Lãnh đạo Daihatsu đồng loạt từ chức sau bê bối gian lận an toàn

Mới đây, Toyota đã công bố các thay đổi lớn trong cơ cấu ban lãnh đạo hãng xe Daihatsu. Đây là một động thái nhằm xây dựng lại hình ảnh của Daihatsu sau khi bê bối gian lận kiểm định an toàn.

Video: Daihatsu gian lận kết quả an toàn hàng loạt mẫu xe.

Ông Soichiro Okudaira tuyên bố rời khỏi vai trò Chủ tịch của thương hiệu ôtô Daihatsu, người kế nhiệm là ông Masahiro Inoue - cựu Giám đốc điều hành của Toyota khu vực Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, Chủ tịch hội đồng quản trị (chairman) Sunao Matsubayashi của Daihatsu cũng đã từ chức và vị trí này bị hủy bỏ, không có người thay thế.
Trước khi tuyên bố từ chức, ông Soichiro Okudaira là người có vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của Daihatsu. Nhà lãnh đạo sinh năm 1956 này đã trải qua gần 4 thập kỷ làm việc cho Toyota trước khi ngồi vào vị trí cao nhất tại Daihatsu vào năm 2017, chỉ một năm sau khi Daihatsu hoàn tất sáp nhập vào tập đoàn ôtô hàng đầu Nhật Bản.
Lanh dao Daihatsu dong loat tu chuc sau be boi gian lan an toan
Toyota công bố các thay đổi lớn trong cơ cấu ban lãnh đạo Daihatsu. 
Ông Masanori Kuwata sẽ trở thành phó chủ tịch điều hành chịu trách nhiệm về việc cải tổ văn hóa công ty. Một phó chủ tịch khác là ông Hiroshima Hoshika sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống vận hành liên quan đến các quy định và chứng nhận, đồng thời là người đứng đầu nhóm quản lý chất lượng của Daihatsu.
Hội đồng quản trị mới sẽ chính thức tiếp quản vị trí từ ngày 1/3/2024. Việc thay đổi cơ cấu lãnh đạo Daihatsu thể hiện sự quyết tâm của Toyota trong việc tái cấu trúc công ty con, nhằm lấy lại vị thế và niềm tin của khách hàng về thương hiệu này. Ông Koji Sato, CEO của Toyota, xác nhận rằng động thái này không phải là một hình phạt mà tập đoàn ô tô Nhật Bản dành cho các nhân sự có liên quan.
Lanh dao Daihatsu dong loat tu chuc sau be boi gian lan an toan-Hinh-2
Ông Soichiro Okudaira sẽ rời khỏi vai trò Chủ tịch thương hiệu Daihatsu. 
Toyota cho biết sẽ họp bàn với Daihatsu và các đối tác liên quan nhằm đề ra chính sách quản lý mới hiệu quả và minh bạch. Thông tin cụ thể không được nêu chi tiết, nhưng ông Sato có cho biết Daihatsu Toyota sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản phẩm và chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng xe xuất khẩu của Daihatsu.
Vụ bê bối của Daihatsu diễn ra từ tháng 5/2023, sau khi một cuộc điều tra phát hiện công ty này gian lận trong các cuộc thử nghiệm an toàn va chạm bên hông. Cụ thể, Daihatsu đã sai phạm trong bài kiểm tra có mã ký hiệu UN R135 mô tả các thử nghiệm khi xe bị một vật như cột điện (hoặc vật thể tương tự tác động vào thành xe) trên các mẫu xe Toyota Raize hybrid, Daihatsu Rocky hybrid.
Lanh dao Daihatsu dong loat tu chuc sau be boi gian lan an toan-Hinh-3
Toyota cho biết sẽ họp bàn với Daihatsu và các đối tác liên quan nhằm đề ra chính sách quản lý mới hiệu quả và minh bạch.  
Theo quy định, hãng cần phải tiến hành thử nghiệm va chạm cả bên sườn trái và sườn phải của xe. Sau đó, hãng phải nộp dữ liệu thử nghiệm va chạm của cả hai bên sườn. Tuy nhiên, Daihatsu lại chỉ tiến hành thử nghiệm va chạm bên sườn phía ghế phụ lái (bên trái) và lấp liếm thành kết quả của hai bên sườn trái và phải.
Thời điểm đó, vụ gian lận khiến cho 78.440 xe bị ảnh hưởng, trong đó có 56.111 chiếc Raize hybrid và 22.329 chiếc Rocky hybrid bị ngừng bán tại Nhật Bản.
Kết quả điều tra của lực lượng chức năng sau đó còn phát hiện nhiều vấn đề bất thường mới ở 174 điểm trong 25 hạng mục thử nghiệm. Tổng cộng, có 64 mẫu xe liên quan đến vụ gian lận này, trong đó có các dòng xe mang thương hiệu Toyota, Mazda và Subaru.

Daihatsu của Toyota đã gian lận an toàn trên ôtô từ 34 năm trước

Daihatsu của Toyota hiện là cái tên được quan tâm nhiều nhất hiện nay bởi hàng loạt những bê bối an toàn liên quan tới các cuộc thử nghiệm dành cho xe thương mại.

Video: Daihatsu bị phát hiện đã gian lận trong các bài kiểm tra an toàn ở hầu hết mọi mẫu xe mà hãng đang sản xuất.

Mặc dù Daihatsu của Toyota đã tạm dừng hoạt động từ vài ngày trước, do liên quan tới các kết quả an toàn có sự thay đổi và ảnh hưởng với mức quy mô toàn cầu. Những bê bối này thực chất đã nổi lên từ tháng 4, khi công ty bị khiếu nại gian lận trong hàng loạt các cuộc thử nghiệm an toàn va chạm bên hông đối với 88.000 xe.

Daihatsu có thể thiệt hại tới 700 triệu USD sau bê bối gian lận

Daihatsu thừa nhận đã làm sai lệch dữ liệu một số mẫu xe ôtô trong hơn 30 năm qua. Khi đóng cửa nhà máy và bồi thường cho các nhà cung cấp, Daihatsu có thể thiệt hại tới 700 triệu USD.

Video: Bê bối gian lận của Daihatsu ảnh hưởng ra sao?

Theo đó, nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã phải tạm dừng toàn bộ hoạt động sản xuất tại quê nhà mà không công bố chính xác thời gian trở lại. Ngoài việc tổn thất về doanh số, Daihatsu còn phải đàm phán với các nhà cung cấp về việc bồi thường doanh thu bị mất do ngừng sản xuất cũng như hỗ trợ chi phí cho các đại lý bán xe Daihatsu bị khách hàng quay lưng sau bê bối. Tại Nhật Bản, Daihatsu có hơn 423 nhà cung cấp cấp 1 và 30.000 đại lý bán xe trên cả nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới