Lần theo mùi hương bí ẩn từ tháp cổ, phát hiện kho báu vô song

Lần theo mùi hương bí ẩn từ tháp cổ, phát hiện kho báu vô song

Nhờ đi theo mùi hương bí ẩn tỏa ra từ bảo tháp Hoàng Kim có tuổi đời 1.500 tuổi, người ta đã phát hiện ra được kho báu vô giá dưới chân tháp.

Bảo tháp Hoàng Kim nằm trong khuôn viên của chùa Bảo Tương thuộc huyện Vấn Thượng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Do mái ngói trên đỉnh tháp được tráng một lớp men vàng, nhìn từ xa đã ánh lên một màu vàng rực, nên người dân địa phương đã đặt tên cho ngọn tháp là Hoàng Kim.
Bảo tháp Hoàng Kim nằm trong khuôn viên của chùa Bảo Tương thuộc huyện Vấn Thượng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Do mái ngói trên đỉnh tháp được tráng một lớp men vàng, nhìn từ xa đã ánh lên một màu vàng rực, nên người dân địa phương đã đặt tên cho ngọn tháp là Hoàng Kim.
Theo sử sách ghi lại, chùa Bảo Tương và bảo tháp Hoàng Kim có tuổi đời lên tới 1.500 năm và được xây dựng từ thời Bắc Ngụy.
Theo sử sách ghi lại, chùa Bảo Tương và bảo tháp Hoàng Kim có tuổi đời lên tới 1.500 năm và được xây dựng từ thời Bắc Ngụy.
Nhờ đi theo mùi hương bí ẩn cứ không ngừng tỏa ra từ dưới chân tháp cổ 1.500 tuổi này, các công nhân tham gia sửa chữa bảo tháp mới có thể tìm thấy một cung điện ngầm chứa đựng một  kho báu vô giá.
Nhờ đi theo mùi hương bí ẩn cứ không ngừng tỏa ra từ dưới chân tháp cổ 1.500 tuổi này, các công nhân tham gia sửa chữa bảo tháp mới có thể tìm thấy một cung điện ngầm chứa đựng một kho báu vô giá.
Cung điện ngầm bao gồm một hàng lang dài gần 4m, rộng 0,97m; cao 1,65m và một gian phòng nằm ở giữa chân tháp có chiều dài 1,47m; rộng khoảng 1,43m và cao tới 4,2m. Chính giữa gian phòng là một giếng tròn, miệng giếng được đậy bằng một phiến đá, xung quanh chạm trổ hình hoa sen. Phía sau gian phòng lớn có một ngách nhỏ, bên trong có một bàn thờ Phật, trên ban thờ có một hộp đá.
Cung điện ngầm bao gồm một hàng lang dài gần 4m, rộng 0,97m; cao 1,65m và một gian phòng nằm ở giữa chân tháp có chiều dài 1,47m; rộng khoảng 1,43m và cao tới 4,2m. Chính giữa gian phòng là một giếng tròn, miệng giếng được đậy bằng một phiến đá, xung quanh chạm trổ hình hoa sen. Phía sau gian phòng lớn có một ngách nhỏ, bên trong có một bàn thờ Phật, trên ban thờ có một hộp đá.
Phía bên trái của hộp đá có một bức tượng Bồ Tát được làm bằng đất sét, cao khoảng 50cm. Khuôn mặt của bức tượng Bồ Tát đã bị bong tróc, tóc búi cao, hai tay giơ ngang ngực, đang quỳ gối trên một tòa sen, thân hơi cúi về phía trước. Thông thường các bức tượng Phật và Bồ Tát mà chúng ta thấy đều được chế tác trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm, tuy nhiên bức tượng này lại ở tư thế quỳ, đây là điều chưa từng có trước đây.
Phía bên trái của hộp đá có một bức tượng Bồ Tát được làm bằng đất sét, cao khoảng 50cm. Khuôn mặt của bức tượng Bồ Tát đã bị bong tróc, tóc búi cao, hai tay giơ ngang ngực, đang quỳ gối trên một tòa sen, thân hơi cúi về phía trước. Thông thường các bức tượng Phật và Bồ Tát mà chúng ta thấy đều được chế tác trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm, tuy nhiên bức tượng này lại ở tư thế quỳ, đây là điều chưa từng có trước đây.
Trong lúc quan sát tượng Bồ Tát, các chuyên gia lướt qua nắp của hộp đá, thông qua các vết nứt trên bề mặt, một số tia sáng lập lòe lóe lên, mùi hương bí ẩn cũng toát ra từ đây. Đoàn khảo cổ năm đó đã nhanh chóng quyết định mở chiếc hộp đá bí ẩn kia.
Trong lúc quan sát tượng Bồ Tát, các chuyên gia lướt qua nắp của hộp đá, thông qua các vết nứt trên bề mặt, một số tia sáng lập lòe lóe lên, mùi hương bí ẩn cũng toát ra từ đây. Đoàn khảo cổ năm đó đã nhanh chóng quyết định mở chiếc hộp đá bí ẩn kia.
Bên trong hộp đá có tới gần 1.000 viên xá lợi cùng một chiếc quan tài bằng vàng được đặt ở trung tâm. Trong quan tài vàng là một quan tài nhỏ hơn làm bằng bạc, chia thành 2 ngăn, ngăn bên trên là một tấm vải satin màu vàng bọc kín một xá lợi răng Phật dài tới 5,5cm.
Bên trong hộp đá có tới gần 1.000 viên xá lợi cùng một chiếc quan tài bằng vàng được đặt ở trung tâm. Trong quan tài vàng là một quan tài nhỏ hơn làm bằng bạc, chia thành 2 ngăn, ngăn bên trên là một tấm vải satin màu vàng bọc kín một xá lợi răng Phật dài tới 5,5cm.
Sau khi nghiên cứu các văn bản Phật giáo, chuyên gia đã xác minh được rằng xá lợi răng đó là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được chôn dưới chân tháp cổ 1.500 tuổi.
Sau khi nghiên cứu các văn bản Phật giáo, chuyên gia đã xác minh được rằng xá lợi răng đó là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được chôn dưới chân tháp cổ 1.500 tuổi.
Xá lị hay xá lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn trông giống ngọc trai hay pha lê hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. Xá lợi được lưu giữ với mục đích để tỏa ra "phước lành" hoặc "ân sủng"trong tâm trí và kinh nghiệm của những người có liên hệ với nó. Xá lợi cũng được tin có khả năng xua đuổi tà ác trong truyền thống Phật giáo Himalaya.
Xá lị hay xá lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn trông giống ngọc trai hay pha lê hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. Xá lợi được lưu giữ với mục đích để tỏa ra "phước lành" hoặc "ân sủng"trong tâm trí và kinh nghiệm của những người có liên hệ với nó. Xá lợi cũng được tin có khả năng xua đuổi tà ác trong truyền thống Phật giáo Himalaya.
Các sách của Phật giáo có ghi rõ: sau khi đức Phật tạ thế, thi thể ông được hoả táng, sau đó trong tro cốt người ta thu được nhiều viên cứng, có những viên trong suốt, long lanh như ngọc, đựng đầy trong 8 hộc 4 đấu. Người ta gọi đó là xá lợi.
Các sách của Phật giáo có ghi rõ: sau khi đức Phật tạ thế, thi thể ông được hoả táng, sau đó trong tro cốt người ta thu được nhiều viên cứng, có những viên trong suốt, long lanh như ngọc, đựng đầy trong 8 hộc 4 đấu. Người ta gọi đó là xá lợi.
Trong các lịch đại cũng đều có hiện tượng "xá lợi" của các chư tăng: pháp sư Quang Âm viên tịch tại Đài Loan năm 1975, di thể ngài để lại hơn 1.000 viên xá lợi màu nâu lấp lánh, viên to nhất có đường kính tới 4 cm, hơn 30 viên có đường kính 3 cm. Pháp sư Hồng Thuyên ở Singapore, viên tịch tháng 12/1990, tro cốt có tới 450 viên giống như thủy tinh các màu: hồng, trắng, bạc, vàng, nâu, đen... có viên còn lấp lánh như đá hoa cương.
Trong các lịch đại cũng đều có hiện tượng "xá lợi" của các chư tăng: pháp sư Quang Âm viên tịch tại Đài Loan năm 1975, di thể ngài để lại hơn 1.000 viên xá lợi màu nâu lấp lánh, viên to nhất có đường kính tới 4 cm, hơn 30 viên có đường kính 3 cm. Pháp sư Hồng Thuyên ở Singapore, viên tịch tháng 12/1990, tro cốt có tới 450 viên giống như thủy tinh các màu: hồng, trắng, bạc, vàng, nâu, đen... có viên còn lấp lánh như đá hoa cương.
Hiện nay, khoa học chưa lý giải được nguyên nhân hình thành xá lợi.
Hiện nay, khoa học chưa lý giải được nguyên nhân hình thành xá lợi.
>>>Xem thêm video: Khám phá Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới.

GALLERY MỚI NHẤT