Làng ngoại thành Hà Nội dự kiến thu về 150 tỷ từ bán đấu giá gỗ sưa

Thôn Phụ Chính (Chương Mỹ, Hà Nội) chuẩn bị tổ chức đấu giá lô gỗ sưa hơn 6 tấn, dự kiến thu ít nhất 146 tỷ đồng. Để tham gia đấu giá, người mua phải đặt cọc tối thiểu 1,5 tỷ đồng.

Người dân thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã bắt đầu bán hồ sơ mời đấu giá lô gỗ sưa quý hiếm khai thác hồi đầu năm. Dự kiến, ngày 12/9 sẽ tiến hành tổ chức đấu giá tại trụ sở UBND xã Hòa Chính với giá khởi điểm khoảng 146 tỷ.
Tại khuôn viên chùa Vĩnh Phúc ở thôn Phụ Chính có 2 cây gỗ sưa, trong đó 1 cây là loại sưa đỏ quý hiếm. Các vị cao niên trong làng cho biết cây sưa đỏ có tuổi đời trên 130 năm, cây còn lại khoảng 50 năm.
Thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, riêng cây sưa đỏ được trả giá 26 triệu đồng/kg, tương đương hơn 100 tỷ đồng. Năm 2010, một nhánh của cây bị gãy đổ và được người dân khai thác, bán theo hình thức đấu giá với giá 20,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi vận chuyển số gỗ trên, cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ phát hiện, tạm giữ. Đến năm 2015, UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá được hơn 31 tỷ đồng. Câu chuyện thời điểm ấy gây xôn xao dư luận.
Lang ngoai thanh Ha Noi du kien thu ve 150 ty tu ban dau gia go sua
Cây sưa đỏ tại thôn Phụ Chính. Ảnh: Phạm Trường - Anh Tuấn. 

Nhận thấy giá trị gỗ sưa cao, nhiều kẻ gian có ý định lợi dụng mưa bão ra cưa trộm. Lo lắng, dân làng Phụ Chính góp tiền mua dây thép gai quấn quanh thân cây, đồng thời cử ra một tổ bảo vệ túc trực trông nom cả ngày lẫn đêm.

Tháng 10/2018, UBND TP. Hà Nội có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn người dân thôn Phụ Chính khai thác cây sưa theo đúng trình tự và quy định pháp luật.

Theo đó, 2 cây sưa thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính nên việc khai thác hoàn toàn do thôn quyết định. Cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính tùy ý sử dụng số tiền thu được từ việc bán gỗ sưa.

Lang ngoai thanh Ha Noi du kien thu ve 150 ty tu ban dau gia go sua-Hinh-2
Toàn bộ phiên đấu giá bán gỗ sưa sẽ do dân làng Phụ Chính phụ trách. Số tiền thu được chính quyền thôn sẽ họp bàn với dân để lập kế hoạch sử dụng. Ảnh: Phạm Trường - Anh Tuấn. 
Đến sáng 27/1, người dân trong thôn Phụ Chính cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa tại chùa Vĩnh Phúc. Người dân sau đó kiểm đếm gỗ và cho vào trong thùng container hàn chắc lại, chờ thời điểm đem ra bán đấu giá.
Theo Dân Việt, đầu tháng 7 vừa qua, buổi đấu giá gỗ sưa lần thứ nhất đã không diễn ra bởi người mua hồ sơ không ai chịu đặt cọc. Nguyên nhân được cho là giá cao, lô gỗ đem bán lại tính cả phần vỏ, rác bám thân cây chứ không phải chỉ có phần lõi.
Sau đó, người dân trong thôn Phụ Chính thống nhất thuê 20 người đẽo toàn bộ phần rác và vỏ của hơn 6 tấn gỗ sưa. Phần loại bỏ ước tính vào khoảng 300-500 kg.
Ông Vũ Văn Tuyến, trưởng thôn Phụ Chính, cho biết lô gỗ sưa được chia làm 5 nhóm. Nhóm một gồm gốc nhỏ, rễ cây sẽ được bán với giá sàn là 6,5 triệu đồng/kg. Phần thân tùy theo chất lượng gỗ sẽ được phân thành các loại giá sàn khác nhau cao nhất bán 32 triệu đồng/kg. Còn lại, các loại gỗ khác bán lần lượt từ 15-28 triệu đồng/kg.
Tạm tính nếu bán hết số gỗ sưa với giá khởi điểm, thôn Phụ Chính sẽ thu về khoảng 146 tỷ đồng.
Ông Tuyến cũng cho biết ngày 22/8 đã chính thức bán hồ sơ đợt hai mời đấu giá. Ngày 9-10/9 bắt đầu nhận đặt cọc tiền. Người tham gia đấu giá sẽ phải đặt cọc tối thiểu từ 1,5 tỷ đồng đến 9,8 tỷ đồng tùy vào nhóm gỗ khi tham gia đấu giá. Sáng 12/9 sẽ tiến hành tổ chức đấu giá tại trụ sở UBND xã Hòa Chính.

Đây là lý do cây gỗ sưa giá “đắt hơn vàng“

Giá trị thương phẩm của gỗ sưa đỏ luôn là một ẩn số. Tuy nhiên nhiều đại gia sẵn sàng trả tiền tỷ để được sở hữu cây gỗ sưa.

Gỗ sưa đỏ, một số nơi gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc là gỗ thuộc nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.

Đào được khúc gỗ sưa quý hiếm ở vuông tôm, giá 1,5 tỷ vẫn chưa bán

Theo ông Phước, ở địa phương hiện không có loài gỗ này. “Rất có thể, khúc gỗ đã trôi ngoài biển nhiều năm, nhiều tháng trước khi tấp vô...

Một người đàn ông ở Cà Mau đã đào được khúc gỗ sưa quý hiếm dưới vuông tôm. Khúc gỗ có đường kính khoảng 3m, dài 2,2m vừa được điêu khắc thành bức tượng phật Di Lặc. Có người ngã giá 1,5 tỷ đồng ông chưa chịu bán.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.