Lăng mộ các hoàng đế nào vừa “nhập hộ khẩu” thành phố Huế?

Lăng mộ các hoàng đế nào vừa “nhập hộ khẩu” thành phố Huế?

Từ ngày 1/7/2021, diện tích thành phố Huế được điều chỉnh tăng từ 70 km2 lên trên 265 km2. Sau sự mở rộng địa giới này, nhiều lăng mộ nổi tiếng của các vua nhà Nguyễn đã "chuyển hộ khẩu" từ các thị xã lân cận vào thành phố Huế.

1. Nằm ở địa phận xã Hương Thọ, thành phố Huế (trước kia thuộc thị xã Hương Trà), Thiên Thọ Lăng hay lăng Gia Long là lăng mộ của Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn.
1. Nằm ở địa phận xã Hương Thọ, thành phố Huế (trước kia thuộc thị xã Hương Trà), Thiên Thọ Lăng hay lăng Gia Long là lăng mộ của Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn.
Tổng thể khu lăng Thiên Thọ nằm trong một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, được chia làm 3 khu vực: Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và hoàng hậu, bên phải là khu vực tẩm điện, bên trái là Bi Đình. Khu lăng mộ nằm trên một quả đồi thấp được chia thành 7 cấp sân tế.
Tổng thể khu lăng Thiên Thọ nằm trong một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, được chia làm 3 khu vực: Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và hoàng hậu, bên phải là khu vực tẩm điện, bên trái là Bi Đình. Khu lăng mộ nằm trên một quả đồi thấp được chia thành 7 cấp sân tế.
Trên đỉnh đồi có Bửu thành, là các vòng thành kiên cố bao bọc mộ phần. Mặt trước Bửu thành có các bậc cấp dẫn lên một cánh cổng kiên cố. Hai bên dãy bậc cấp có thành tạc hình rồng.
Trên đỉnh đồi có Bửu thành, là các vòng thành kiên cố bao bọc mộ phần. Mặt trước Bửu thành có các bậc cấp dẫn lên một cánh cổng kiên cố. Hai bên dãy bậc cấp có thành tạc hình rồng.
Bên trong Bửu Thành có hai ngôi mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” – một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung.
Bên trong Bửu Thành có hai ngôi mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” – một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung.
2. Nằm trên núi Cẩm Khê, cùng xã Hương Thọ với lăng Gia Long, lăng Minh Mạng còn được gọi là Hiếu Lăng, là nơi an nghỉ của vua Minh Mạng (1791-1841), vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn.
2. Nằm trên núi Cẩm Khê, cùng xã Hương Thọ với lăng Gia Long, lăng Minh Mạng còn được gọi là Hiếu Lăng, là nơi an nghỉ của vua Minh Mạng (1791-1841), vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn.
Lăng có bố cục kiến trúc đối xứng với các công trình nằm dọc theo trục đường thần đạo. Các công trình từ ngoài vào trong gồm Đại Hồng Môn, sân Bái Đình, Bi Đình, Hiển Đức Môn, Điện Sùng Ân, hồ Trừng Minh, tòa Minh Lâu, Bửu Thành...
Lăng có bố cục kiến trúc đối xứng với các công trình nằm dọc theo trục đường thần đạo. Các công trình từ ngoài vào trong gồm Đại Hồng Môn, sân Bái Đình, Bi Đình, Hiển Đức Môn, Điện Sùng Ân, hồ Trừng Minh, tòa Minh Lâu, Bửu Thành...
Khu vực hồ Trừng Minh và tòa Minh Lâu là nơi tập trung những tinh hoa kiến trúc - cảnh quan của lăng Minh Mạng. Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát, được coi là công trình đẹp nhất của toàn khu lăng.
Khu vực hồ Trừng Minh và tòa Minh Lâu là nơi tập trung những tinh hoa kiến trúc - cảnh quan của lăng Minh Mạng. Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát, được coi là công trình đẹp nhất của toàn khu lăng.
Từ Minh Lâu đi xuống sẽ gặp cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt để dẫn quả đồi mang tên Khải Trạch Sơn. Trên đồi có Bửu Thành, là tòa thành bảo vệ nơi yên nghỉ vĩnh hằng của vua Minh Mạng.
Từ Minh Lâu đi xuống sẽ gặp cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt để dẫn quả đồi mang tên Khải Trạch Sơn. Trên đồi có Bửu Thành, là tòa thành bảo vệ nơi yên nghỉ vĩnh hằng của vua Minh Mạng.
3. Nằm ở xã Thủy Bằng, thành phố Huế (trước kia thuộc thị xã Hương Thủy), lăng Thiệu Trị còn được gọi là Xương Lăng, là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị (1807 – 1847), vị vua thứ ba trong triều đại nhà Nguyễn.
3. Nằm ở xã Thủy Bằng, thành phố Huế (trước kia thuộc thị xã Hương Thủy), lăng Thiệu Trị còn được gọi là Xương Lăng, là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị (1807 – 1847), vị vua thứ ba trong triều đại nhà Nguyễn.
Toàn bộ công trình được thiết kế thành hai trục: Trục lăng nằm bên phải và trục tẩm (khu vực điện thờ) nằm bên trái. Công trình trung tâm của khu tẩm điện là điện Biểu Đức, nơi thờ cúng bài vị của vua Thiệu Trị và hoàng hậu Từ Dụ.
Toàn bộ công trình được thiết kế thành hai trục: Trục lăng nằm bên phải và trục tẩm (khu vực điện thờ) nằm bên trái. Công trình trung tâm của khu tẩm điện là điện Biểu Đức, nơi thờ cúng bài vị của vua Thiệu Trị và hoàng hậu Từ Dụ.
Trục lăng bắt đầu với sân Bái Đình rộng lớn, nơi có hàng tượng đá tái hiện hình ảnh các quan văn võ, các loài vật dùng để cưỡi, được coi là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng đầu thế kỷ 19 ở Huế. Các công trình tiếp theo là Bi Đình và lầu Đức Hinh (chỉ còn nền móng).
Trục lăng bắt đầu với sân Bái Đình rộng lớn, nơi có hàng tượng đá tái hiện hình ảnh các quan văn võ, các loài vật dùng để cưỡi, được coi là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng đầu thế kỷ 19 ở Huế. Các công trình tiếp theo là Bi Đình và lầu Đức Hinh (chỉ còn nền móng).
Sau lầu Đức Hinh là hồ Ngưng Thúy, một hồ nước hình bán nguyệt. Có ba chiếc cầu bắc qua hồ là cầu Đông Hòa (phải), Chánh Trung (giữa) và Tây Định (trái). Bên kia cầu là một quả đồi có Bửu Thành bao quanh, bên trong là nơi đặt thi hài của vua Thiệu Trị.
Sau lầu Đức Hinh là hồ Ngưng Thúy, một hồ nước hình bán nguyệt. Có ba chiếc cầu bắc qua hồ là cầu Đông Hòa (phải), Chánh Trung (giữa) và Tây Định (trái). Bên kia cầu là một quả đồi có Bửu Thành bao quanh, bên trong là nơi đặt thi hài của vua Thiệu Trị.
4. Nằm trên triền núi Châu Chữ, cùng xã Thủy Bằng với lăng Thiệu Trị, lăng Khải Định còn được gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn.
4. Nằm trên triền núi Châu Chữ, cùng xã Thủy Bằng với lăng Thiệu Trị, lăng Khải Định còn được gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn.
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Các công trình từ dưới lên gồm cổng chào, sân chầu Bái Đình, Bi Đình và cung Thiên Định. Khu lăng mang kiến trúc pha trộn từ nhiều trường phái khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman...
Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Các công trình từ dưới lên gồm cổng chào, sân chầu Bái Đình, Bi Đình và cung Thiên Định. Khu lăng mang kiến trúc pha trộn từ nhiều trường phái khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman...
Cung Thiên Định công trình kiến trúc chính, nằm ở vị trí cao nhất của lăng Khải Định. Đây là một tòa nhà được xây dựng công phu và tinh xảo, gồm 5 phần liền nhau.
Cung Thiên Định công trình kiến trúc chính, nằm ở vị trí cao nhất của lăng Khải Định. Đây là một tòa nhà được xây dựng công phu và tinh xảo, gồm 5 phần liền nhau.
Phía trước cung Thiên Định là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định. Sau điện Khải Thành là chính tẩm, nơi đặt mộ vua. Ngôi mộ được trang hoàng lộng lẫy bằng nhiều loại đá quý, trên mộ có pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920.
Phía trước cung Thiên Định là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định. Sau điện Khải Thành là chính tẩm, nơi đặt mộ vua. Ngôi mộ được trang hoàng lộng lẫy bằng nhiều loại đá quý, trên mộ có pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT