Lật lại những thảm họa rác thải kinh hoàng nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Một số thảm họa rác thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua. Nguyên nhân là do thiên tai hoặc do con người gây nên.

Lật lại những thảm họa rác thải kinh hoàng nhất lịch sử
Bê bối rác thải của Formosa
Những ngày vừa qua, hàng trăm tấn rác thải có nguồn gốc từ Công ty Formosa ( Formosa Plastics Group) được phát hiện tại trang trại một người dân ở xóm Trại, phường Kỳ Long (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Bãi rác nằm cách trung tâm thị xã Kỳ Anh khoảng 15 km về hướng Nam, cách quốc lộ 1A khoảng 1 km và cách Công ty Formosa khoảng 3 km.
Ngoài bãi rác thải này, cơ quan chức năng còn phát hiện nơi đổ trộm rác thải nghi của Formosa. Tỉnh Hà Tĩnh đã cho lấy mẫu phân tích để xác định các nguồn rác này xuất phát từ rác thải sinh hoạt, nguồn thải xây dựng hay nguồn thải do quá trình xả thải của các khu công nghiệp.
Lat lai nhung tham hoa rac thai kinh hoang nhat lich su
 Hàng trăm tấn chất thải của Formosa được chôn lấp trái phép tại Hà Tĩnh. Ảnh: Zing.
Vụ việc này đang được dư luận vô cùng quan tâm bởi trước đó Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) cam kết bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển 500 triệu USD sau khi xác định là thủ phạm gây ra sự cố cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Không chỉ gây ra thảm họa rác thải ở Việt Nam, Formosa còn từng đưa một lượng lớn rác thải độc hại đến miền Tây Nam Campuchia năm 1998. Theo đó, Formosa đã vận chuyển hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Vụ việc này gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, bãi rác này nằm cách khu dân cư chỉ khoảng 1 km nhưng không có người canh gác hay bố trí bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào. Chính vì vậy, một số người dân đã đến lấy thùng nhựa đó về nhà sử dụng dẫn đến có biểu hiện sốt cao và tiêu chảy.
Điển hình là một công nhân bốc vác tham gia vào quá trình tháo dỡ rác thải của Formosa phải nhập viện và sau đó tử vong. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy hàm lượng thủy ngân gấp nhiều lần so với mức cho phép.
Sau khi bê bối đổ rác thải trên bị phát giác, chính phủ Campuchia phát giác một công ty của Campuchia đã ký hợp đồng nhập khẩu số rác thải độc hại trên. Thêm vào đó, Formosa bị buộc tội hối lộ 3 triệu USD cho các quan chức địa phương để quá trình vận chuyển rác thải độc hại trót lọt. Dưới sức ép của người dân và Chính phủ Campuchia, Formosa xin lỗi, bồi thường và vận chuyển số rác thải này trở về Đài Loan.
Bê bối 30 triệu tấn rác thải phóng xạ
Năm 2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa kép động đất, sóng thần. Từ đó gây ra vụ rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thuộc tỉnh Fukushima. Hậu quả là mấy chục triệu tấn rác thải bị ô nhiễm phóng xạ tràn ra ngoài.
Sau khi xảy ra thảm họa kinh hoàng này, chính quyền tỉnh Fukushima họp lấy ý kiến khoảng 2.300 người dân ở Futaba để dành 1,6 km2 đất tập kết rác thải nhiễm phóng xạ và dự định chi 2,5 tỷ USD trong các chính sách giải phóng mặt bằng và đền bù cho người dân.
Lat lai nhung tham hoa rac thai kinh hoang nhat lich su-Hinh-2
 Các công nhân dọn dẹp, thu gom những bao nhựa chứa rác thải bị ô nhiễm phóng xạ rồi đem tập kết tại Tomioka.
Đồng thời, chính phủ Nhật chi 15 tỷ USD để dọn dẹp chất thải phóng xạ từ vụ rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Chính quyền tỉnh Fukushima từng cam kết sẽ dọn dẹp và tiêu hủy hết số chất thải khổng lồ trên trong vòng 30 năm. Theo đó, hàng ngày, những công nhân tích cực dọn dẹp rác thải bị ô nhiễm chất phóng xạ bỏ vào các bao nhựa đen, xanh rồi sau đó chất thành đống bỏ ở các ruộng lúa bỏ hoang và các khu đất trống của người dân sống tại các thị trấn Okuma, Tomioka, Naraha và Namie thuộc huyện Futaba, tỉnh Fukushima.
Tính đến năm 2015, Nhật Bản đã dọn dẹp, thu gom được 30 triệu tấn rác thải ô nhiễm phóng xạ.
Video hàng trăm chất thải rắn của Formosa được chôn lấp tại Hà Tĩnh (nguồn: VTV):

Thế giới từng chao đảo vì những bê bối thực phẩm nào?

(Kiến Thức) - Nhiều vụ bê bối thực phẩm xảy ra ở nhiều nước trên thế giới gây rúng động dư luận khi chúng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Thế giới từng chao đảo vì những bê bối thực phẩm nào?
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 600 triệu người trên thế giới, tức 1/10 người nhiễm bệnh sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm độc. Đây là một tình trạng đáng báo động, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Thậm chí, hàng năm, khoảng 420.000 người tử vong vì sử dụng thức ăn kém chất lượng, trong đó 40% nạn nhân là trẻ em (khoảng 125.000 trường hợp).

Những khoản đền bù môi trường “khủng” nhất của Formosa

(Kiến Thức) - Bồi thường 500 triệu USD sau sự cố cá chết hàng loạt ở biển miền Trung là một trong những khoản đền bù môi trường "khủng" nhất của Formosa.

Những khoản đền bù môi trường “khủng” nhất của Formosa
Mới đây, ngày 30/6, cuộc họp báo chuyên đề do Chính phủ tổ chức đã công bố nguyên nhân sự cố môi trường khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Kết quả điều tra cho thấy, nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như phenol, xyanua, kết hợp với hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Hỗn hợp này là nguyên nhân khiến hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.
Sau quá trình điều tra, rà soát các nguồn thải, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) bị phát giác xả nước thải ra biển có chứa các độc tố phenol, xyanua, hydroxit sắt vượt quá mức cho phép trong quá trình vận hành thử nghiệm.

5 lý do gây sốc chuyện nuôi “trai đẹp” của các bà hoàng

(Kiến Thức) - Sống trong xã hội nam quyền, bị ràng buộc bởi tam tòng tứ đức, nhưng vì sao vẫn có những người phụ nữ dám xé rào nuôi "sủng nam", 

5 lý do gây sốc chuyện nuôi “trai đẹp” của các bà hoàng
5 ly do gay soc chuyen nuoi
Ở thời đại nào thì việc phụ nữ nuôi sủng nam vẫn luôn là đề tài nóng hổi đối với dư luận xã hội. Nhưng vì thời đại lịch sử khác nhau thì mục đích nuôi sủng nam cũng khác nhau đặc biệt là thời cổ đại, sống giữa xã hội nam quyền và ràng buộc trong "tam tòng tứ đức" nhưng vẫn có những người phụ nữ xé rào cản nuôi sủng nam. Vậy nguyên nhân và mục đích chủ yếu có phải là vì thỏa mãn nhu cầu tình dục đơn thuần? 

Đọc nhiều nhất

Tin mới