Lào Cai: Cưỡng chế thi công trên mặt đập thủy điện Tà Thàng trái quy định

Theo nguồn tin điều tra, ngày 15/3/2019, chính quyền tỉnh Lào Cai đã tiến hành cưỡng chế, huy động lực lượng, cho máy móc thiết bị thi công ngay trên đập và cửa nhận nước (hầm) thủy điện Tà Thàng.

Việc làm phá hoại an toàn đập đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nghiêm ngặt tại Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ. Đồng thời, việc thi công tuyến đường Bản Dền – Thanh Phú của UBND tỉnh Lào Cai có thể gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng nguồn trái phiếu Chính phủ.
Cưỡng chế thi công trái phép công trình thủy điện?
Công ty cổ phần Điện Vietracimex Lào Cai là chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Tà Thàng, công suất 60MW, thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Chủ đầu tư đã thi công xây dựng tuyến đường đến đập với chiều dài 10km, hoàn thành vào năm 2008 trước khi đi vào thi công đập, nhà máy. Nhà máy đã hoàn thành và vận hành phát điện vào tháng 10/2013; hiện nay, nhà máy đang vận hành, khai thác ổn định, an toàn, hiệu quả.
Ngày 22/7/2014, UBND tỉnh Lào Cai đã có Quyết định số 2034/QĐ-UBND phê duyệt phương án bảo vệ đập nhà máy thủy điện Tà Thàng, trong đó quy định: Phạm vi không được xâm phạm là 50m sát chân đập.
Lao Cai: Cuong che thi cong tren mat dap thuy dien Ta Thang trai quy dinh
 Nhà máy thủy điện Tà Thàng đang vận hành, khai thác ổn định, an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Lào Cai có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường Bản Dền - Thanh Phú đi Tà Thàng - Xuân Giao - QL4E- Phú Nhuận, chiều dài khoảng 50km, tổng mức đầu tư khoảng gần 1.000 tỷ đồng bằng nguồn trái phiếu Chính phủ và vốn của tỉnh Lào Cai đi trực tiếp lên đập và cửa nhận nước (hầm) của nhà máy thủy điện Tà Thàng. Theo phản ánh của chủ đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Tà Thàng, việc tỉnh Lào Cai tổ chức thi công đoạn đường này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ an toàn đập, cụ thể:
Vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (quy định tại mục a, khoản 3, Điều 25);
Vi phạm nghiêm trọng Luật Xây dựng (quy định tại khoản 1, Điều 10), Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công thương quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện.
Về nội dung vi phạm này đã được các Bộ có ý kiến (Bộ Công Thương tại Văn bản số 12913/BCT-ATMT ngày 24/12/2014; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 8517/BNN-TCTL ngày 22/10/2014).
Lao Cai: Cuong che thi cong tren mat dap thuy dien Ta Thang trai quy dinh-Hinh-2
 Văn bản số 12913/BCT-ATMT ngày 24/12/2014 của Bộ Công Thương khẳng định phương án xây dựng tuyến đường giao thông Bản Dền - Thanh Phú nằm trong phạm vi không được xâm phạm của công trình thủy điện Tà Thàng.
Việc vi phạm pháp luật nói trên của UBND tỉnh Lào Cai đã rất rõ ràng, đồng thời đã có ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, UBND tỉnh Lào Cai đã không dừng lại, mà ngày 15/3/2019, chính quyền tỉnh Lào Cai ngang nhiên cưỡng chế trái pháp luật, huy động lực lượng và cho máy móc thi công ngay trên đập thủy điện.
Việc làm phá hoại an toàn đập đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định nghiêm ngặt tại Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ, gây nguy cơ vỡ đập, sập hầm; phá hủy nhà cửa, tài sản của người dân, đe dọa trực tiếp tính mạng của nhân dân dưới hạ du. Đồng thời cho thấy, UBND tỉnh Lào Cai đã không chỉ vi phạm pháp luật mà còn cho thấy sự coi thường sinh mạng con người.
Lao Cai: Cuong che thi cong tren mat dap thuy dien Ta Thang trai quy dinh-Hinh-3
 Chính quyền tỉnh Lào Cai vẫn ngang nhiên cưỡng chế trái pháp luật, huy động lực lượng, cho máy móc thiết bị thi công ngay trên đập và cửa nhận nước (hầm) thủy điện Tà Thàng.
Nguy cơ gây thất thoát hàng nghìn tỷ nguồn trái phiếu chính phủ?
Dự án thi công tuyến đường Bản Dền – Thanh Phú của UBND tỉnh Lào Cai đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn thành, trong khi đó chủ đầu tư nhà máy thủy điện Tà Thàng đã bỏ kinh phí và thi công hoàn thành 10km đường vào năm 2008. Vậy, hàng nghìn tỷ nguồn trái phiếu Chính phủ đã đi đâu, về đâu, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ.

Bao giờ nước từ vụ vỡ đập thủy điện Lào về tới VN?

(Kiến Thức) - Thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào cách biên giới đoạn cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm.

Trao đổi với báo chí về sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng thông tin, đây là con đập đang trong quá trình thi công. Dung tích thiết kế là 1,034 tỷ m3, đập đang trong quá trình bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các cơ quan khoa học của Việt Nam đã tính toán từ lưu lượng nước về từ thủy điện chặn dòng. Theo đó, các nhà khoa học đánh giá, khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay, hiện phía Việt Nam vẫn đang giám sát rất chặt mọi diễn biến.

Bao gio nuoc tu vu vo dap thuy dien Lao ve toi VN?
 Người dân Lào leo lên mái nhà tránh dòng nước vỡ đập.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - ông Hoàng Văn Thắng cho biết: “Với các dữ liệu lưu lượng nước về hiện nay, thủy điện này mới chỉ tích được khoảng trên 500 triệu m3 và khi về đến Việt Nam, có thể chỉ làm dâng thêm 5 cm ở khu vực Tân Châu, Châu Đốc. Đây là kịch bản tính sơ bộ, còn hiện tại các cơ quan đang giám sát chặt diễn biến sự cố này để có ứng phó kịp thời”.

Còn theo tính toán của Ủy hội sông Mê Kông, hiện tại chưa rõ chính xác lượng nước xả ra thực tế của sự cố này là bao nhiêu m3. Tuy nhiên theo tính toán, với nước xả ra từ sự cố vỡ đập thủy điện này, mực nước tại hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long có thể lên khoảng 4-5cm so với mực nước hiện tại ở sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc.

Do đó, sự cố này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều tới lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam. Song, hiện Ủy hội sông Mê Kông đang theo dõi và tính toán thêm các số liệu thực tế.

Tron khi đó, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ theo dõi sát sao diễn biến của sự cố này và có sự tính toán sơ bộ lượng nước sẽ đổ về ĐBSCL trong những ngày tới.

"Đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy cách biên giới đoạn cửa sông Cửu Long ở khu ĐBSCL khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm. Ngoài ra, các sông ở ĐBSCL đang có mực nước thấp nên có thể nói sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoysẽ không ảnh hưởng nhiều đến khu vực này" - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho hay.

Trước đó, Hãng thông tấn Laos News Agency cho biết, sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7 khiến hàng tỷ mét khối nước thoát ra ngoài. Nguồn tin cho biết thêm, sự cố vỡ đập khiến hàng trăm người mất tích và một số người thiệt mạng, song hiện chưa rõ con số cụ thể.

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện

Liên quan sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7, ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu bị vỡ, ngày 24/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có điện thăm hỏi gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có điện thăm hỏi gửi Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào anh em khắc phục hậu quả.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin về người Việt Nam hoặc kiều bào tại khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp có người bị ảnh hưởng.

Theo Bộ Ngoại giao, trong trường hợp cần thiết, đề nghị liên hệ số điện thoại bảo hộ công dân tại Lào 008562096106775 hoặc tại Việt Nam 0084981848484.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức thông tin về vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại Lào. Theo đó, cán bộ ngoại giao Việt Nam tại tỉnh Pakxe cho biết đã có mặt ở hiện trường. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về việc có nạn nhân là người Việt Nam hay không. Tuy nhiên, Đại sứ quán Việt Nam đang và sẽ phối hợp với giới chức Lào để tiến hành công tác bảo hộ công dân nếu có công dân Việt bị ảnh hưởng trong vụ vỡ đập thủy điện.

Nhìn lại sự cố thủy điện sông Bung 2 ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chất lượng công trình không đảm bảo được cho là đã gây ra sự cố vỡ hầm dẫn dòng thủy điện sông Bung 2 cuốn trôi nhiều nhà dân, phương tiện, tài sản vào năm 2016.

Vỡ đập được coi là một trong những sự cố khủng khiếp nhất về rủi ro liên quan tới các hệ thống công trình thủy điện trên thế giới. Trong lịch sử thủy điện, thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu vụ vỡ đập gây hậu quả khủng khiếp. Mà gần đây nhất, vụ vỡ đập thủy điện ở Lào đã khiến nhiều vùng dưới hạ lưu chìm trong biển nước, hàng trăm người mất tích. Trong ảnh, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy trước khi xảy ra sự cố cấp thảm họa. Nguồn ảnh: TRACTEBEL
 Vỡ đập được coi là một trong những sự cố khủng khiếp nhất về rủi ro liên quan tới các hệ thống công trình thủy điện trên thế giới. Trong lịch sử thủy điện, thế giới chứng kiến không biết bao nhiêu vụ vỡ đập gây hậu quả khủng khiếp. Mà gần đây nhất, vụ vỡ đập thủy điện ở Lào đã khiến nhiều vùng dưới hạ lưu chìm trong biển nước, hàng trăm người mất tích. Trong ảnh, đập thủy điện  Xepian-Xe Nam Noy trước khi xảy ra sự cố cấp thảm họa. Nguồn ảnh: TRACTEBEL
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sử dụng rộng rãi thủy điện để sản xuất điện năng. Và dĩ nhiên, chúng ta cũng từng gặp sự cố tương tự, dù cho hậu quả thấp hơn. Một trong những vụ việc gần đây nhất xảy ra ở Việt Nam là sự cố vỡ cống dẫn dòng thủy điện sông Bung 2 vào ngày 13/9/2016.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sử dụng rộng rãi thủy điện để sản xuất điện năng. Và dĩ nhiên, chúng ta cũng từng gặp sự cố tương tự, dù cho hậu quả thấp hơn. Một trong những vụ việc gần đây nhất xảy ra ở Việt Nam là sự cố vỡ cống dẫn dòng thủy điện sông Bung 2 vào ngày 13/9/2016.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.