Lão nông trên đỉnh núi canh khối tiền 500 tỷ giấu dưới rừng già

Cũng là nông dân, nhưng có những người được gọi “siêu nông dân trên núi”, bởi dựa vào nghề nông như hàng triệu nông dân khác nhưng họ có thể làm giàu, trở thành tỷ phú với khối tài sản lên tới vài trăm tỷ đồng hay mỗi năm lãi vài tỷ đồng nhờ trồng sâm.

Nông dân trên núi có tài sản 500 tỷ
Làm nông nghiệp nhiều nơi nông dân vẫn còn nghèo đói, đặc biệt là nông dân tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa. Chính vì lẽ đó, không ít người bỏ nghề nông, bỏ quê xuống phố để làm thuê. Thế nhưng, trong năm 2018, những câu chuyện về nông dân ở các tỉnh miền núi làm giàu từ nghề nông trên chính mảnh đất quê hương mình khiến nhiều người phải thán phục.
Như câu chuyện về những hộ đồng bào dân tộc trồng sâm trên núi mà ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) chia sẻ vào hồi giữa năm là một ví dụ.
Vị lãnh đạo này cho biết, ngoài các doanh nghiệp đầu tư trồng sâm với quy mô lớn thì huyện Nam Trà My có trên 1.200 hộ và diện tích trồng sâm với khoảng 2.300 ha trên đỉnh núi.
Lao nong tren dinh nui canh khoi tien 500 ty giau duoi rung gia
Nông dân trồng sâm Ngọc Linh có người trở thành đại gia với khối tài sản lên tới 500 tỷ đồng.
Theo ông Bửu, sâm Ngọc Linh tươi giá dao động khoảng 80-250 triệu đồng/kg tùy loại. Có những củ sâm Ngọc Linh lớn giá đặc biệt hơn cho những người sưu tầm. Một hécta trồng sâm sau 5 năm có thể cho thu từ 70-75 tỷ đồng. Đáng chú ý, giá trị trồng sâm lại nằm trong rừng nguyên sinh và đa số do đồng bàn dân tộc miền núi đặt trồng.
Dựa vào lợi thế có thể phát triển được cây sâm Ngọc Linh nên các hộ dân trồng sâm nơi đây có cuộc sống khá sung túc. Thậm chí, theo như lời chia sẻ của lãnh đạo huyện Nam Trà My thì có khoảng trên 50 hộ đồng bào dân tộc miền núi có tài sản từ 20 tỷ cho đến trên 500 tỷ nhờ trồng sâm Ngọc Linh.
Có tài sản vài chục tỷ đến vài trăm tỷ, cuộc sống của đồng bảo miền núi đã thay da đổi thịt,... nhưng đó mới chỉ dừng lại ở câu chuyện các hộ dân bán củ sâm Ngọc Linh. Lãnh đạo huyện này cho rằng, nếu có các doanh nghiệp tham gia chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh thì giá trị mang lại còn cao hơn rất nhiều việc bán sâm củ.
Lão nông trên núi làm nông nghiệp 4.0 đút túi 6 tỷ/năm
Cũng là nông dân ở một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nhưng thay bằng hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau”, ông Nguyễn Thạch Lõi ở thị trấn Nông trường Mộc Châu lại được gọi là “lão nông 4.0”. Bởi, không chỉ dựa vào lợi thế trên mảnh đất nơi mình sinh sống, ông Lỏi còn biết áp dụng máy móc hiện đại vào quá trình chăn nuôi giúp tăng năng suất, giảm chi phí.
Lao nong tren dinh nui canh khoi tien 500 ty giau duoi rung gia-Hinh-2
Lão nông 4.0 đút túi vài tỷ đồng mỗi năm nhờ áp dụng công nghệ vào mô hình chăn nuôi bò sữa của gia đình.
Như ông tâm sự, ngày trước nuôi bò sữa gia đình ông đã thoát nghèo, song, 10 năm trở lại đây, ông bắt đầu sử dụng máy móc nhiều hơn. Như máy cắt cỏ, máy cày bừa, máy băm cắt cỏ, xe công nông chở hàng,... Hay trước kia, việc vắt sữa bò thường bằng tay, rồi bằng máy cá nhân rất vất vả, lại mất nhiều thời gian, nhưng giờ dàn máy vắt sữa tự động cùng lúc vắt sữa 8 con bò, sữa vắt đến đâu chảy thẳng vào tank làm lạnh 2 độ C đến đó rất nhanh, tiện, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Tương tự, trước dọn phân bò xong, ông phải thuê xe chở ra đồng ủ khá tốn kém, song gần 2 năm nay, nhờ có hai dây chuyền xử lý phân tự động mà ông còn thu thêm tiền, môi trường lại sạch sẽ.

