Lãnh đạo thế giới đến tưởng niệm Mandela

(Kiến Thức) - Lễ tưởng niệm Nelson Mandela có lẽ là một trong những dịp tập hợp đông đảo nhất của các yếu nhân quốc tế trong những năm gần đây.

Lãnh đạo thế giới đến tưởng niệm Mandela
Lễ tưởng niệm sẽ diễn ra ở sân vận động FNB có sức chứa 90.000 người, nơi Mandela xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng trong dịp Cúp bóng đá Thế giới hồi năm 2010.
Buổi lễ cũng sẽ được tường thuật trên các màn hình lớn ở ba sân vận động khác.
Cựu Tổng thống Nam Phi đã qua đời hồi thứ Năm ngày 5/12, thọ 95 tuổi.
Trong lúc này, đất nước Nam Phi đang có một loạt các hoạt động tưởng nhớ nhà cựu lãnh đạo của họ cho đến ngày Quốc tang vào 15/12.
Lãnh đạo tề tựu
Lễ tưởng niệm Nelson Mandela có lẽ là một trong những dịp tập hợp đông đảo nhất của các yếu nhân quốc tế trong những năm gần đây.
Hàng trăm người dân đã đứng chờ sẵn bên ngoài sân vận động, phóng viên BBC Joe Winter tường thuật tại chỗ, và nhiều người đã ở ngoài đường suốt đêm.
Những người dân mặc áo phông in hình Mandela hát những bài hát từ thời cuộc đấu tranh chống lại chế độ phân biệt chủng tộc apartheid, phóng viên chúng tôi cho biết.
Dự kiến, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma sẽ có bài diễn văn tại lễ tưởng niệm. Ngoài ra sẽ có những lời chia buồn của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Chủ tịch Cuba Raul Castro.
Khi Fidel Castro còn nắm quyền, Cuba là đất nước lên án mạnh mẽ chế độ apartheid và Mandaela đã bày tỏ lòng biết ơn vì điều này.
Hiện các công nhân đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cuối cùng cho lễ tưởng niệm.
Hiện các công nhân đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cuối cùng cho lễ tưởng niệm. 

Bốn người cháu của Mandela sẽ đứng lên phát biểu cùng với Andrew Mlangeni, người bạn tù của Mandela trên đảo Robben.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon sẽ có mặt tại lễ tưởng niệm.

Trước đó, ông Ban Ki-moon sẽ đến viếng Trung tâm Tưởng niệm Nelson Mandela ở Johannesburg vào ngày 9/12.

“Thế giới tiếc thương sự ra đi của Nelson Mandela, một trong những nhân vật vĩ đại trong thời đại của chúng ta và thật sự là của bất cứ thời nào,” ông nói.

“Chúng ta cùng nhau chia sẻ nỗi đau buồn cho mất mát to lớn và tôn vinh một cuộc đời quá lớn”.

Đại diện cho nước Anh tại lễ tưởng niệm là Thủ tướng David Cameron, phó Thủ tướng Nick Clegg và lãnh đạo Đảng Lao động Ed Miliband. Các cựu Thủ tướng John Major, Tony Blair và Gordon Brown cũng có mặt.

Ba cựu Tổng thống Mỹ là Jimmy Carter, Bill Clinton và George W Bush cũng đến Johannesburg.

Tổng thống Francois Hollande đại diện cho Pháp đến chia buồn với Nam Phi.

Kéo dài bốn tiếng

Ngoài ra còn có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo thế giới khác như phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe.

"Chúng ta cùng nhau chia sẻ nỗi đau buồn cho mất mát to lớn và tôn vinh một cuộc đời quá lớn."

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon

Các nhân vật hàng đầu trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa apartheid như Peter Gabriel và Bono cũng sẽ tham dự.

Lễ tưởng niệm sẽ bắt đầu vào lúc 11h giờ địa phương, tức 4h chiều giờ Việt Nam và sẽ kéo dài trong bốn giờ đồng hồ, theo chương trình chính thức.

Người dân đã cắm trại bên ngoài sân vận động suốt đêm thứ Hai ngày 9/12 để tranh suất vào bên trong, phóng viên BBC James Robbins tường thuật từ Johannesburg.

Tuy nhiên do lễ tưởng niệm không phát vé cho công chúng nên chính quyền Nam Phi dự đoán nhiều người có thể không vào được.

Toàn bộ buổi lễ sẽ được truyền hình trên các màn hình lớn ở ba sân vận động Orlando, Dobsonville và Rand cũng như các điểm cộpng đồng trên khắp đất nước.

Sau buổi lễ, thi hài ông Mandela sẽ được quàn ở Pretoria trong ba ngày và Lễ Quốc tang sẽ diễn ra vào Chủ nhật ngày 15/12 tại quê nhà của ông ở làng Qunu thuộc tỉnh Eastern Cape.

"Lễ tiễn đưa xứng đáng"

Dalai Lama và Mandela.
 Dalai Lama và Mandela.

Hai trong số các cháu gái của Mandela là Tukwini Mandelaand và Nandi Mandelaorking nói với BBC rằng gia đình đã cố gắng để có một buổi lễ tiễn đưa xứng đáng với ông.

Chính phủ Nam Phi xác nhận có hơn 100 vị đương kim hoặc cựu nguyên thủ sẽ tham dự lễ tưởng niệm hay lễ tang.

Hôm thứ Hai ngày 9/12, Bộ Ngoại giao Nam Phi cho biết 91 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ đã xác nhận họ sẽ đến Nam Phi cùng với "10 cựu nguyên thủ, 86 quan chức dẫn đầu phái đoàn và 75 nhân vật quan trọng khác".

Trong số những nhà lãnh đạo không đến dự lễ tưởng niệm Nelson Mandela có Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu với lý do chi phí đi lại và an ninh tốn kém.

Tuy nhiên mọi người nghi ngờ rằng ông muốn tránh khả năng sẽ diễn ra các cuộc biểu tình chống Israel, phóng viên BBC ở Trung Đông Kevin Connolly cho biết.

Israel có quan hệ rộng lớn với chế độ apartheid trước đây và nhiều người dân Nam Phi đứng về phía cuộc đấu tranh của người Palestine.

Trong khi đó, Tổng thống Israel Shimon Peres cũng không tham dự được do bị bệnh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng là một trong số các nhân vật nổi tiếng vắng mặt sau hai lần không được cấp thị thực vào Nam Phi.

Cuộc đời cố Tổng thống Nelson Mandela qua ảnh

(Kiến Thức)  - Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã dành cả đời để đấu tranh cho tự do và bình đẳng ở Nam Phi, truyền cảm hứng cho những người bị áp bức trên toàn thế giới.

Cuộc đời cố Tổng thống Nelson Mandela qua ảnh
Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là nhà lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi trong những năm 1960 trước khi bị bị kết án tù chung thân.
Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là nhà lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi trong những năm 1960 trước khi bị bị kết án tù chung thân.

Mandela được cử hành tang lễ lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Nam Phi khẩn trương chuẩn bị quốc tang cố Tổng thống Nelson Mandela với sự hiện diện của các nguyên thủ, đại diện hoàng gia và cả những ngôi sao đình đám quốc tế.

Mandela được cử hành tang lễ lớn nhất thế giới

Kế hoach chi tiết liên quan tới công tác chuẩn bị tang lễ cho cựu tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi đã được soạn thảo một cách chi tiết. “Chúng tôi quyết định quốc tang sẽ được tổ chức trong vòng 12 ngày để tạo điều kiện cho các nguyên thủ thế giới tới tham dự lễ viếng", một nguồn tin tiết lộ

Xem hình xăm ấn tượng trên cơ thể nam, nữ lính Mỹ

(Kiến Thức) - Các binh lính Mỹ đổ xô tới các tiệm xăm để sở hữu một hình xăm ấn tượng.

Xem hình xăm ấn tượng trên cơ thể nam, nữ lính Mỹ
Quy định của quân đội Mỹ luôn yêu cầu các binh lính ăn mặc nghiêm chỉnh và gọn gàng. Tác phong này được coi là "nguyên tắc nền tảng đối với một người lính" và nó còn xây dựng niềm tự hào cho quân đội.
 Quy định của quân đội Mỹ luôn yêu cầu các binh lính ăn mặc nghiêm chỉnh và gọn gàng. Tác phong này được coi là "nguyên tắc nền tảng đối với một người lính" và nó còn xây dựng niềm tự hào cho quân đội.
Tuy nhiên, quy định này giờ đây đã thay đổi chút ít. Theo trang Stars and Stripes, khá nhiều quân nhân tìm tới các tiệm xăm để sở hữu cho mình một hình xăm ấn tượng.
 Tuy nhiên, quy định này giờ đây đã thay đổi chút ít. Theo trang Stars and Stripes, khá nhiều quân nhân tìm tới các tiệm xăm để sở hữu cho mình một hình xăm ấn tượng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.