Lấy đất sân golf mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất như thế nào?

Đơn vị lập điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất cho biết có 4 phương án lấy đất sân golf để mở rộng sân bay.

Sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa tại Quốc hội hôm 8/6 "không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc", đại diện Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC), đơn vị chịu trách nhiệm lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết Càng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giải thích rằng phương án này không khả thi vì kinh phí lớn.
Trong khi đó, PGS TS Nguyễn Thiện Tống (chuyên gia kỹ thuật hàng không) khẳng định hoàn toàn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc, phần đất đang làm sân golf.
Đã tính toán việc lấy đất sân golf để mở rộng Tân Sơn Nhất
Trao đổi với Zing.vn, PGS TS Nguyễn Thiện Tống nhìn nhận việc cải tạo, nâng cấp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là yêu cầu cấp bách và cần thiết.
"Việc thiếu đất, đường lăn, bãi đỗ khiến máy bay phải thường xuyên đợi chờ, bay vòng, đậu cách xa nhà ga. Hành khách phải di chuyển bằng xe buýt từ khu kiểm tra an ninh ra chỗ đậu tàu bay khiến năng suất khai thác rất hạn chế. Cũng vì lý do đó dẫn đến delay giờ bay, làm chậm thời gian di chuyển của hành khách”, PSG.TS Nguyễn Thiện Tống phân tích.
Nếu được thu hồi 157 ha đất sân golf, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đề xuất phương án xây dựng đường băng cất hạ cánh (CHC) thứ 3 dài 2.600m trên phần đất thu hồi từ sân golf và có khoảng cách 760 m với đường băng cất hạ cánh số 1 dài 3.800 m hiện hữu.
Lay dat san golf mo rong san bay Tan Son Nhat nhu the nao?
Các hạng mục bên trong dự án sân golf Tân Sơn Nhất. Đồ họa: Minh Trí. 
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Bách Tùng, Giám đốc Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC), đơn vị chịu trách nhiệm lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thông tin việc sử dụng phần đất sân golf để mở rộng Tân Sơn Nhất đã có mặt trong 4/7 phương án quy hoạch mở rộng sân Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Trong đó, phương án 1 đã nghiên cứu xây dựng mới 1 đường CHC phía bắc, cách đường CHC 25R/07L 1.800 m và xây dựng 2 nhà ga mới, các công trình phụ trợ nằm trên khu vực đất sân golf. Phương án do đơn vị tư vấn Nhật Bản nghiên cứu có tổng mức đầu tư 201.000 tỷ đồng, ảnh hưởng 140.000 hộ dân và giải phóng mặt bằng lên tới 616 ha.
Phương án 2 nghiên cứu xây dựng mới đường CHC số 3 về phía Bắc và hoàn chỉnh hệ thống đường lăn, sân đỗ, khu dịch vụ kỹ thuật và nhà ga hành khách với 3 kịch bản (phương án) khác nhau gồm: 2A, 2B, 2C.
Phương án 2A, có tổng mức đầu tư khoảng 187.265 tỷ đồng, ảnh hưởng khoảng 68.000 hộ dân, giải phóng mặt bằng 561ha. Phương án 2B, tổng mức đầu tư khoảng 152.425 tỷ đồng, ảnh hưởng khoảng 42.000 hộ dân, giải phóng mặt bằng 499.81ha. Phương án 2C có tổng mức đầu tư khoảng 100.961 tỷ đồng, ảnh hưởng khoảng 25.400 hộ dân, giải phóng mặt bằng 326.5ha.
“Các phương án trên đều có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, số hộ dân phải giải tỏa nhiều nên kinh phí triển khai sẽ rất tốn kém, thời gian xây dựng kéo dài và ảnh hưởng đến an sinh xã hội”, ông Nguyễn Bách Tùng phân tích.
Vẫn phải giải tỏa dân khi xây dựng đường băng số 3
Trong đề xuất của mình, PGS.TS Nguyễn Thiện Thống cho rằng việc xây dựng đường băng thứ 3 có thể dài trên 2.600 m mà không cần giải tỏa hộ dân nào.
"Khi thu hồi đất sân golf có thể xây dựng thêm nhà ga, đường dẫn vào nhà ga sẽ được mở ở hướng đường Tân Sơn hoặc Quang Trung. Khi đó, hành khách các tỉnh đi từ quốc lộ 1 vào sẽ rất nhanh, tránh gây ùn tắc ở cửa ngõ phía đường Trường Sơn", PGS Nguyễn Thiện Thống nói.
Lay dat san golf mo rong san bay Tan Son Nhat nhu the nao?-Hinh-2
Sân Golf hoạt dộng cạnh đường băng ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Lê Quân. 
Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc ADCC khẳng định không thể xây được đường băng 2.600 m trong phạm vi sân golf mà không phải giải tỏa nhà dân. Cụ thể, trong 7 phương án báo cáo Chính phủ thì có phương án 2B tính toán đến việc mở đường băng tại vị trí mà PGS Tống đề cập.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Bách Tùng nhắc lại tính khả thi của phương án này không cao vì vẫn phải giải phóng nhà dân và đơn vị quân đội.
Giám đốc ADCC thông tin thêm khi xây dựng đường băng 2.600 m không chỉ đơn thuần là làm mỗi đường băng này mà còn cần thêm chiều dài để bố trí các dải bảo hiểm và các hệ thống đèn tiếp cận. Đây là những điều kiện tối thiểu để cất, hạ cánh cả ban ngày lẫn ban đêm.
Theo ông Nguyễn Bách Tùng, cần tổng cộng chiều dài khoảng 4.000 m để xây dựng đường băng 2.600 m và vẫn cần phải giải toả nhà dân và các đơn vị quân đội.
Giám đốc ADCC cho hay sau khi xem xét 7 phương án, Chính phủ lựa chọn phương án 3 với ưu điểm lớn nhất là đáp ứng năng lực khai thác 43 - 45 triệu hành khách/năm nhưng lại có thời gian thực hiện quy hoạch nhanh nhất (2 - 3 năm), kinh phí thấp nhất (ước khoảng 16.000 tỷ đồng) và diện tích đất quốc phòng phải chuyển đổi là ít nhất (12,54ha).
Giám đốc ADCC Nguyễn Bách Tùng cũng cho biết khu vực phía bắc Tân Sơn Nhất còn có nhiều đơn vị quân đội nằm giữa sân golf và sân bay, đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất, bảo vệ TP.HCM.
Lay dat san golf mo rong san bay Tan Son Nhat nhu the nao?-Hinh-3
Giám đốc ADCC cho biết giữa sân golf và sân bay còn có nhiều đơn vị quân đội. Đồ họa: Minh Trí. 
Chỉ nên nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm
Trao đổi với báo chí, tiến sĩ Lương Hoài Nam, chuyên gia hàng không, cho biết phương án mở rộng về phía bắc với việc xây thêm một đường băng cách đường băng hiện hữu 1.800 m (tối thiểu cũng phải cách 1.035 m), đưa công suất sân bay lên khoảng 70-80 triệu khách/năm, là quy mô điều chỉnh khác hẳn về bản chất so với phương án mở rộng về phía nam.
Số lượng người dân phải giải tỏa, di dời có thể lên đến hàng trăm nghìn người. Chỉ riêng điều đó đã ít có tính khả thi về các yếu tố kinh tế - xã hội. Ngoài ra, nó cũng làm thay đổi toàn bộ cơ sở đầu vào, đầu ra của dự án sân bay Long Thành.
Hơn nữa, sân bay hai đường băng hoạt động độc lập theo quy định của ICAO phải cách nhau tối thiểu 1.035 m. Nhưng hai đường băng hiện hữu của sân bay Tân Sơn Nhất chỉ cách nhau 365 m nên không thể hoạt động độc lập. Ông Nam cho rằng công suất của Tân Sơn Nhất phù hợp nhất là nâng lên 50 triệu hành khách/năm.
Trong khi đó, đứng từ góc nhìn quy hoạch thành phố, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đồng tình phương án thu hồi đất sân golf để xây dựng thêm nhà ga T4, mở đường dẫn từ hướng đường Quang Trung. Ông Sơn khẳng định nếu làm được sẽ giảm bớt kẹt xe ở góc đường Hoàng Hoa Thám - Cộng Hòa, vòng xoay Lăng Cha Cả.

Mưa lớn, đường vào sân bay Tân Sơn Nhất lại ngập

Mưa lớn khiến cho khu vực vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) ngập lụt, khiến nhiều người phải lội bộ để làm thủ tục cho kịp chuyến bay.

Mua lon duong vao san bay Tan Son Nhat lai ngap

Người dân sống quanh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết mưa xuống là ngập.

Hí họa sân bay Tân Sơn Nhất ngập nước nặng

Cơn mưa lớn vừa qua làm sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) ngập nặng. Cộng đồng mạng đổi tên sân bay quốc tế này thành "sân bơi lớn nhất Việt Nam".

Ngày 26/8, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, mưa lớn làm ngập cục bộ một số vị trí sân đỗ (từ bãi đỗ số 10 đến 14, 51, 56). Tuy nhiên, lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất lại phủ nhận việc này, dù trên mạng xuất hình ảnh cho thấy sân bay Tân Sơn Nhất ngập nặng.
Ngày 26/8, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, mưa lớn làm ngập cục bộ một số vị trí sân đỗ (từ bãi đỗ số 10 đến 14, 51, 56). Tuy nhiên, lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất lại phủ nhận việc này, dù trên mạng xuất hình ảnh cho thấy sân bay Tân Sơn Nhất ngập nặng

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.