Lần đầu tiên công bố chiếc xe chở vũ khí của "biệt động Sài Gòn"

Lần đầu tiên công bố chiếc xe chở vũ khí của "biệt động Sài Gòn"

Sau cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968, 2 chiếc xe của ông Trần Văn Lai, cựu biệt động Sài Gòn (trong đó có chiếc xe NCE 345) đã bị địch tịch thu và sử dụng. Sau 50 năm, lần đầu tiên chiếc xe được gia đình ông Lai công bố.

Đây chính là chiếc xe mà ông Trần Văn Lai (Năm Lai) cựu cán bộ  biệt động Sài Gòn sử dụng trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong suốt thời kỳ hoạt động cách mạng, ông đã chuyển quân đến mục tiêu chiến đấu, vận chuyển vũ khí vào căn hầm bí mật ở nhà số 287 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM.
Đây chính là chiếc xe mà ông Trần Văn Lai (Năm Lai) cựu cán bộ biệt động Sài Gòn sử dụng trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong suốt thời kỳ hoạt động cách mạng, ông đã chuyển quân đến mục tiêu chiến đấu, vận chuyển vũ khí vào căn hầm bí mật ở nhà số 287 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM.
Đồng chí Năm Lai thường lái chiếc xe hiệu Citroen NCE-345 này ra vào vào nơi đầu não của Mỹ Ngụy để nghiên cứu, trinh sát tình hình và thường xuyên chở các đồng chí lãnh đạo quân khu Sài Gòn - Gia Định từ Khu vào thành phố.
Đồng chí Năm Lai thường lái chiếc xe hiệu Citroen NCE-345 này ra vào vào nơi đầu não của Mỹ Ngụy để nghiên cứu, trinh sát tình hình và thường xuyên chở các đồng chí lãnh đạo quân khu Sài Gòn - Gia Định từ Khu vào thành phố.
Cũng trên chiếc xe này, ông Lai thường chở bà "vợ bé" là Đặng Tuyết Mai (hay còn gọi là Đặng Thị Thiệp) về căn nhà ở Nguyễn Đình Chiểu mỗi chiều. Cánh cửa ngôi nhà đóng chặt, là lúc ông chui xuống đào hầm còn bà ở trên nhận đất. Đến sáng sớm, ông lái xe hơi cùng “vợ bé” rời đi, trong xe giấu những bao tải đựng đầy đất đá. Trong một thời gian dài, căn hầm được đào xong mà không một ai hay biết.
Cũng trên chiếc xe này, ông Lai thường chở bà "vợ bé" là Đặng Tuyết Mai (hay còn gọi là Đặng Thị Thiệp) về căn nhà ở Nguyễn Đình Chiểu mỗi chiều. Cánh cửa ngôi nhà đóng chặt, là lúc ông chui xuống đào hầm còn bà ở trên nhận đất. Đến sáng sớm, ông lái xe hơi cùng “vợ bé” rời đi, trong xe giấu những bao tải đựng đầy đất đá. Trong một thời gian dài, căn hầm được đào xong mà không một ai hay biết.
Chiếc xe có số máy 3118328 được đứng tên chủ sở hữu là ông Mai Hồng Quế ( ở Phú Thành, Phú Nhuận, Gia Định).
Chiếc xe có số máy 3118328 được đứng tên chủ sở hữu là ông Mai Hồng Quế ( ở Phú Thành, Phú Nhuận, Gia Định).
Vào lúc 16h30 đêm 30 rạng 31/1/1968, chiếc xe này đã chở đội Biệt động - đội IN10 và chất nổ, vũ khí tấn công vào Dinh Độc Lập có cơ sở đầu não của ngụy quân Sài Gòn.
Vào lúc 16h30 đêm 30 rạng 31/1/1968, chiếc xe này đã chở đội Biệt động - đội IN10 và chất nổ, vũ khí tấn công vào Dinh Độc Lập có cơ sở đầu não của ngụy quân Sài Gòn.
Sau cuộc Tổng tấn công Mậu Thân, 2 chiếc xe của ông Lai (trong đó có chiếc xe NCE 345) đã bị địch tịch thu và sử dụng.
Sau cuộc Tổng tấn công Mậu Thân, 2 chiếc xe của ông Lai (trong đó có chiếc xe NCE 345) đã bị địch tịch thu và sử dụng.
Sau 50 năm cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968, trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử, con trai ông là anh Trần Vũ Bình đã mất rất nhiều công sức để chuộc chiếc xe về và giữ nó cho đến nay.
Sau 50 năm cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968, trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử, con trai ông là anh Trần Vũ Bình đã mất rất nhiều công sức để chuộc chiếc xe về và giữ nó cho đến nay.
Một số bộ phận hỏng hóc của chiếc xe đã được tu sửa và hoàn thành đêm qua (29/1).
Một số bộ phận hỏng hóc của chiếc xe đã được tu sửa và hoàn thành đêm qua (29/1).
Ảnh chiếc xe do con trai của ông Trần Văn Lai - cựu biệt động Sài Gòn cung cấp.
Ảnh chiếc xe do con trai của ông Trần Văn Lai - cựu biệt động Sài Gòn cung cấp.

GALLERY MỚI NHẤT