Làng hoa đào nổi tiếng Hải Phòng sau bão có còn đào bán Tết?

Do ảnh hưởng bảo số 3, làng hoa đào nổi tiếng bậc nhất Hải Phòng có số cây đào được cứu sống chỉ còn khoảng 1/3 diện tích. Nhà còn, nhà mất, thiệt hại đang tính đến hàng trăm tỷ đồng trong dân.

Người trồng đào mất tết vì bão
Làng trồng hoa Đặng Cương, cứ độ qua mồng 10 tháng chạp là cây đào đã được đánh lên đường vận chuyển đi các ngả. Năm nay, cả vùng vẫn nằm im thưa thớt, không khí nhộn nhịp chỉ còn là dĩ vãng xa xôi.
Dẫn PV đi thăm vườn đào vừa được gia đình tái đầu tư trồng lại, anh Nguyễn Văn Sơn (Nhà vườn Xuân Sơn) khu Đồng Quang, Hòa Nhất ngậm ngùi cho biết, chưa năm nào gia đình anh lại thiệt hại như năm nay. Cơn bão số 3 (Yagi) đã "xóa sổ" cả vườn đào của gia đình nhà anh với tổng số 1500 gốc đào đã được gia đình trồng từ 3 năm trở lên.
Lang hoa dao noi tieng Hai Phong sau bao co con dao ban Tet?
 Vườn đào của gia đình anh Nguyễn Văn Sơn (Nhà vườn Xuân Sơn) khu Đồng Quang, Hòa Nhất, làng Đặng Cương vừa được trồng lại hoàn toàn. Ảnh: Thu Thủy-Trần Phượng.
Vườn đào của gia đình anh Nguyễn Văn Sơn (Nhà vườn Xuân Sơn) khu Đồng Quang, Hòa Nhất, làng Đặng Cương vừa được trồng lại hoàn toàn. Ảnh: Thu Thủy-Trần Phượng.
Sau trận bão, cả cánh đồng nơi có gia đình anh Sơn trồng đào đã bị ngập nước do triều cường và mưa lớn. Nước ngoài mương cao hơn trong ruộng, không có lối nào thoát đi. Vườn đào cứ ngập sâu trong biển nước, mưa lớn kéo dài cả tuần càng làm cho cây đào ngập sâu hơn.
Vài ngày trôi qua, rễ đào thối đen, lá úa rụng, gia đình anh Sơn và các hộ trồng đào ở đây đã chịu mất trắng, ước thiệt hại cũng phải hàng tỉ đồng.
Với gia đình anh Sơn, nghề trồng đào đang là nghề chính. Cây hoa đào đã gắn bó với gia đình anh trên 20 năm, giờ bỏ cuộc cũng không đành. Anh Sơn lại một lần nữa quyết tâm đi vay mượn tiền nong của họ hàng để mua gốc, mắt ghép mới về trồng lại từ đầu.
Để đầu tư trồng lại, anh Sơn phải bỏ ra một số tiền khá lớn. Mỗi gốc đào mới được anh mua về trồng đã có giá từ 900 nghìn đến 1 triệu đồng, chưa kể mắt ghép và tiền thuê nhân công chăm sóc.
"Điều tôi băn khoăn nhất vẫn là số tiền tái đầu tư trồng lại đào hiện nay đến bao giờ gia đình mới trả được hết. Nhưng nếu không cố gắng thì làng hoa Đặng Cương sẽ mai một dần, bởi không phải ai cũng có tiền để làm lại" – anh Sơn phân trần.
Lang hoa dao noi tieng Hai Phong sau bao co con dao ban Tet?-Hinh-2
Gốc cây đào "khủng" được ông Đào Viết Dân, khu đồng Dân Hạnh, làng hoa Đặng Cương, lặn lội đến vùng giáp biên giới mua về trồng, chờ vụ tết năm sau. Ảnh: Thu Thủy-Trần Phượng. 
Cơn bão đi qua, người dân nơi đây vẫn thấy ám ảnh về sự tàn khốc của nó, bà Đỗ Thị Lâng, TDP Hòa Nhất, phường An Hải, quận An Dương (TP Hải Phòng) xác định, 200 gốc đào đá của gia đình bà cũng đã gần như "xóa sổ", những cây còn lại cũng quặt quẹo. Gia đình bà đã mất rất nhiều công sức, tiền của thuê máy bơm về cứu đào nhưng vẫn không cứu được. Gia đình bà chẳng còn tiền để tái sản xuất.
"Tới đây nếu không vay mượn được hay nhà nước không hỗ trợ người dân thì gia đình tôi cũng phải buộc thu hẹp diện tích lại hoặc bỏ không trồng đào nữa" – bà Lâng nói.
Số phận cây đào sống sót đang nằm ở đâu?
Theo các hộ dân trồng đào, phần lớn các diện tích đào bị chết chỉ một phần do bão, phần lớn là do bị ngập úng nhiều ngày trong nước. Những gia đình trồng đào trên vùng đất cao hơn không bị ảnh hưởng do mưa và triều cường thì cây đào đến giai đoạn này vẫn khá đẹp, đạt chất lượng cả về nụ và độ dày của nụ trên các cành.
PV Dân Việt gặp gỡ với gia đình anh Nguyễn Trọng Cường, tổ dân phố Dân Hạnh, Phường An Hải (thuộc xã Đặng Cương cũ) - là một trong những gia đình may mắn nhất tại làng trồng hoa. Cả vườn 300 gốc đào cổ thụ của gia đình anh Cường đến thời điểm này vẫn còn khá đẹp.
Anh Cường cho biết, sở dĩ gia đình có được may mắn trên cũng là vì những gốc đào của gia đình anh được trồng tại vị trí cao nhất của làng. Cánh đồng này nằm trên vùng đất cao lại không gần sông việc thoát nước thuận lợi hơn. Thời điểm bão đi qua, một số cây cũng bị gãy cành, tuy nhiên phần lớn không bị lụt, không ảnh hưởng nhiều do bão.
Cũng theo anh Cường, khu nhà anh và các hộ dân trồng đào ở cánh đồng này chính là nơi có địa thế đẹp nhất của làng hoa Đặng Cương.
Anh Cường cho rằng, đào của gia đình anh năm nay ra nụ khá vừa vặn, dự kiến những cây đào to trong vườn nhà anh đến ngày 15 tháng chạp, nụ sẽ chớm nở, hoa có thể chơi đến ngoài mồng 10 -15 tháng giêng.
Lang hoa dao noi tieng Hai Phong sau bao co con dao ban Tet?-Hinh-3
Chị Hoàng Thị Thúy ( vợ anh Cường) đang đôn đảo gốc cây đào, chờ ngày khách đến dinh về. Ảnh: Thu Thủy-Trần Phượng. 
"Mỗi vụ thu hoạch hết đào, gia đình tôi lại mua đất màu từ nơi khác về đổ vào, địa thế vùng trồng khá cao nên cũng hiếm khi bị úng lụt.
Năm nay, do có bão một số cây đào của gia đình cũng có bị đổ, gẫy, tuy nhiên vẫn có khả năng khắc phục. Số đào còn lại trong vườn vẫn đạt chất lượng.
Những cây đào to trong vườn nhà anh Cường khách hàng đã đến đặt từ tháng 11, số còn lại chỉ còn những cây vừa, nhỏ để người dân mua chơi tết "- anh Cường cho biết thêm.
Trao đổi cùng phóng viên, ông Nguyễn Văn Bến – Chủ tịch UBND phường An Hải, quận An Dương, TP. Hải Phòng cho biết, phường An Hải vừa được thành lập từ 2 xã Đặng Cương và xã Quốc Tuấn. Đến thời điểm hiện nay, phường có tổng số 120ha diện tích trồng đào.
Theo sơ bộ, dịp tết năm nay, Đặng Cương thiệt hại đến 70% diện tích trồng đào, tập trung chủ yếu trên các cánh đồng thấp, gần sông, gần mương như khu Đồng Quang, Đồng Hiếu, Bàn Tai, Trí Yếu, Tự Lập…Riêng khu vực ở Quốc Tuấn thì mất trắng 100%, không thể cứu vãn.
"Thời gian tới, UBND phường sẽ vận động nông dân tái đầu tư trên những phần ruộng đào đã bị vứt bỏ do bão hỏng, khôi phục dần theo khả năng của các gia đình. Đề xuất các nguồn vay ưu đãi để giúp nông dân được tiếp cận, có tiền mua gốc về tái đầu tư"- ông Bến nói.

Hoa Tết bị nước lũ nhấn chìm, người dân xứ Huế lo trắng tay

Nông dân các vùng trồng hoa Tết nổi tiếng của xứ Huế đang hết sức lo lắng trước nguy cơ trắng tay khi phần lớn hoa trồng để bán dịp Tết bị ngâm nhiều ngày trong nước lũ.

Cứ đến dịp tháng 10 Âm lịch hàng năm, hàng trăm hộ dân trồng hoa bán Tết ở Thừa Thiên - Huế lại tất bật vào vụ. Trong đó, không thể không kể đến hoa cúc, mặt hàng không thể thiếu trong các phiên chợ Tết của địa phương.
Thế nhưng, cơn lũ lớn trung tuần tháng 10 làm người dân tại các vùng trồng hoa nổi tiếng của xứ Huế, như Phú Mậu, Thủy Vân,... chịu thiệt hại nặng nề. Phần lớn hoa trồng để bán vụ Tết bị nước lũ nhấn chìm. Nhiều người lo ngại trước nguy cơ mất trắng, vì hoa Tết sau nhiều ngày bị ngâm trong nước lũ đang có dấu hiệu thối rễ và úa lá, hết cách cứu chữa.
Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2023, từ đầu tháng 6, gia đình ông Lê Đình Hải (tổ dân phố Dạ Lê, phường Thuỷ Vân, TP. Huế) bắt đầu xuống giống trồng hơn 1.000 chậu cúc.
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay
Hàng loạt chậu hoa của người dân Thừa Thiên - Huế bị ngập úng và có dấu hiệu úa, thối rễ.
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay-Hinh-2
Trận mưa lũ giữa tháng 10 làm các chậu hoa của ông Hải có nguy bị hư hỏng, thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Theo ông Hải, người dân trồng hoa thường có quan niệm “làm một vụ ăn cả năm”. Phần lớn thu nhập của gia đình đều trông chờ vào nghề trồng hoa. Để phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán 2023, gia đình ông đã đầu tư hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, mưa lũ ập đến, kéo dài nhiều ngày làm hư hại hàng loạt chậu hoa của gia đình.
Còn chưa đầy 3 tháng nữa là đến Tết, số lượng hoa dự kiến đưa ra thị trường dịp này coi như mất trắng.
Nhìn những chậu hoa cúc vừa lên xanh tốt nay bạc lá, thối rễ, ông Hải buồn bã chia sẻ, nước lũ lên cao bất thường chỉ trong một đêm, khoảng 1.000 chậu cúc Tết của gia đình ông bị nhấn chìm, phần lớn tài sản trôi theo dòng lũ.
Cùng chung cảnh ngộ, gia đình ông Nguyễn Đình Phúc (tổ dân phố Dạ Lê, phường Thủy Vân) cũng lo Tết này không có thu nhập vì hàng trăm chậu hoa cúc bị hư hại nghiêm trọng.
Để chuẩn bị vụ hoa Tết, ông đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng trồng gần 900 chậu hoa cúc.
“Lũ lên nhanh, cả vườn cúc chìm trong biển nước. Gia đình tôi phải chạy lên chỗ cao, bất lực đứng nhìn".
Hoa Tet bi nuoc lu nhan chim, nguoi dan xu Hue lo trang tay-Hinh-3
Tranh thủ thời tiết khô ráo, ông Phúc cố gắng rửa sạch bùn đất, kích thích rễ cứu hoa ngập úng.
"Số chậu cúc bị hư hại nặng không có cách nào cứu chữa, bây giờ cứu vớt được chừng nào hay chừng đó”, ông Phúc ngậm ngùi.
Theo ông Nguyễn Thành Trung - Chủ tịch UBND phường Thủy Vân, phường có 70 hộ dân trồng hoa cúc phục vụ thị trường Tết với khoảng 35.000 chậu.
Dù đã kê đậy, đưa hoa lên giàn để tránh lũ, nhưng mưa lũ khiến hơn 80% số hoa của người dân ở địa bàn phường bị ngập úng, hư hại.
“Địa phương đang tiến hành thống kê, rà soát các hộ dân trồng hoa Tết bị thiệt hại để có chính sách hỗ trợ ban đầu và tiếp tục đề xuất lên cấp trên có giải pháp hỗ trợ cho người dân”, ông Trung cho biết.
Theo thống kê ban đầu, đợt mưa lũ vừa qua cũng khiến hơn 82ha rau màu các loại của nông dân ở TP. Huế bị thiệt hại. Riêng cúc trồng chậu vụ Tết có 40.300 chậu bị ngập hư hại trên 50%; thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.
Ngoài các làng trồng hoa Tết ở TP. Huế, nhiều vườn hoa Tết của người dân các xã vùng thấp trũng thuộc huyện, thị xã Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy,... cũng có nguy cơ mất trắng do mưa lũ gây ngập úng diện rộng, làm thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Mùa hoa Tết 2024: Nông dân phập phồng lo hoa ế

Nhiều hộ nông dân tại TP.HCM đã bắt đầu xuống giống cây chuẩn bị cho mùa hoa Tết 2024 dù lo lắng sức mua giảm.

Còn khoảng hơn ba tháng nữa là tới tết Nguyên Đán 2024, nhiều chủ vườn hoa tại khu vực quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh (TP.HCM) đang tranh thủ làm đất, xuống giống để chuẩn bị cho mùa hoa tết 2024.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.