Lặng lẽ dàn chiến đấu cơ MiG danh tiếng ở MAKS

Lặng lẽ dàn chiến đấu cơ MiG danh tiếng ở MAKS

(Kiến Thức) - Có lẽ không nhiều người để ý một số máy bay chiến đấu MiG danh tiếng một thời cũng được trưng bày tại triển lãm MAKS Nga mới diễn ra cách đây không lâu.

Triển lãm hàng không MAKS 2015 tổ chức hồi cuối tháng 8 vẫn còn dư âm tới tận hôm nay. Bên cạnh dàn máy bay chiến đấu nổi tiếng của nước Nga hiện tại, triển lãm còn giới thiệu tới công chúng một số mẫu máy bay khác, chủ yếu thuộc họ MiG nhưng có lẽ không nhiều người nhớ hay biết tới chúng. Hãy cùng Kiến Thức nhận mặt, tìm hiểu thông tin về các  máy bay chiến đấu MiG danh tiếng này.
Triển lãm hàng không MAKS 2015 tổ chức hồi cuối tháng 8 vẫn còn dư âm tới tận hôm nay. Bên cạnh dàn máy bay chiến đấu nổi tiếng của nước Nga hiện tại, triển lãm còn giới thiệu tới công chúng một số mẫu máy bay khác, chủ yếu thuộc họ MiG nhưng có lẽ không nhiều người nhớ hay biết tới chúng. Hãy cùng Kiến Thức nhận mặt, tìm hiểu thông tin về các máy bay chiến đấu MiG danh tiếng này.
Năm nay, bên cạnh MiG-29, MiG-35, công ty MiG đã đem cả nguyên mẫu máy bay tiêm kích tàng hình MiG 1.44 trở lại MAKS sau nhiều năm giấu kín. Dự án MiG 1.44 được khởi động từ cuối những năm 1980 nhằm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 cho Không quân Liên Xô. Tuy nhiên, do những biến động chính trị, thiếu kinh phí khiến nguyên mẫu MiG 1.44 chỉ có thể cất cánh lần đầu vào ngày 29/2/2000.
Năm nay, bên cạnh MiG-29, MiG-35, công ty MiG đã đem cả nguyên mẫu máy bay tiêm kích tàng hình MiG 1.44 trở lại MAKS sau nhiều năm giấu kín. Dự án MiG 1.44 được khởi động từ cuối những năm 1980 nhằm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 cho Không quân Liên Xô. Tuy nhiên, do những biến động chính trị, thiếu kinh phí khiến nguyên mẫu MiG 1.44 chỉ có thể cất cánh lần đầu vào ngày 29/2/2000.
Nhìn bề ngoài của MiG 1.44 có nét hao hao giống với mẫu Eurofighter Typhoon của các nước Tây Âu với kiểu cánh tam giác, cánh mũi nhỏ và hai cửa hút không khí nằm ở dưới bụng máy bay. Hệ thống điện tử trên MiG 1.44 được đánh giá là ưu việt theo chuẩn phương Tây với buồng lái kính, radar xung trang bị anten quét mảng pha bị động có khả năng cho phép máy bay giao chiến với 20 mục tiêu riêng biệt.
Nhìn bề ngoài của MiG 1.44 có nét hao hao giống với mẫu Eurofighter Typhoon của các nước Tây Âu với kiểu cánh tam giác, cánh mũi nhỏ và hai cửa hút không khí nằm ở dưới bụng máy bay. Hệ thống điện tử trên MiG 1.44 được đánh giá là ưu việt theo chuẩn phương Tây với buồng lái kính, radar xung trang bị anten quét mảng pha bị động có khả năng cho phép máy bay giao chiến với 20 mục tiêu riêng biệt.
Là máy bay chiến đấu thế hệ 5 nên đương nhiên MiG 1.44 trang bị công nghệ tàng hình bí ẩn. Một số nguồn tin cho rằng, nó được thí nghiệm với kĩ thuật tàng hình plasma có thể đảm bảo khả năng không bị phát hiện mà không cần thay đổi hình dạng bên ngoài.
Là máy bay chiến đấu thế hệ 5 nên đương nhiên MiG 1.44 trang bị công nghệ tàng hình bí ẩn. Một số nguồn tin cho rằng, nó được thí nghiệm với kĩ thuật tàng hình plasma có thể đảm bảo khả năng không bị phát hiện mà không cần thay đổi hình dạng bên ngoài.
MiG 1.44 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-41F có khả năng hiệu chỉnh hướng phụt, tốc độ bay đạt 2.761km/h, tầm bay 4.000km. Tuy nhiên, sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, dự án MiG 1.44 bị chính phủ Nga hủy bỏ để tập trung cho chương trình PAK FA của Sukhoi. Có nguồn tin cho rằng, giá thành quá cao của MiG 1.44 là nguyên nhân chính khiến dự án tham vọng của MiG bị hủy bỏ. Dù vậy, dường như MiG hiện tại vẫn chưa thôi hi vọng với MiG 1.44, có thể họ sẽ dùng nó cho một dự án tương lai.
