Lào: Chấn động hóa thạch người 86.000 tuổi “thay đổi lịch sử nhân loại”

Hài cốt hóa thạch từ hai cá thể Homo sapiens ở hang Tam Pà Ling đã thách thức lý thuyết lâu đời về làn sóng di cư đầu tiên của loài chúng ta khỏi châu Phi 50.000-60.000 năm trước.

Theo bài công bố trên Nature Communication, trước đó các nhà khoa học đã phát hiện những mảnh xương người 70.000 năm tuổi ở hang Tam Pà Ling, còn gọi là Hang Khỉ, ở độ cao 1.170 so với mực nước biển, phía Bắc nước Lào.

Điều dị thường này đã thôi thúc họ đào sâu hơn nữa vì theo những lý thuyết đã được chứng minh bằng hồ sơ khảo cổ trước đây, loài người hiện đại Homo sapines (Người Tinh Khôn) chỉ vừa mới di cư khỏi châu Phi khoảng 50.000 - 60.000 năm.

Lao: Chan dong hoa thach nguoi 86.000 tuoi “thay doi lich su nhan loai”

Các nhà nghiên cứu đang làm việc tại hang Tam Pà Ling (Lào) - Ảnh: Kira Westaway

Cuộc khai quật mới đã thu về các mảnh hộp sọ và xương ống chân hóa thạch từ 2 cá thể, được xác định đúng là Homo sapiens chứ không phải một người khác loài bản địa nào, đài CNN đưa tin.

Theo Live Science, việc xác định niên đại bằng đồng vị carbon phóng xạ trên lớp trầm tích mà các hài cốt này được bao bọc cho thấy điều gây sốc nhất: Hộp sọ phải có niên đại 73.000 năm, trong khi xương ống chân có niên đại tới 86.000 năm!

Chưa rõ bằng cách nào mà những Homo sapiens cổ đại này lại hiện diện ở Lào trước cuộc đại di cư được chứng minh qua bằng chứng khảo cổ ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi khác tới hàng chục ngàn năm, nhưng rõ ràng các tài liệu lịch sử phải được viết lại.

Tác giả chính của nghiên cứu - nhà cổ sinh vật học từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) - cho biết Tam Pà Ling là địa điểm lý tưởng để đặt một số câu hỏi về di cư, vì Đông Nam Á thực sự nằm ở "ngã tư" của Đông Á và đảo Đông Nam Á - Úc.

Phát ngôn này gợi ý đến một giả thuyết rằng hàng chục ngàn năm trước, có những "cây cầu đất" nối các lục địa bị chia cắt ngày nay, tạo ra nhiều con đường di cư trên bộ giúp Homo sapiens có cơ hội đi khắp thế giới theo những con đường đã hoàn toàn biến mất trong thời hiện đại.

Và cho dù theo cách nào đi nữa, các hóa thạch này khẳng định đã có các cuộc di cư khác trước cuộc đại di cư 50.000 - 60.000 năm trước. Dù có thể chúng đi vào ngõ cụt, nhưng đó mới là những Người Tinh Khôn đầu tiên rời bỏ "cố hương" châu Phi.

Có rất ít nghiên cứu cổ nhân học ở Lào từ trước đến nay, do đó các nhà khoa học tin rằng còn nhiều điều thú vị còn bị bỏ sót, có thể giúp họ hoàn thành trang sử thú vị về cuộc khai phá thế giới của Homo sapiens: Rời châu Phi, tỏa ra khắp các châu lục khác, cạnh tranh hoặc hôn phối dị chủng với các loài người cổ và trở thành kẻ sống sót cuối cùng.

Rươi là động vật không có tiến hoá gì trong... 500 triệu năm qua

(Kiến Thức) - Gọi những loài này là hoá thạch sống bởi vì các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng có một số loài mà qua hàng trăm triệu năm vẫn không khác gì so với những mẫu hóa thạch được con người khai quật được.

Ruoi la dong vat khong co tien hoa gi trong... 500 trieu nam qua
Vào đầu Đại trung sinh khoảng 250 triệu năm trước, tổ tiên của cá sấu ngày nay bắt đầu những bước đầu tiên trên Trái đất. Vào cuối Kỷ phấn trắng, khoảng 65 triệu năm trước, các đầm lầy và lòng sông thời tiền sử là nơi cư trú của những loài săn mồi lưỡng cư không khác với cá sấu mà ta thấy ngày nay là bao. 

Hóa thạch 500 triệu năm tuổi lưu giữ bộ não kẻ săn mồi 3 mắt

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy hóa thạch lưu giữ bộ não của kẻ săn mồi ba mắt ở dãy núi đá Canada.

Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario (ROM) ở Toronto, Canada mới tiết lộ thông tin về hoá thạch của loài động vật ăn thịt kỳ lạ thuộc họ chân đốt chưa từng biết trước đây.

Hoa thach 500 trieu nam tuoi luu giu bo nao ke san moi 3 mat

Hóa thạch 500 triệu năm tuổi lưu giữ bộ não của kẻ săn mồi 3 mắt đáng sợ

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.