanh là cái danh mà nhiều người ngưỡng mộ, ao ước vì cho rằng họ cưới được con gái của hoàng đế đồng nghĩa với việc phần đời còn lại sẽ có cuộc sống giàu sang, phú quý, có địa vị cao trong triều đình...

Đêm tân hôn, vợ làm một việc khiến tôi sợ lên giường

Vào đêm tân hôn, sau màn ân ái nồng nàn, tình cờ tôi lật chiếc gối lên thì lập tức phải đứng hình

Đêm tân hôn, vợ làm một việc khiến tôi sợ lên giường

Tôi cưới vợ được nửa tháng rồi nhưng trong nửa tháng qua mỗi lần lên giường đi ngủ mà tôi vẫn thấy sợ hãi không yên.

khi nhìn thấy một vật đặt bên dưới. Đó là một cái kéo rất sắc!

Đọc nhiều nhất

Tin mới