MiG 1.44 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-41F có khả năng hiệu chỉnh hướng phụt, tốc độ bay đạt 2.761km/h, tầm bay 4.000km. Tuy nhiên, sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, dự án MiG 1.44 bị chính phủ Nga hủy bỏ để tập trung cho chương trình PAK FA của Sukhoi. Có nguồn tin cho rằng, giá thành quá cao của MiG 1.44 là nguyên nhân chính khiến dự án tham vọng của MiG bị hủy bỏ. Dù vậy, dường như MiG hiện tại vẫn chưa thôi hi vọng với MiG 1.44, có thể họ sẽ dùng nó cho một dự án tương lai.
Ngoài MiG 1.44, MiG còn giới thiệu tới công chúng tham dự MAKS ở Zhukovsky máy bay tiêm kích đánh chặn nhanh nhất trong lịch sử thế giới MiG-25. Mẫu chiến đấu cơ đặc biệt này ra đời từ đầu những năm 1960 với vận tốc bay cực đại Mach 3,2 biến nó thành mẫu tiêm kích nhanh nhất lịch sử thế giới. Khả năng bay siêu tốc của MiG-25 đã khiến cho giới quân sự NATO, Mỹ phải khiếp sợ trong suốt một thời gian dài.
Ngoài MiG 1.44, MiG còn giới thiệu tới công chúng tham dự MAKS ở Zhukovsky máy bay tiêm kích đánh chặn nhanh nhất trong lịch sử thế giới MiG-25. Mẫu chiến đấu cơ đặc biệt này ra đời từ đầu những năm 1960 với vận tốc bay cực đại Mach 3,2 biến nó thành mẫu tiêm kích nhanh nhất lịch sử thế giới. Khả năng bay siêu tốc của MiG-25 đã khiến cho giới quân sự NATO, Mỹ phải khiếp sợ trong suốt một thời gian dài.
"Trái tim" MiG-25 nằm ở hai động cơ phản lực R-15B-300 cỡ lớn cung cấp lực đẩy khi đốt phụ lên tới 100,1 kN/chiếc cho tốc độ tối đa ở trần bay cao đạt 3.470km/h. Dẫu vậy, để giữ gìn động cơ thì phi công được khuyến cáo chỉ nên bay ở tốc độ Mach 2,83 tức 3.200km/h. Tuy nhiên, ở vận tốc ấy thì mọi chiến đấu cơ của NATO, Mỹ thời bấy giờ hoàn toàn bất lực trước MiG-25.
"Trái tim" MiG-25 nằm ở hai động cơ phản lực R-15B-300 cỡ lớn cung cấp lực đẩy khi đốt phụ lên tới 100,1 kN/chiếc cho tốc độ tối đa ở trần bay cao đạt 3.470km/h. Dẫu vậy, để giữ gìn động cơ thì phi công được khuyến cáo chỉ nên bay ở tốc độ Mach 2,83 tức 3.200km/h. Tuy nhiên, ở vận tốc ấy thì mọi chiến đấu cơ của NATO, Mỹ thời bấy giờ hoàn toàn bất lực trước MiG-25.
Mẫu máy bay chiến đấu MiG cuối cùng xuất hiện lặng lẽ tại MAKS là cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27M - biến thể cải tiến của MiG-27. Đây là máy bay tấn công mặt đất được OKB MiG phát triển trên cơ sở tiêm kích MiG-23 nhưng tối ưu cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Có thể nói, MiG-27 là trường hợp rất đặc biệt khi mà OKB MiG từ khi thành lập tới tận ngày nay chủ yếu phát triển các loại tiêm kích đánh chặn tốc độ cao, nhanh nhẹn.
Mẫu máy bay chiến đấu MiG cuối cùng xuất hiện lặng lẽ tại MAKS là cường kích cánh cụp cánh xòe MiG-27M - biến thể cải tiến của MiG-27. Đây là máy bay tấn công mặt đất được OKB MiG phát triển trên cơ sở tiêm kích MiG-23 nhưng tối ưu cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Có thể nói, MiG-27 là trường hợp rất đặc biệt khi mà OKB MiG từ khi thành lập tới tận ngày nay chủ yếu phát triển các loại tiêm kích đánh chặn tốc độ cao, nhanh nhẹn.
Với một động cơ R-39B-300, MiG-27 có thể đạt tốc độ tối đa 1.885km/h ở độ cao 8.000m hoặc 1.350km ở trần bay thấp. Về vũ khí, MiG-27 là chiến đấu cơ phản lực duy nhất của nước Nga được trang bị khẩu pháo 6 nòng cỡ 30mm GSh-6-30. Ngoài ra, nó còn có thể mang được các tên lửa không đối đất, bom dẫn đường ở trên 7 giá treo cánh, thân.
Với một động cơ R-39B-300, MiG-27 có thể đạt tốc độ tối đa 1.885km/h ở độ cao 8.000m hoặc 1.350km ở trần bay thấp. Về vũ khí, MiG-27 là chiến đấu cơ phản lực duy nhất của nước Nga được trang bị khẩu pháo 6 nòng cỡ 30mm GSh-6-30. Ngoài ra, nó còn có thể mang được các tên lửa không đối đất, bom dẫn đường ở trên 7 giá treo cánh, thân.

GALLERY MỚI NHẤT