Làng bị sét đánh nhiều lần ở Hưng Yên

Ở huyện Ân Thi của tỉnh Hưng Yên, có những ngôi làng bị sét đánh nhiều lần, gây thiệt hại về người và tài sản của người dân nơi đây.

Làng "trời đánh"

So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có mật độ sét khá cao, mỗi năm trung bình hứng chịu khoảng 2 triệu tia sét.

Mùa dông sét ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10. Hàng năm nước ta hứng chịu khoảng 100 vụ sét đánh ở nhiều nơi, trong đó không ít vùng sét đã làm thương vong nhiều người.

Chính vì thế, tại Việt Nam có những ngôi làng mà người ta đặt tên là làng "trời đánh", do có tần suất sét đánh nhiều hơn hàng chục lần so với các vùng khác.

Lang bi set danh nhieu lan o Hung Yen
Làng "trời đánh" Đỗ Mỹ ở xã Bãi Sậy, Ân Thi, Hưng Yên (Ảnh: Nguyễn Dương). 
  

Cụ thể như ở huyện Ân Thi của tỉnh Hưng Yên, có những ngôi làng bị sét đánh nhiều lần. Những trận sét đánh đó vô cùng dữ dội, gây thiệt hại lớn cho người dân ở nơi này.

Nhiều năm nay, người dân địa phương đặt tên cho làng Đỗ Mỹ, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi là làng "trời đánh", bởi ngôi làng này liên tục bị sét đánh.

Trong trí nhớ của ông Doãn Xuân Đương, Chủ tịch UBND xã Bãi Sậy, tại làng Đỗ Mỹ đã có 2 người bị sét đánh tử vong, 1 người bị sét đánh chết hụt. Còn chuyện sét đánh làm cháy lúa, cháy đồ dùng như tivi, tủ lạnh,... của người dân xảy ra như "cơm bữa".

Lang bi set danh nhieu lan o Hung Yen-Hinh-2
Chủ tịch UBND xã Bãi Sậy Doãn Xuân Dương trao đổi với phóng viên Dân trí (Ảnh: Nguyễn Dương). 
 

Đi tìm các nạn nhân từng bị sét đánh và gia đình có nạn nhân bị sét đánh chết theo chỉ dẫn của Chủ tịch xã Bãi Sậy, chúng tôi gặp ông Cao Văn Tới (62 tuổi) ở làng Đỗ Mỹ, người từng bị sét đánh chết hụt.

Ông Tới kể, khoảng 13h trưa của tháng 7 năm 2006, ông dùng xe đạp chở 2 bao phân ra đồng để bón lúa. Khi ông bón hết 1 bao phân thì trời đang nắng bỗng mây đen kéo đến kèm sấm chớp và bắt đầu có mưa nhỏ.

Trời đổ mưa, ông Tới cho bao phân còn lại chưa rắc lên xe đi về, quá trình di chuyển bao phân bị rơi xuống đường. Ông dựng xe bên đường để xuống bê bao phân lên xe. Đúng lúc này, ông Tới bị sét đánh.

Lang bi set danh nhieu lan o Hung Yen-Hinh-3
Ông Tới chỉ vị trí mình bị sét đánh chết hụt (Ảnh: Nguyễn Dương). 
 

"Lúc đó tôi thấy tia sét cứ chạy lằng nhằng lằng nhằng và tôi bị sét đánh hất văng đi mấy mét và nằm bất tỉnh dưới ruộng. Đến sẩm tối, tôi tỉnh dậy mới biết mình chưa chết, nhưng chân tay chưa cử động được. Bên tai trái tôi lúc đó chảy máu nhiều", ông Tới nhớ lại.

Sau cú sét đánh như "trời giáng", tai bên trái của ông Tới bị hỏng và ông phải nhập viện điều trị mất mấy ngày bởi trên người có nhiều vết bỏng.

Cũng theo lời ông Tới, vào các năm 2004, 2005, tại làng Đỗ Mỹ mỗi năm có một người bị sét đánh tử vong.

Ngoài sét đánh làm chết người, ông Tới cho biết, tại ngôi làng này hàng năm sét vẫn "ghé thăm" làm cháy lúa, cháy tivi và các vật dụng khác của người dân.

Hai người bị sét đánh tử vong trong làng Đỗ Mỹ vào các năm 2004, 2005 là trường hợp một người đi chăn bò ngoài cánh đồng và một người đang đi kéo lưới ngoài sông.

Chúng tôi tìm đến nhà bà Hoàng Thị Thơm (60 tuổi), ở làng Đỗ Mỹ để nghe bà kể về người chồng xấu số của bà bị sét đánh tử vong cách đây 20 năm.

Vào buổi trưa 10/5/2004, bà Thơm cùng chồng, con trai thứ 2 đi kéo lưới bắt cá ở sông ngoài cánh đồng của làng.

