Lau bàn thờ ngày rằm nhất định phải tránh điều này

Lau bàn thờ ngày rằm nhất định phải tránh điều này, đừng tưởng đơn giản mà bỏ qua lại bị gia tiên trách phạt - hãy chú ý ngay.

Những ngày mùng 1, ngày Rằm hay Lễ tết, hầu hết các gia đình đều lau dọn bàn thờ sạch sẽ để thắp nén hương để bày tỏ lòng thành kính với Tổ tiên. Đặc biệt vào dịp cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an. Và họ luôn tâm niệm rằng, việc lau dọn bàn thờ là quan trọng nhất, cần được làm thật kỹ càng, sạch sẽ.
Lau chùi cẩn thận, tránh làm đổ vỡ đồ thờ
Theo một nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người cho biết: Xưa kia việc cúng lễ được quan niệm là việc của đàn ông là người chủ gia đình, đích thân chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Phụ nữ trông coi việc bếp núc.
Trên bàn thờ, tủ thờ thường có hộp ghi lại gia phả, văn bản cổ quý, di chúc… nên không muốn khi bao sái, dọn dẹp nơi thờ cúng con dâu tò mò mở ra, biết hết việc của dòng họ.
Lau ban tho ngay ram nhat dinh phai tranh dieu nay
Ảnh minh họa. 
Ngày nay, ở đô thị việc bày biện hay thắp hương trên bàn thờ không phân biệt nam, nữ, tuổi tác. Nhưng ở thôn quê nhiều địa phương vẫn giữ nếp xưa, việc cúng lễ là do đàn ông trong nhà làm. Vào những ngày cúng lễ quan trọng như rằm, mùng 1, giỗ chạp… thì mời người lớn tuổi nhất họ hoặc cao tuổi nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên.
Thờ phụng là trách nhiệm, luân lý của người Việt, thể hiện tình cảm, niềm tin huyết thống gia đình, tổ tiên. Việc bao sái bàn thờ ai làm cũng được, không cứ phải chọn lựa, nhất là nhà ở đô thị, việc thờ cúng bao sái không còn phân biệt rạch ròi như trước. Người bao sái bàn thờ làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm và những đồ quý (như cây nến cổ, bình quý, bài vị… của tổ tiên để lại. Cả những tấm ảnh bố mẹ ông bà để thờ lâu ngày, nếu bao sái không cẩn thận mà bị hỏng, rách thì không sao có lại được nữa.
Dùng nước lạnh để rửa bài vị
Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).
Tóm lại, việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Các chị nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Tuyệt đối tránh những điều này khi đặt bàn thờ gia tiên trong nhà

Trong quan niệm phong thủy, việc đặt bàn thờ ra sao vô cùng quan trọng vì đây là nơi linh khí quy tụ, nơi để người trần liên hệ với những người đã khuất.

Chính vì thế gia chủ cần tránh những điều sau đây khi đặt bàn thờ gia tiên cho gia đình.

Lau dọn bàn thờ gia tiên, Thần Phật theo kiểu này, mãi không giàu được

Dưới đây là cách đặt và lau dọn bàn thờ gia tiên, Thần Phật đúng chuẩn phong thủy để gia chủ đón lộc vào nhà, vận may vây kín lối.

Theo phong tục, truyền thống của người Việt, bàn thờ là nơi thiêng liêng, luôn đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm, thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Việc đặt ở vị trí nào, lau dọn và nên đặt vật dụng gì trên bàn thờ vô cùng quan trọng. Có nhiều gia đình phạm phải những điều đại kỵ trong việc đặt và lau dọn nên cuộc sống không khá giả lên được. Trao đổi với Phụ nữ & Gia đình, chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi đã chỉ cách đặt và lau dọn bàn thờ chuẩn xác, gia chủ nên biết để đón nhận tài lộc, bình an vào nhà.

Đọc nhiều nhất

Tin mới