Lặng ngắm những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới

Lặng ngắm những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới

Núi Phú Sĩ nổi tiếng của Nhật Bản, đỉnh Kilimanjaro cao nhất châu Phi là hai trong số những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới.

Đứng đầu trong danh sách những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới là núi lửa Mayon, Philippines: Cách Manila 450km về phía đông nam trên đảo Luzon, Mayon là núi lửa hoạt động thường xuyên nhất ở xứ xở vạn đảo, với hơn 49 lần phun trào trong suốt 400 năm qua. Lần phun trào gần đây nhất là hồi tháng 9/2014 khiến hàng nghìn người phải rời bỏ vùng đi nơi khác sinh sống. Núi Mayon cao hơn 2.400m so với mực nước biển, nổi bật với kiểu dáng hình nón cân xứng hoàn hảo. Du khách đến đây sẽ được ngắm cảnh các thị trấn của tỉnh Albay với biển Thái Bình Dương bao quanh.
Đứng đầu trong danh sách những ngọn núi lửa đẹp nhất thế giới là núi lửa Mayon, Philippines: Cách Manila 450km về phía đông nam trên đảo Luzon, Mayon là núi lửa hoạt động thường xuyên nhất ở xứ xở vạn đảo, với hơn 49 lần phun trào trong suốt 400 năm qua. Lần phun trào gần đây nhất là hồi tháng 9/2014 khiến hàng nghìn người phải rời bỏ vùng đi nơi khác sinh sống. Núi Mayon cao hơn 2.400m so với mực nước biển, nổi bật với kiểu dáng hình nón cân xứng hoàn hảo. Du khách đến đây sẽ được ngắm cảnh các thị trấn của tỉnh Albay với biển Thái Bình Dương bao quanh.
Santorini, Hy Lạp: Vùng Santorini nổi tiếng với những ngôi nhà màu trắng, nhưng ít ai biết rằng hòn đảo này là tàn dư của một miệng núi lửa hình thành từ năm 1600 trước Công Nguyên với vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử. Ngày nay, Santorini thu hút du khách từ các nơi trên thế giới.
Santorini, Hy Lạp: Vùng Santorini nổi tiếng với những ngôi nhà màu trắng, nhưng ít ai biết rằng hòn đảo này là tàn dư của một miệng núi lửa hình thành từ năm 1600 trước Công Nguyên với vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử. Ngày nay, Santorini thu hút du khách từ các nơi trên thế giới.
Đỉnh Kilimanjaro và miệng núi lửa Ngorongoro, Tanzania: Nằm ở biên giới giữa Tanzania và Kenya, Kilimanjaro là ngọn núi cao nhất châu Phi với độ cao 5.895 m, và cũng là núi lửa cao nhất lục địa đen. Kilimanjaro gồm 3 núi lửa, trong đó ngọn Mawenzi và Shira đã biến mất, còn ngọn cao nhất là Kibo vẫn còn hoạt động với rất nhiều khí gas.
Đỉnh Kilimanjaro và miệng núi lửa Ngorongoro, Tanzania: Nằm ở biên giới giữa Tanzania và Kenya, Kilimanjaro là ngọn núi cao nhất châu Phi với độ cao 5.895 m, và cũng là núi lửa cao nhất lục địa đen. Kilimanjaro gồm 3 núi lửa, trong đó ngọn Mawenzi và Shira đã biến mất, còn ngọn cao nhất là Kibo vẫn còn hoạt động với rất nhiều khí gas.
Cách Kilimanjaro 200km về phía tây, Ngorongoro từng cạnh tranh với Kilimanjaro về chiều cao, ước tính từ 4.500-4.800m trước khi phun trào. Ngày nay, với đường kính 22,5km và độ sâu 610m, Ngorongoro là núi lửa lớn nhất thế giới với hệ sinh thái độc đáo.
Cách Kilimanjaro 200km về phía tây, Ngorongoro từng cạnh tranh với Kilimanjaro về chiều cao, ước tính từ 4.500-4.800m trước khi phun trào. Ngày nay, với đường kính 22,5km và độ sâu 610m, Ngorongoro là núi lửa lớn nhất thế giới với hệ sinh thái độc đáo.
Núi Kelimutu, Indonesia: Kelimutu với ba hồ nước ba màu là điểm thu hút các nhà khoa học và du khách đến đảo Flores ở tỉnh East Nusa Tenggara. Núi lửa nằm ở ở độ cao khoảng 1.632m so với mực nước biển. Ba hồ nước có màu sắc khác nhau là đỏ, xanh dương và trắng. Màu sắc của nước trong hồ thay đổi liên tục theo thời gian, màu mới nhất là xanh lá, đỏ sẫm và đen. Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân là do phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản hay ảnh hưởng của loài sinh vật, rong rêu và đá trong miệng núi lửa gây ra.
Núi Kelimutu, Indonesia: Kelimutu với ba hồ nước ba màu là điểm thu hút các nhà khoa học và du khách đến đảo Flores ở tỉnh East Nusa Tenggara. Núi lửa nằm ở ở độ cao khoảng 1.632m so với mực nước biển. Ba hồ nước có màu sắc khác nhau là đỏ, xanh dương và trắng. Màu sắc của nước trong hồ thay đổi liên tục theo thời gian, màu mới nhất là xanh lá, đỏ sẫm và đen. Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân là do phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản hay ảnh hưởng của loài sinh vật, rong rêu và đá trong miệng núi lửa gây ra.
Kilauea và Mauna Kea, Hawaii: Núi lửa ở Hawaii nổi tiếng vì phun trào thường xuyên và có cảnh đẹp ngoạn mục. Ngọn núi lửa trẻ nhất là Kilauea từng phun trào liên tục kể từ năm 1983.
Kilauea và Mauna Kea, Hawaii: Núi lửa ở Hawaii nổi tiếng vì phun trào thường xuyên và có cảnh đẹp ngoạn mục. Ngọn núi lửa trẻ nhất là Kilauea từng phun trào liên tục kể từ năm 1983.
Trong khi đó, Mauna Kea có tuổi đời 1 triệu năm tuổi với độ cao 4.205m từ mực nước biển.
Trong khi đó, Mauna Kea có tuổi đời 1 triệu năm tuổi với độ cao 4.205m từ mực nước biển.
Núi Phú Sĩ, Nhật Bản: Đây là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776m, có hình dáng như một tam giác cân, và là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Lần cuối cùng núi lửa phun trào là năm 1707. Ngọn núi này là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thi sĩ, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia qua hàng ngàn năm. Khu rừng ma ám Aokigahara ở dưới chân núi cũng khơi gợi không ít trí tưởng tượng do số nhiều người đến đây tự tử.
Núi Phú Sĩ, Nhật Bản: Đây là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776m, có hình dáng như một tam giác cân, và là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Lần cuối cùng núi lửa phun trào là năm 1707. Ngọn núi này là nguồn cảm hứng cho rất nhiều thi sĩ, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia qua hàng ngàn năm. Khu rừng ma ám Aokigahara ở dưới chân núi cũng khơi gợi không ít trí tưởng tượng do số nhiều người đến đây tự tử.

GALLERY MỚI NHẤT