Lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận thủ tục chuyển viện còn tiêu cực, xin - cho

Cho rằng việc chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh góp phần cân đối hệ thống khám chữa bệnh, song Thứ trưởng Bộ Y tế thừa nhận thủ tục còn gây phiền hà, phát sinh tiêu cực, xin - cho.

Lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận thủ tục chuyển viện còn tiêu cực, xin - cho
Những bất cập trong việc thông tuyến khám chữa bệnh BHYT, chuyển tuyến bệnh nhân và giải pháp giúp người bệnh được chữa bệnh với chất lượng cao nhất là vấn đề được đặt ra cho lãnh đạo Bộ Y tế, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, chiều 6/12.
Trả lời làm rõ vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương khái quát sau 15 năm ban hành Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ bao phủ BHYT đến nay đã đạt gần 91 triệu người, với khoảng 92% dân số. Số lượt khám chữa bệnh BHYT cũng gia tăng với 150,5 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2022.
"Mỗi năm, quỹ BHYT chi khoảng hơn 110.000 tỷ đồng cho khám chữa bệnh. Nguồn kinh phí do quỹ BHYT chi trả cho chi phí khám chữa bệnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của bệnh viện", theo bà Hương.
Lanh dao Bo Y te thua nhan thu tuc chuyen vien con tieu cuc, xin - cho
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương (Ảnh: Đoàn Bắc). 
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, một trong những yếu tố quan trọng để đạt được những kết quả này là việc tổ chức đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh.
Bà Hương nhấn mạnh quy định phân tuyến chuyên môn, chuyển tuyến và giấy chuyển tuyến có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo đảm ổn định, cân đối và bền vững hệ thống khám chữa bệnh.
Dù vậy, lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính. Thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn có tình trạng gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin - cho, giữ bệnh nhân lại gây bức xúc.
Bên cạnh đó, theo bà Hương, từ ngày 1/1/2016, việc thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa và bệnh viện tuyến huyện và từ 1/1/2021 áp dụng thông tuyến tỉnh trên toàn quốc cũng tạo ra nhiều vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở.
Bà cho biết các cơ sở tuyến Trung ương được giao chức năng tuyến cuối, tập trung điều trị bệnh nặng, triển khai kỹ thuật chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, đào tạo nên không thể tập trung vào khám và điều trị các bệnh lý thông thường, chăm sóc ban đầu.
Để đảm bảo chất lượng phục vụ người bệnh cao nhất, nữ Thứ trưởng cho biết Bộ Y tế đã và đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới.
Bên cạnh đó, Bộ đã áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng; lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân và mở rộng mô hình bác sỹ gia đình, nâng cao chất lượng y tế cơ sở.
Ngoài ra, Bộ Y tế định hướng đẩy mạnh các hoạt động về chỉ đạo tuyến, bệnh viện vệ tinh, luân phiên luân chuyển cán bộ, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của tuyến dưới.
Cơ quan quản lý cũng chỉ đạo tăng cường hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện như: củng cố, xây dựng hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng bệnh viện, đào tạo, kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện.

Lương tăng từ 1/7, mức đóng BHYT điều chỉnh thế nào?

Từ ngày 01/7/2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, những người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình sẽ có thay đổi về mức đóng BHYT.

Lương tăng từ 1/7, mức đóng BHYT điều chỉnh thế nào?
Theo tính toán, mức đóng BHYT hộ gia đình tăng cao nhất với người tham gia số 1 nhưng cũng chỉ tăng 4.500 đồng/tháng và từ người tham gia thứ 5 trở đi có mức tăng thấp nhất 1.800 đồng/tháng.

Thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip

Bộ Công an đã phối hợp với BHXH Việt Nam thực hiện tích hợp 36 triệu dữ liệu thẻ BHYT lên CCCD gắn chip.

Thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip

Cử tri tỉnh Tiền Giang vừa có kiến nghị gửi tới Bộ Công an, đề nghị bộ này nghiên cứu phối hợp với các cơ quan liên quan sớm cho phép sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT.

Trả lời vấn đề trên, Bộ Công an cho biết trên cơ sở xây dựng thành công dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD, bộ đã phối hợp với BHXH Việt Nam thực hiện tích hợp 36 triệu dữ liệu thẻ BHYT lên CCCD gắn chip. Mục đích nhằm phục vụ người dân và cơ quan y tế xác thực thông tin công dân khi tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm chính xác, thuận tiện.

5 nhóm đối tượng được BHYT chi trả 100% mức hưởng

Theo quy định tại Nghị định 146/2018 có năm nhóm đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.

5 nhóm đối tượng được BHYT chi trả 100% mức hưởng

Thời gian qua, Pháp Luật TP.HCM có nhận được một số câu hỏi của bạn đọc thắc mắc về những trường hợp nào tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh (KCB) sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.