Lạnh người ở khu lăng mộ đá trống vắng giữa rừng thông Đà Lạt

Lạnh người ở khu lăng mộ đá trống vắng giữa rừng thông Đà Lạt

Tương truyền, khi vị quốc trượng (bố vợ vua) lâm bệnh khó qua khỏi, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã mời cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng...

Nằm trên một đồi thông hoang vu ở ngoại vi thành phố Đà Lạt,  lăng Nguyễn Hữu Hào là một điểm đến mang đầy màu sắc tâm linh ở xứ sở ngàn hoa. Đây là nơi an nghỉ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu.
Nằm trên một đồi thông hoang vu ở ngoại vi thành phố Đà Lạt, lăng Nguyễn Hữu Hào là một điểm đến mang đầy màu sắc tâm linh ở xứ sở ngàn hoa. Đây là nơi an nghỉ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu.
Tương truyền, khi vị quốc trượng (bố vợ vua) lâm bệnh khó qua khỏi, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã mời cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng. Công trình được xây dựng năm 1939 trên quả đồi cao phía Tây Nam Đà Lạt, đối diện với thác Cam Ly, hướng về trung tâm thành phố.
Tương truyền, khi vị quốc trượng (bố vợ vua) lâm bệnh khó qua khỏi, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã mời cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng. Công trình được xây dựng năm 1939 trên quả đồi cao phía Tây Nam Đà Lạt, đối diện với thác Cam Ly, hướng về trung tâm thành phố.
Cổng lăng nằm dưới chân đồi, là trụ biểu gồm 4 trụ thẳng đứng trang trí hoa sen và chó ngao và đề tự 2 cặp câu đối do Nam Phương Hoàng Hậu đề tự. Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo gồm 36 bậc, cứ cách 9 – 13 bậc sẽ có một chiếu nghỉ.
Cổng lăng nằm dưới chân đồi, là trụ biểu gồm 4 trụ thẳng đứng trang trí hoa sen và chó ngao và đề tự 2 cặp câu đối do Nam Phương Hoàng Hậu đề tự. Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo gồm 36 bậc, cứ cách 9 – 13 bậc sẽ có một chiếu nghỉ.
Toàn bộ phần nhà mộ được xây bằng gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép và tán xòe rộng. La phông được đổ theo kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly.
Toàn bộ phần nhà mộ được xây bằng gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép và tán xòe rộng. La phông được đổ theo kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly.
Bên trong lăng, hai ngôi mộ của ông bà Nguyễn Hữu Hào được làm bằng bằng đá xanh cao khoảng 30 cm, nằm hai bên một hương án cũng bằng đá xanh đặt chính giữa. Hai ngôi mộ đều được chạm khắc tinh xảo với hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm...
Bên trong lăng, hai ngôi mộ của ông bà Nguyễn Hữu Hào được làm bằng bằng đá xanh cao khoảng 30 cm, nằm hai bên một hương án cũng bằng đá xanh đặt chính giữa. Hai ngôi mộ đều được chạm khắc tinh xảo với hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm...
Lúc sinh thời, Nguyễn Hữu Hào là một đại điền chủ giàu có, quê gốc ở Gò Công (Tiền Giang). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, ái nữ của ông Huyện Sỹ giàu nhất xứ Nam kỳ thời bấy giờ. Vợ chồng ông hạ sinh hai con gái, trong đó con thứ là Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan.
Lúc sinh thời, Nguyễn Hữu Hào là một đại điền chủ giàu có, quê gốc ở Gò Công (Tiền Giang). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, ái nữ của ông Huyện Sỹ giàu nhất xứ Nam kỳ thời bấy giờ. Vợ chồng ông hạ sinh hai con gái, trong đó con thứ là Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan.
Ông Nguyễn Hữu Hào rất yêu mảnh đất Đà Lạt. Tại vùng cao nguyên này, gia đình ông sở hữu nhiều dinh thự có vị trí đẹp, tiêu biểu là Cung Nam Phương Hoàng hậu mà ông tặng cho con gái làm của hồi môn, nay mở cửa cho khách tham quan trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng.
Ông Nguyễn Hữu Hào rất yêu mảnh đất Đà Lạt. Tại vùng cao nguyên này, gia đình ông sở hữu nhiều dinh thự có vị trí đẹp, tiêu biểu là Cung Nam Phương Hoàng hậu mà ông tặng cho con gái làm của hồi môn, nay mở cửa cho khách tham quan trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng.
Quay trở lại với khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào, với kiến trúc độc đáo và tọa lạc trên một đồi thông khung cảnh hữu tình, khu di tích này đã được tỉnh Lâm Đồng xếp vào danh sách các địa điểm có tiềm năng khai thác du lịch, nằm trong tổng thể quy hoạch của khu du lịch Thác Cam Ly.
Quay trở lại với khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào, với kiến trúc độc đáo và tọa lạc trên một đồi thông khung cảnh hữu tình, khu di tích này đã được tỉnh Lâm Đồng xếp vào danh sách các địa điểm có tiềm năng khai thác du lịch, nằm trong tổng thể quy hoạch của khu du lịch Thác Cam Ly.
Tuy vậy, khu lăng mộ đã bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Xung quanh nơi này cây cỏ, bụi rậm mọc lên khắp nơi, khiến khung cảnh trở nên hoang vu, lạnh lẽo. Một số chi tiết của công trình bị nứt vỡ, hư hại do tác động bên ngoài.
Tuy vậy, khu lăng mộ đã bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Xung quanh nơi này cây cỏ, bụi rậm mọc lên khắp nơi, khiến khung cảnh trở nên hoang vu, lạnh lẽo. Một số chi tiết của công trình bị nứt vỡ, hư hại do tác động bên ngoài.
Trong vài năm gần đây, lăng Nguyễn Hữu Hào đã trở thành địa điểm được một số du khách tìm đến để trải nghiệm không gian u tịch hoặc chụp những bộ ảnh mang màu sắc liêu trai...
Trong vài năm gần đây, lăng Nguyễn Hữu Hào đã trở thành địa điểm được một số du khách tìm đến để trải nghiệm không gian u tịch hoặc chụp những bộ ảnh mang màu sắc liêu trai...
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT