Lãnh đạo thế giới: Cần điều tra quốc tế về MH17

(Kiến Thức) - Các nhà lãnh đạo các nước yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về vụ MH17  rơi ở miền đông Ukraine khiến 298 người trên máy bay thiệt mạng.

Một quan chức Mỹ cho biết Washington nghi ngờ tên lửa đất-đối-không bắn rơi chiếc Boeing 777 của Malaysia Airline đang bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur là tên lửa của phiến quân miền đông. Vị quan chức này cho biết, không có dấu hiệu cho thấy Quân đội Ukraine bắn tên lửa.
Thủ tướng Australia Tony Abbott còn đi xa hơn khi yêu cầu Moscow trả lời các câu hỏi về phiến quân miền đông do Nga đứng đầu sau. Theo ông Tony Abbott, phiến quân miền đông Ukraine đứng đằng sau thảm họa MH17. Có 20 người Australia trên chuyến bay MH17.
Chiếc MH17 trước khi cất cánh ở Amsterdam.
Chiếc MH17 trước khi cất cánh ở Amsterdam.
Ukraine cáo buộc phiến quân miền đông, với sự hỗ trợ của tình báo Nga đã bắn tên lửa tầm xa SA-11 vào chiếc MH17. Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng phủ nhận mọi cáo buộc và cho biết chính máy bay chiến đấu Ukraine mới là thủ phạm bắn rơi máy bay MH17.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/7 cho rằng Ukraine phải chịu trách nhiệm cho vụ rơi máy bay của hãng hàng không Malaysia, với 298 người trên khoang, ở miền đông nước này.
“Thảm họa này sẽ không xảy ra nếu có hòa bình ở nước đó, nếu hoạt động quân sự không được nối lại tại đông nam Ukraine”, ông Putin cho biết.
Tổng thống Nga Putin sau đó đã lệnh cho quan chức quân sự Nga cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết để làm sáng tỏ hành động tội phạm này.
Theo cơ quan điều khiển không vận Ukraine, máy bay MH17 của Malaysia Airlines khi bị bắn hạ khi bay chỉ ở bên trên vùng giới hạn có 300m
Eurocontrol cho biết giới chức Ukraine đã cấm tất cả các máy bay bay trong khu vực từ mặt đất lên tới độ cao 32.000feet. Máy bay Malaysia khi bị bắn hạ bay ở độ cao 33.000 feet. Tuy nhiên độ cao này vẫn nằm trong tầm với của các vũ khí đất đối không hiện đại. Chính vì vậy mà tất cả các máy bay ở miền đông Ukraine hiện bị cấm bay ở khu vực miền đông Ukraine, Erocontrol cho hay.

TQ tiếp tục “khuấy” Biển Đông sau dời Hải Dương 981 thế nào?

(Kiến Thức) - Sau khi di chuyển giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc có thể lại có hành động ngang ngược khác trên Biển Đông.

Rút giàn khoan vì không còn lợi?
Như Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Động thái hạ đặt đã gây ra sự rạn nứt khá lớn trong quan hệ hai nước. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng, giàn khoan này đang dời sang địa điểm gần đảo Hải Nam để tham gia vào dự án khác.

Nga bán hệ thống tên lửa "khủng" cho Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Nga nhiều khả năng xuất khẩu hệ thống tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander-E có tầm bắn lên đến 2.000km cho Trung Quốc.

Trả lời tờ Tiếng nói nước Nga, chuyên gia Vasily Kashin từ Trung Tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Moscow cho biết nhiều khả năng hệ thống tên lửa Iskander – E sẽ được bán cho Trung Quốc.

Tạp chí Armyrecognition đưa tin, tại triển lãm vũ khí MILEX-2014 diễn ra ở Belarus - Valery Varlamov, đại diện công ty quốc phòng Nga cho hay, nước này đã sẵn sàng bán phiên bản xuất khẩu của tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch Iskander-E cho các khách hàng tiềm năng nếu như được chính phủ nước này cho phép.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-E
Tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-E 

Ông này cũng cho biết, ngoài việc sẵn sàng xuất khẩu tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-E (NATO định danh là SS-26 Stone), Nga còn đang xúc tiến quá trình xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.