Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ

(VietnamDaily) - Trải qua 38 năm thành lập và phát triển (ngày 26/3/1983 – 26/3/2021), dưới sự dẫn dắt của lãnh đạo ở các thời kỳ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) ngày càng phát triển thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh.

Nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983-26/3/2021), Báo Tri thức và Cuộc sống xin trân trọng giới thiệu Ban lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII: Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội được bầu giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII và trở thành Chủ tịch thứ 6 của VUSTA. Hai ông Phạm Quang Thao và Nguyễn Hồng Diên là Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội; ông Nguyễn Quyết Chiến là Tổng Thư ký Liên hiệp Hội. Ông Đặng Vũ Minh được bầu là Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội.
Lanh dao Lien hiep cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat Viet Nam qua cac thoi ky
Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII Phan Xuân Dũng. 
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức thành công 8 kỳ Đại hội.
Kỳ Đại hội thứ nhất diễn ra vào ngày 26/3/1983 tại Hà Nội. Thời điểm đó, đại biểu của 15 hội thành viên đã tiến hành Đại hội thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Đại hội khi đó đã thông qua Điều lệ và bầu Ban Chấp hành đại diện cho tất cả 15 hội thành viên và một số trí thức tiêu biểu. Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sỹ, Anh ùng lao động Trần Đại Nghĩa được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Khi đó, ông Lê Khắc, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Các nhà khoa học, nhà quản lý Nguyễn Văn Hiệu, Đào Văn Tập, Lê Văn Thới, Đường Hồng Dật được bầu làm Phó Chủ tịch.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam diễn ra ngày 12/5/1988 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 100 đại biểu đại diện 23 hội thành viên gồm 18 Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc và 5 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đại hội thông qua các văn kiện, Điều lệ bổ sung và sửa đổi. Đại hội bầu ra 49 ủy viên Hội đồng Trung ương, đại diện cho tất các các hội thành viên, Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các cơ quan hữu quan.
Hội đồng Trung ương đã bầu ra Đoàn chủ tịch gồm 9 ủy viên do Giáo sư, Tiến sỹ Hà Học Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng làm Chủ tịch, Tiến sỹ Trịnh Văn Tự và Tiến sỹ Phạm Sĩ Liêm làm Phó Chủ tịch. Tiến sỹ Trịnh Văn Tự kiêm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký; từ năm 1990, Cử nhân Trần Cư đảm nhận chức vụ này. Ủy ban Kiểm tra do đồng chí Lê Khắc Làm Chủ nhiệm. Từ năm 1990, Tiến sỹ Lê Quang Báu đảm nhận chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.Đại hội suy tôn Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch danh dự.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27-28/9/1993 với sự tham gia của 184 đại biểu đại diện 42 hội thành viên, gồm 34 Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc và 8 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện và tiếp tục suy tôn Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch danh dự và đã bầu ra Hội đồng Trung ương gồm 95 ủy viên, bầu Đoàn chủ tịch gồm 11 ủy viên do Giáo sư, Tiến sĩ Hà Học Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng tiếp tục làm Chủ tịch; Giáo sư Phan Huy Lê, Tiến sỹ Phạm Sĩ Liêm, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Hữu Tăng làm Phó Chủ tịch và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Uy Liêm làm Tổng Thư ký, bầu Cử nhân Trần Cư làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam diễn ra ngày 7-9/1/1999 tại Hà Nội. Đại hội có sự tham gia của 213 đại biểu đại diện 63 hội thành viên, gồm 40 Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc và 23 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lanh dao Lien hiep cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-2
 Thủ tướng tặng hoa Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII.
Đại hội thông qua các văn kiện, điều lệ bổ sung, sửa đổi và bầu ra Hội đồng Trung ương gồm 133 ủy viên. Hội đồng Trung ương đã bầu ra Đoàn Chủ tịch gồm 17 ủy viên do Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng làm Chủ tịch; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Uy Liêm, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Hữu Tăng và Giáo sư, Tiến sỹTrần Ngọc Hiên làm Phó Chủ tịch; ông Hồ Uy Liêm tiếp tục được bầu làm Tổng Thư ký;Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tô Bá Trọng làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
Với tinh thần "Trí tuệ-Hợp tác-Phát triển", Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V nhiệm kỳ 2005-2010 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam diễn ra từ ngày 27-28/12/2004 với sự tham gia của 432 đại biểu thay mặt cho 92 hội thành viên,gồm 56 Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc và 36 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiên Đại hội, bầu ra Hội đồng Trung ương gồm 212 ủy viên, bầu Đoàn Chủ tịch gồm 29 ủy viên và Ủy ban Kiểm tra gồm 9 ủy viên.Đại hội tiếp tục bầu Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng làm Chủ tịch; Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Hữu Tăng, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phạm Mạnh Hùng, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Hiên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, Cử nhân Phạm Quốc Anh làm Phó Chủ tịch;Ông Hồ Uy Liêm tiếp tục kiêm chức Tổng Thư ký; Ông Nguyễn Hữu Tăng kiêm chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Hội nghị lần thứ 5 năm 2009, Hội đồng Trung ương đã bầu Tiến sĩ Phạm Văn Tân giữ chức vụ Tổng Thư ký thay ông Hồ Uy Liêm.
Với tinh thần "Trí tuệ - Đoàn kết - Phát triển", trong các ngày ngày 27-28/4/2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2010-2015 Liên hiệp cácHội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 677 đại biểu đại diện cho 125 hội thành viên, gồm 55 Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 70 hội ngành toàn quốc.
Đại hội đã bầu Hội đồng Trung ương gồm 144 ủy viên, bầu Đoàn Chủ tịch gồm 23 thành viên do Giáo sư, Viện sỹ, Tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và Môi trường Quốc hội làm Chủ tịch. Ba Phó chủ tịch gồm: Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW; Phó Giáo sư,Tiến sĩ Hồ Uy Liêmvà Tiến sỹ Trần Việt Hùng. Tiến sĩ Phạm Văn Tân tiếp tục đảm nhiệm chức Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam. Tiến sĩ Trần Việt Hùng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Tại Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ 3 (năm 2012), tiến sĩ Phạm Văn Tân và tiến sĩ Phan Tùng Mậu được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch.
Từ ngày 2-3/6/2015, với tinh thần "Đoàn kết -Trí tuệ - Đổi mới - Phát triển" Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức VII, nhiệm kỳ 2015-2020 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 535 đại biểu đại diện cho 140 hội thành viên, gồm 77 Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc và 63 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương,
Đại hội đã bầu Hội đồng Trung ương gồm 173 ủy viên, bầu Đoàn Chủ tịch gồm 25 thành viên do Giáo sư, Viện sỹ, Tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh làm Chủ tịch; các Phó Chủ tịch gồm: Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW; Tiến sĩ Phạm Văn Tân; Tiến sĩ Phan Tùng Mậu; Tiến sĩ khoa học Nghiêm Vũ Khải. Tiến sĩ Phạm Văn Tân tiếp tục đảm nhiệm chức Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam. Năm 2017, Tiến sỹ Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được bầu làm Phó Chủ tịch thay thế ông Vũ Ngọc Hoàng và năm 2019, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được bầu làm Phó Chủ tịch thay thế ông Bùi Thế Đức.
Nhìn lại những kỳ Đại hội đã qua có thể thấy, từ lúc 15 hội thành viên đến nay, trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã thực sự trở thành một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn với 152 hội thành viên, thu hút được trên 3,7 triệu hội viên, trong đó có khoảng 2,2 triệu trí thức.
Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) vào sáng 25/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, từ khi thành lập năm 1983 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
Lanh dao Lien hiep cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat Viet Nam qua cac thoi ky-Hinh-3