Ông Lỏi tiết lộ, giá trị đàn bò và cơ sở vật chất mà ông sở hữu hiện lên tới 30 tỷ. Lúc nào trang trại của ông cũng có khoảng 67 con bò cho sữa nên đều như vắt chanh, mỗi ngày ông thu 10 triệu đồng tiền lãi từ bán sữa bò, sau khi đã trừ hết chi phí. Một tháng ông đút túi khoảng 300 triệu đồng. Tiền phân bò ông thu về khoảng 5 triệu đồng/ngày, một tháng thu 150 triệu.

Tính ra, mỗi năm cả tiền bán sữa và bán phân, lão nông 4.0 Nguyễn Thạch Lõi thu lãi khoảng 6 tỷ đồng.

Thành tỷ phú nhờ cây đặc sản

Từng có ý định muốn thoát khỏi cảnh làm nông nên thời còn trẻ ông Lã Văn Bắc ở Vĩnh Hảo (Bắc Quang, Hà Giang) theo học một lớp về ngành luật nhưng xin việc khá khó khăn, sau chuyển làm nghề lái xe chở hàng. Thế nhưng, cuộc sống “nay đây mai đó” bấp bênh, không ổn định nên ông lại quyết định trở về làm nông, gắn bó với cây cam đặc sản của quê hương mình.

Vừa tự mày mò học hỏi kỹ thuật trồng cam, ông vừa mở rộng diện tích vườn của mình. Những năm gần đây, thay bằng canh tác theo phương thức truyền thống, ông cũng bắt đầu chuyển dần sang mô hình trồng cam VietGap để đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo đó, cam VietGap được thị trường đón nhận, các siêu thị đặt mua rất nhiều, dễ bán hơi cam trồng theo phương thức truyền thống. Đặc biệt, giá bán cao VietGap cũng thường cao hơn từ 30-40% so với giá cam thường.

Lao nong tren dinh nui canh khoi tien 500 ty giau duoi rung gia-Hinh-3
Gia đình bà Sinh làm giàu từ cây dong đặc sản

Kết quả, năm nào ông Bắc cũng thu hoạch khoảng 200-300 tấn cam. Trừ đi chi phí, gia đình ông thu về khoản lợi nhuận 3 tỷ đồng, trở thành tỷ phú nông dân trên vùng đồi núi tại quê hương mình.

Cũng từ cây đặc sản của quê hương mình sinh sống, gia đình bà Đặng Thị Sinh, người dân tộc Dao ở tiểu khu Tà Loọng (Mộc Châu, Sơn La) trở thành tấm gương tiêu biểu dám nghĩ dám làm. Từ việc phải bán củ dong riềng với giá rẻ chỉ 200 đồng/kg, gia đình bà quyết tâm thay đổi, tự đầu tư dây chuyền chế biến thành miến dong thành phẩm, đầu tư trồng 5ha dong riềng. Nhờ đó, mỗi năm gia đình bà thu lợi nhuận khoảng hơn 1 tỷ đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, bà Sinh cùng chồng tạo điều kiện cho hàng trăm hộ dân trong vùng làm giàu. Bởi, từ khi có lò chế biến, nhiều hộ dân đã chuyển đổi sang trồng củ dong, biến nơi đây thành vùng nguyên liệu rộng lớn. Bà Sinh trở thành đầu mối chính trong việc thu mua dong riềng với giá ổn định.

Sự thật ngỡ ngàng quanh củ sâm Ngọc Linh khổng lồ giá nửa tỷ

Cộng đồng mạng dậy sóng với một củ “sâm Ngọc Linh” được rao bán hơn 400 triệu đồng, và sự thật nó có phải là sâm Ngọc Linh?
 

Mới đây, cộng đồng mạng dậy sóng với một củ sâm Ngọc Linh được rao bán hơn 400 triệu đồng, và nghe nói, một đại gia đã bỏ tiền mua nó với giá khoảng nửa tỷ bạc.

Về với xứ sở sâm dây

Ngoài sâm Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum còn nổi tiếng với loại thảo dược quý khác là hồng đẳng sâm (còn được người dân địa phương gọi là sâm dây). Đây là loài thảo dược đang giúp nông dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thủ phủ của sâm dây là ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Đây được coi là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum và của cả nước. Vài năm trở lại đây, sâm dây là một trong những cây trồng chủ lực để địa phương giảm nhanh số hộ nghèo và phát triển kinh tế.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.