Lạnh gáy với “mãng xà” ở trại rắn lớn nhất Việt Nam

Lạnh gáy với “mãng xà” ở trại rắn lớn nhất Việt Nam

Nhiều loại rắn độc, cực độc được nuôi dưỡng tại trại rắn lớn nhất Việt Nam  để lấy huyết thanh cứu người, đồng thời phục vụ du khách tham quan.

Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 5-6m. Chúng sống chủ yếu ở Ấn Độ, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). Trại rắn Đồng Tâm hiện có khoảng 200 con rắn hổ mang chúa bố mẹ và nhiều con non từ 3 tháng tuổi đến 1 năm.
Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 5-6m. Chúng sống chủ yếu ở Ấn Độ, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). Trại rắn Đồng Tâm hiện có khoảng 200 con rắn hổ mang chúa bố mẹ và nhiều con non từ 3 tháng tuổi đến 1 năm.
Được thành lập năm 1979, trại rắn Đồng Tâm được xem là một những  trại rắn lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Tại đây, có nhiều cá thể rắn quý hiếm, trong đó, loài rắn nổi tiếng nhất và được xem là "con cưng" của trại là loài hổ mang chúa.
Được thành lập năm 1979, trại rắn Đồng Tâm được xem là một những trại rắn lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Tại đây, có nhiều cá thể rắn quý hiếm, trong đó, loài rắn nổi tiếng nhất và được xem là "con cưng" của trại là loài hổ mang chúa.
Hổ mang chúa được cho là vua của các loài rắn vì khả năng săn mồi cự phách. Riêng nọc độc của chúng có thể giết chết con người chỉ trong một thời gian ngắn do nọc độc của chúng đầu độc thần kinh. Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển rất nhanh.
Hổ mang chúa được cho là vua của các loài rắn vì khả năng săn mồi cự phách. Riêng nọc độc của chúng có thể giết chết con người chỉ trong một thời gian ngắn do nọc độc của chúng đầu độc thần kinh. Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển rất nhanh.
Một con hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra lượng nọc độc khoảng 400mg, trong khi 1mg nọc độc có thể giết chết 160 người trưởng thành. Một cú mổ của hổ mang chúa có thể giết chết cả động vật lớn như trâu bò và cả voi.
Một con hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra lượng nọc độc khoảng 400mg, trong khi 1mg nọc độc có thể giết chết 160 người trưởng thành. Một cú mổ của hổ mang chúa có thể giết chết cả động vật lớn như trâu bò và cả voi.
Rắn cạp nong hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ rắn hổ. Đây là một trong những loài rắn cực độc. Dù chúng ít khi chủ động tấn công con người nhưng nếu ai đó không may bị chúng cắn, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Loài rắn này sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn.
Rắn cạp nong hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ rắn hổ. Đây là một trong những loài rắn cực độc. Dù chúng ít khi chủ động tấn công con người nhưng nếu ai đó không may bị chúng cắn, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Loài rắn này sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn.
Rắn hổ mèo thuộc họ rắn hổ. Rắn có màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 0,2 – 1,5 m, nặng 100 – 3.000g.
Rắn hổ mèo thuộc họ rắn hổ. Rắn có màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 0,2 – 1,5 m, nặng 100 – 3.000g.
Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mèo là động vật gặm nhấm, cóc, nhái và các loài rắn nhỏ khác.
Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mèo là động vật gặm nhấm, cóc, nhái và các loài rắn nhỏ khác.
Rắn hổ mèo có thể phình mang, dựng đầu cao và phun được nọc xa 2m.
Rắn hổ mèo có thể phình mang, dựng đầu cao và phun được nọc xa 2m.
Rắn biển có tên gọi khác là đẻn. Độc tính của loài này ngang với rắn hổ chúa. Không may bị cắn, nếu không được cấp cứu trong vòng 30 phút thì sẽ tử vong. Ở Việt Nam, loài rắn độc này sống chủ yếu ở vùng biển miền Trung và miền Bắc.
Rắn biển có tên gọi khác là đẻn. Độc tính của loài này ngang với rắn hổ chúa. Không may bị cắn, nếu không được cấp cứu trong vòng 30 phút thì sẽ tử vong. Ở Việt Nam, loài rắn độc này sống chủ yếu ở vùng biển miền Trung và miền Bắc.
Nhìn từ bên ngoài, sẽ khó có thể thấy hàng trăm con rắn đang nằm lúc nhúc trên cành cây.
Nhìn từ bên ngoài, sẽ khó có thể thấy hàng trăm con rắn đang nằm lúc nhúc trên cành cây.
Một trong những con rắn hổ mang chúa "khủng" ở trại rắn này.
Một trong những con rắn hổ mang chúa "khủng" ở trại rắn này.
Ngoài những loại rắn độc, tại đây còn nuôi những loài lành tính như rắn ráo, rắn bông súng…
Ngoài những loại rắn độc, tại đây còn nuôi những loài lành tính như rắn ráo, rắn bông súng…

GALLERY MỚI NHẤT