Bí thư Đảng đoàn Chủ tịch LHHVN Đặng Vũ Minh phát biểu tại Đại hội LHHVN khóa VII. 

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Với Đoàn Chủ tịch khóa mới do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam sẽ phát huy tốt truyền thống đoàn kết và những kết quả đã đạt được trong các nhiệm kỳ qua để tiếp tục đạt được nhiều kết quả, thành tích trong nhiệm kỳ mới.
 >>> Mời độc giả xem video Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp hội Việt Nam quy tụ hơn 900 trí thức tiêu biểu:

Nguồn: VOVTV

[e-Magazine] TS Phạm Văn Tân: Kỳ vọng VUSTA trở thành “sân” tri thức tầm vóc

“VUSTA sẽ đào tạo phát triển đội ngũ tri thức với phương châm tập hợp, đoàn kết và phát huy; là môi trường, "sân" tri thức, có nhiều hoạt động mang tầm vóc, nhiều tham vấn, tham mưu và tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước” - Nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân nói.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống trong năm mới Tân Sửu 2021, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam - VUSTA) có những chia sẻ chân tình về Lãnh đạo VUSTA khóa VIII (nhiệm kỳ 2020-2025), cũng như chặng đường 38 năm Liên hiệp Hội phấn đấu vì mục tiêu trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

“Kế thừa, phát huy, nâng cao vị thế VUSTA trong đội ngũ trí thức Việt Nam”

VUSTA góp ý về Quy hoạch mạng lưới đường sắt của Bộ GTVT

Ngày 2/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo “Góp ý quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cùng Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì. 

Đường sắt – phương thức vận tải lịch sử và tương lai
Phát biểu khai mạc hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng cho biết, đường sắt Việt Nam có một lịch sử khá lâu đời, rất đáng tự hào, được xây dựng từ năm 1881, sớm nhất các nước Đông nam Á, và vào loại sớm nhất các nước Châu Á. Đường sắt Việt Nam đã trải qua 140 năm thăng trầm. Có giai đoạn, đường sắt đóng vai trò rất quan trọng với một thị phần xứng đáng về vận tải người và hàng hóa, đóng góp có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.