Mới kéo được 1 mẻ lưới, bà Thơm nghe thấy 2 tiếng sét khá to, nhưng chưa mưa. Lúc đó bà Thơm cảm thấy sợ hãi nên giục chồng đi trú ẩn, nhưng người chồng chủ quan không làm theo.

Lang bi set danh nhieu lan o Hung Yen-Hinh-4
Bà Thơm kể lại thời điểm bản thân và chồng, con bị sét đánh (Ảnh: Nguyễn Dương). 
 

"Thấy có tiếng sét nên tôi rất sợ, bình thường sau mỗi mẻ kéo lưới tôi sẽ nhặt sạch sẽ những rác lẫn với cá tôm, nhưng hôm đó tôi nhặt rác vội vàng rồi đi theo chồng và con. Hai bố con ông ấy khênh lưới đi chỗ khác để kéo tiếp, chồng tôi đi sau. Đi được mấy bước chân thì tôi nghe tiếng nổ đoàng rất to, chồng tôi ngã ngửa xuống, tôi và con ngã nằm sấp xuống đường", bà Thơm kể.

Khi bà Thơm tỉnh dậy vẫn thấy chồng nằm ngửa bất động nên vội hô hoán người nhà ra ứng cứu, nhưng được xác định đã tử vong từ thời điểm đó. Trên cơ thể người chồng xấu số có vết sét đánh chạy dọc phía mang tai.

Bà Thơm kể tiếp, sau đó đúng 1 năm, vào ngày 14/5/2005, cháu trai của một gia đình trong làng đi chăn bò cũng bị sét đánh tử vong.

Sau khi có 3 trường hợp bị sét đánh nói trên, người dân làng Đỗ Mỹ mang một nỗi sợ hãi mỗi khi nghe tiếng sấm chớp.

Cũng từ đó, mỗi khi mây đen kéo đến kèm sấm chớp, tại các cánh đồng ở làng Đỗ Mỹ không còn một bóng người, bởi người dân đều về nhà hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.

Chủ tịch xã Bãi Sậy cho biết, khi liên tục bị sét "ghé thăm", tại các trạm biến thế điện, cột điện cao, trạm thu phát sóng,... của địa phương đều lắp thêm thiết bị chống sét (cột thu lôi).

Chính quyền cũng khuyến cáo người dân không đi làm đồng nếu gặp trời mưa dông kèm sấm sét, phải nhanh chóng về nhà hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.

Sét "chọn" vật cao hơn để đánh

Lý giải vì sao làng Đỗ Mỹ liên tục hứng chịu những trận sét đánh, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, hiện tượng sét đánh ở Ân Thi như vậy là câu chuyện tự nhiên rất bình thường.

Ông giải thích, rất nhiều người lầm tưởng ở dưới lòng đất phải có thứ gì đó thì sét mới đánh xuống nhiều, nhưng điều này không phải vậy. Sét xuất hiện ở khu vực nào đó nhiều phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí quyển và điều kiện địa hình.

Lang bi set danh nhieu lan o Hung Yen-Hinh-5
Cánh đồng làng Đỗ Mỹ, nơi thường xuyên bị sét đánh (Ảnh: Nguyễn Dương). 
 

Ở Việt Nam và một số nước châu Phi, nơi có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thời tiết thuận lợi cho hoạt động dông sét. Một số quốc gia có khí hậu ôn đới, tại đây thậm chí ở khu vực mỏ sắt cũng rất ít xuất hiện sét.

"Thông thường sét đánh xuống sẽ chọn vật cao hơn so với xung quanh. Như ở cánh đồng sét sẽ chọn những cây cao hoặc người đi giữa cánh đồng cũng là ở vị trí cao nhất nên rất dễ bị sét đánh", Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh cho biết.

Theo đó, trong trường hợp có dông sét mà người dân không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa. Ở tình huống này, người dân phải tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt...

Chủ tịch xã Trà Leng kể phút kinh hoàng cả ngôi làng bị san phẳng

Người dân đang chuẩn bị dời khỏi làng thì những khối đất đá khổng lồ ập xuống, vùi lấp 11 hộ dân với 53 người. May mắn 33 người được cứu sống.

Chủ tịch xã Trà Leng kể phút kinh hoàng cả ngôi làng bị san phẳng
Trong vụ sạt lở đất vùi lấp 11 hộ dân với 53 người ở thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đến tối cùng ngày, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm 14 người mất tích. Trước đó, có 33 người đã được cứu sống (trong số này có 16 người bị thương). Những người may mắn sống sót kỳ diệu là do được nước bùn đẩy dồn về chân núi, sau đó trồi lên trên lớp đất nên thoát chết.

Nhói lòng những câu chuyện trong vụ vùi lấp cả ngôi làng ở Trà Leng

(Kiến Thức) - Người mất tích còn nằm dưới tầng đất sâu, những thi thể chôn cất không quan tài, hương đèn... chỉ có tiếng khóc gào tiễn biệt. Khiến ai nấy không khỏi quặn lòng khi nhìn những hình ảnh tại nơi đây.
 

