Lão nông mua cây sanh xấu xí về uốn, khách trả giá khủng quyết không bán
Cây sanh cảnh cổ này vài năm trước nhìn không ai muốn mua nhưng qua bàn tay khéo của anh nông dân đã trở lên độc đáo, khách trả giá khủng nhưng quyết để vườn chơi.
Theo Trúc Chi/ Người đưa tin
Trong nhiều loại cây cảnh thì cây sanh được xem là loại cây được yêu thích bởi ý nghĩa phong thủy mà nó đem lại. Bởi vậy nhiều năm trở lại đây, những cây sanh thế độc đáo luôn được những người yêu cây cảnh săn lùng.
Mới đây, cây sanh cổ thế "lạ" có răm chi và cành phóng khoáng thu hút người chơi cây cảnh đến ngắm nhìn.
Cây cao khoảng 2,5m trồng trong chậu đá "khủng".
Anh Nguyễn Quang Huy ở Hà Nội chia sẻ cơ duyên sở hữu cây sanh độc đáo này. Cách đây hơn 10 năm anh mua cây về chăm sóc tạo tác, ban đầu cây rât thô ráp, xấu xí, tay cành nhiều, sau đó anh đã dày công uốn nắn tạo thế dáng như hiện nay.
Cây sanh được trồng trên chậu đá "khủng" giá hàng trăm triệu. Nhìn từ xa cây sanh có dáng thế to, đẹp.
Vẻ độc đáo của cây sanh cổ này là toàn bộ rễ ôm máng lợn đá. Chiếc máng lợn có tuổi đời khoảng 50 năm.
Thời gian vừa qua nhiều người mê cây cảnh đến hỏi mua, đã có người trả giá 500 triệu nhưng chủ cây cảnh quyết không bán. Anh coi cây như báu vật trong nhà và muốn dành nhiều thời gian để chăm sóc tạo tác thêm sắc nét hơn.
Hai cây sanh “khủng” của doanh nhân bí ẩn ở Hà Nội
Một cây cổ nhất châu Á, một cây có bộ rễ lớn nhất Việt Nam, cả 2 cây sanh này được đặt trong một khu vườn ở Thủ đô mà ít người biết đến.
Cây sanh cổ “Cửu long tranh châu" trồng trong chậu có bộ rễ với chu vi lớn nhất Việt Nam, hiện thuộc sở hữu của một doanh nhân ở Hoàng Mai (Hà Nội).
Chủ nhân của cây sanh này cho biết, cây có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc thời phong kiến.
Sau khi mua về, chủ nhân đã trồng cây vào một chiếc chậu (dài 4,8m, rộng 3m, cao 0,5m) và chăm sóc theo nghệ thuật bonsai.
Đến nay, cây sanh cổ "Cửu long tranh châu" trồng trong chậu có bộ rễ với chu vi 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m.
"Cửu long tranh châu" nghĩa là 9 con rồng tranh nhau một viên ngọc, xuất phát từ thế dáng của chính cây sanh này.
Bộ rễ của cây gây ấn tượng vì không chỉ lớn mà còn "lắc lỉu" những hòn đá như "ôm" dưới thân cây.
Chiều cao bộ rễ là 0,55m. Chiều cao cây là 3,2m. Nếu tính cả chậu, tổng chiều cao lên đến 3,7m.
Bộ rễ tụ lại với nhau, mốc trắng. Dấu tích này cho thấy, rất có thể ban đầu đây là một cây sanh được dùng để ký vào hòn non bộ.
Theo chủ nhân của cây, để sở hữu cây sanh cổ độc đáo này rất khó khăn. Năm 2010, cây được giám định của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, xét theo mẫu vật lấy tại cành cây sanh này cho số tuổi khoảng 152 năm tuổi và được cấp bằng công nhận “cây sanh cổ trồng chậu có chu vi bộ rễ lớn nhất Việt Nam”.
Bên cạnh sanh cổ “Cửu long tranh châu" là tác phẩm sanh "Mộc thạch nghênh phong". Tác phẩm này đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Cây sanh ôm đá nghệ thuật lớn, cổ nhất châu Á" vào ngày 18/12/2010.
Cây sanh "Mộc thạch nghênh phong" cao 3m, chu vi của cả bộ rễ ôm đá này lên đến 5,5m.
Chủ nhân cho biết, cây có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc, thời phong kiến.
Theo chủ nhân của cây sanh quý, ông mua cây sanh này cách đây 20 năm. "Thời điểm đó, tôi phải đổi 8 lô đất ở Hà Nội, nếu quy đổi ra giá trị hiện tại phải vài triệu đôla", ông nói.
Sanh cổ được uốn theo thế "Mộc thạch nghênh phong". Tại sao lại là "Mộc thạch nghênh phong"? Vì cây sanh này có một bộ rễ ôm đá mà thế đứng làm cho cây và khối đá dưới chân gắn chặt vào nhau như đưa toàn thân vươn lên cùng nghênh đón gió, chủ cây cho biết.
Mua cây sanh cổ quá cao, cắt làm đôi tạo thành 2 cây bán gần 20 tỷ
Từ một cây sanh cổ, chủ nhân đã cắt làm đôi tạo thành 2 cây mới. Hơn 10 năm sau, riêng phần ngọn cây đã được trả 16 tỷ.
Xuất hiện tại Festival cây cảnh tỉnh Thanh Hóa 2019, hai cây sanh cổ được cắt ra từ một cây đã gây tò mò xen lẫn ngạc nhiên với du khách bởi giá trị lên đến nhiều tỷ đồng.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.