Nhói lòng những câu chuyện trong vụ vùi lấp cả ngôi làng ở Trà Leng
Nhoi long nhung cau chuyen trong vu vui lap ca ngoi lang o Tra Leng

Cả 8 người trong một gia đình tử vong: Ngồi đờ đẫn bên ngôi mộ của đứa con rể vừa tìm thấy, ông Hồ Văn Đề (77 tuổi, trú thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) dường như vẫn chưa thể tin được những gì đang diễn ra trước mắt mình là sự thật. Chỉ trong một buổi chiều, ông cụ với dáng người lam lũ, gương mặt khắc khổ đã mất cả 8 người thân trong gia đình. (Ảnh: Kênh 14).

Nhoi long nhung cau chuyen trong vu vui lap ca ngoi lang o Tra Leng-Hinh-2

Đưa mắt nhìn về phía vũng bùn lầy nhão nhẹt bên dưới, nơi mà ngôi nhà của mình giờ đã trở thành đống đổ nát, ông Đề nghẹn ngào kể, khoảng 15 giờ chiều 28/10, ông lên nương làm rẫy thì cũng là lúc cơn lũ ập đến. Nghe thấy tiếng nổ to như bom, linh tính chuyện chẳng lành, ông Đề liền băng rừng trở về nhà. Tuy nhiên, khi đến nơi, ông hoảng hồn khi trước mắt mình chỉ còn là đống đổ nát, cả ngôi làng đã bị "xóa sổ" hoàn toàn. (Ảnh: Kênh 14).

Đất đá trút ào ạt xuyên đêm, cả ngôi làng ở miền núi Quảng Ngãi tan hoang

Cả ngôi làng ở huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi chìm trong cảnh tan hoang sau một đêm hứng chịu trận sạt lở kinh hoàng.

Đất đá trút ào ạt xuyên đêm, cả ngôi làng ở miền núi Quảng Ngãi tan hoang
Ngày 11/11, thông tin với PV VTC News, ông Đỗ Thanh Vượt - Chủ tịch UBND xã Sơn Long, huyện Sơn Tây cho biết, trận sạt lở núi "lịch sử" vừa xảy ra tại thôn Ra Pân khiến cả ngôi làng chìm trong đất đá nhão nhoẹt.
Dat da trut ao at xuyen dem, ca ngoi lang o mien nui Quang Ngai tan hoang
 Đất đá trút ào ạt xuống làng Ra Pân. (Ảnh: Đ.V)

Theo ông Vượt, hôm qua (10/11), trên địa bàn xã xuất hiện mưa to. "Tầm 19h cùng ngày, đất đá từ trên núi cao bất ngờ trút ào ạt xuống làng Ra Pân, kèm theo nhiều tiếng nổ lớn. Trận sạt lở núi kinh hoàng này kéo dài xuyên đêm khiến bà con địa phương rất đỗi lo sợ", ông Vượt nói và thông tin thêm, ước chừng, 60.000 m3 đất đá trút xuống làng Ra Pân, phủ khắp quãng đường gần 1 cây số.

Rất may, thời điểm xảy ra sạt lở núi, toàn bộ 60 hộ dân trong làng đã được di dời đến chỗ tránh trú an toàn nên không có thiệt hại về người.

"Ngay từ đầu mùa mưa, hàng trăm người dân của làng Ra Pân được di dời đến nơi khác. Hai tháng trở lại đây, cứ khi nào mưa lớn, những ngọn đồi ở Ra Pân lại sạt lở.

Tuy nhiên, đây là trận sạt lở với thời gian kéo dài và kinh khủng nhất. Qua rà soát, một ngôi nhà kiên cố của người dân đã bị quật sập và nhiều nhà khác hư hỏng một phần", ông Vượt cho hay.

Dat da trut ao at xuyen dem, ca ngoi lang o mien nui Quang Ngai tan hoang-Hinh-2
 Sạt lở khiến cây cối bị vùi lấp. (Ảnh: Đ.V)

Trong khi đó, ông Đinh Quang Ven - Quyền Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây xác nhận, tối qua (10/11), hai thanh niên ở tỉnh Quảng Nam thoát chết sau trận sạt lở tại thôn Ra Pân.

Theo đó, hai thanh niên này chạy xe máy trên tuyến đường Trường Sơn Đông để lên Kon Tum. Đến địa phận thuộc thôn Ra Pân, cả hai tháo dỡ rào chắn cảnh báo nguy hiểm trên đường và tiếp tục di chuyển. Đúng lúc này, đất đá từ trên núi bất ngờ trút ào ạt xuống đường.

"Rất may, hai người đã kịp vứt bỏ xe máy và tháo chạy thoát thân. Sau khi thoát nạn, hai thanh niên cho biết, trước khi đi qua khu vực trên, họ trông thấy phía trước có 2 xe máy nhưng thời điểm xảy ra sạt lở thì không thấy đâu. Chúng tôi đang xác minh để xác định chính xác liệu có người bị vùi lấp hay không", ông Ven nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới