Lâm Viên Complex "lùa" dân vào ở dù chưa nghiệm thu PCCC, BĐS AZ bị phạt thế nào?

(Kiến Thức) - Tự ý cho cư dân Lâm Viên Complex vào ở khi tòa nhà chưa đủ điều kiện PCCC, Cty CP bất động sản AZ đã bị UBND quận Cầu Giấy đã xử phạt 75 triệu đồng. 

Sau cả thập kỷ chậm tiến độ, đến nay dự án Lâm Viên Complex (số 107 Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã cơ bản hoàn thiện.
Tuy nhiên, dù chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu công trình, nghiệm thu PCCC nhưng Cty CP bất động sản AZ - chủ đầu tư AZ Lâm Viên Complex đã đưa một số hạng mục vào sử dụng, đưa người dân vào ở.

Video: Dân chung cư phản đối vì PCCC không an toàn. Nguồn: VTC1. 

Lam Vien Complex
 Dự án AZ Lâm Viên Complex đưa dân vào ở khi chưa nghiệm thu PCCC. Ảnh: Nongnghiep
Trước hành vi trên, ngày 9/7, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy - Trần Việt Hà đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cty CP bất động sản AZ. Theo đó, Cty CP bất động sản AZ bị phạt 75 triệu đồng.
Đồng thời, Cty CP bất động sản AZ phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định. Thời hạn khắc phục hậu quả là 15 ngày.
Thế nhưng, xác nhận với PV Tiền Phong, ông Tống Xuân Duy - Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu cho biết đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chưa được nghiệm thu công trình, chưa nghiệm thu PCCC.
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, dự án AZ Lâm Viên Complex được khởi công xây dựng tháng 12/2009 và dự kiến hoàn thành quý IV/2012. Quy mô đầu tư xây dựng bao gồm: tổng diện tích khu đất 1.954m2; diện tích xây dựng khoảng 1.155,6m2; tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 28.782 (không kể tầng hầm); mật độ xây dựng khối đế 59,1% và khối cao tầng 48,4%; hệ số sử dụng đất 14,7 lần; tầng cao trung bình 29 tầng (không kể 2 tầng hầm).
Tuy nhiên, sau khi khởi công, dự án chỉ thi công đến tầng 4, sau đó dừng thi công trong suốt 4 năm trời. Cuối năm 2013, đơn vị thi công là Công ty cổ phần Vinaconex 1 đã rút toàn bộ máy móc khỏi công trường.
Đến đầu năm 2014, Vinaconex 1 bất ngờ rút lui, thay vào đó là sự xuất hiện của Cty CP đầu tư Lạc Hồng với vai trò là nhà thầu mới của dự án.
Sau khi thay đổi nhà thầu, dự án được khởi động trở lại. Dù vậy, sau khi thi công lên đến tầng 14, công trình lại tiếp tục dừng.
Sau thời gian dài im ắng, dừng hoạt động xây dựng, ngày 21/8/2017, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5771/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Lâm Viên chuyển nhượng toàn bộ dự án Tòa nhà hỗn hợp AZ Lâm Viên tại số 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho Công ty Cổ phần bất động sản AZ (AZ Land).
Dự án có tổng mức đầu tư 690,6 tỷ đồng, bao gồm 138,12 tỷ đồng vốn tự có của chủ đầu tư (chiếm 20% tổng mức đầu tư); 552,48 tỷ đồng vốn huy động (chiếm 80%). Tiến độ dự án kéo dài từ quý IV/2013 - quý II/2018.
Sau gần 10 năm thi công, dự án mới bắt đầu hoàn thiện.

Soi “sức khỏe” loạt dự án BĐS lớn tại Hà Nội vừa đổi chủ

(Kiến Thức) - Thị trường Hà Nội vừa ghi nhận nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản lớn, quy mô tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng như dự án CT2 –Usilk City, gần đây là Kosmo Tây Hồ…

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, năm vừa qua thị trường Hà Nội đã ghi nhận nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản lớn, quy mô tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý là dự án CT2 –Usilk City, một phần dự án Dophin Plaza và gần đây là Kosmo Tây Hồ…

1. Kosmo Tây Hồ
Theo Quyết định số 7956/QĐ-UBND ngày 15/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội đã cho phép Công ty TNHH MTV Ứng dụng công nghệ mới và du lịch - NEWTATCO chuyển nhượng Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco (tên thương mại là Kosmo Tây Hồ) tại phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội cho Công ty TNHH Bất động sản Tây Hồ View.
Phối cảnh dự án Kosmo Tây Hồ. Ảnh: Internet.
Phối cảnh dự án Kosmo Tây Hồ. Ảnh: Internet. 
Kosmo Tây Hồ có tổng diện tích đất 10.895m2, gồm 3 khối tháp 21-35 tầng với tổng số 648 căn hộ. Tổng mức đầu tư 1.354 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 301 tỷ đồng và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác khoảng 1.052 tỷ đồng. Dự án đang được triển khai đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 3/2019.
2. Dophin Plaza
Theo Quyết định số 7168/QĐ-UBND của UBND thành phố ban hành ngày 13/10/2017, Công ty CP TID chủ đầu tư dự án Dophin Plaza (số 28 đường Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chuyển nhượng giai đoạn 2 cho Công ty Cổ phần Dolphin 2 Việt Nam.
Phần chuyển nhượng thuộc giai đoạn 2 của dự án là toà tháp cao 25 tầng và 2 tầng hầm, có tổng mức đầu tư 235 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành vào quý 4/2019.
Dự án Dolphin Plaza. Ảnh: muabannhadat.
 Dự án Dolphin Plaza. Ảnh: muabannhadat.

Trước đó, dự án Dolphin Plaza từng gây xôn xao dư luận vì bị chủ đầu tư đem thế chấp tại Ngân hàng PvcomBank cầm cố - ngân hàng từng hỗ trợ lãi suất cho khách hàng khi mua dự án.

Câu chuyện bắt nguồn từ bà Nguyễn Thị Hương, chủ nhân một căn hộ tại dự án chung cư trên, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đã làm các thủ tục để thế chấp căn hộ tại Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội.

Tuy nhiên, tại đây bà Hương nhận được thông tin “Dolphin Plaza đã bị chủ đầu tư mang thế chấp”. Có sự tham gia của báo chí, buổi tối cùng ngày, trường hợp của bà Hương mới được giải quyết.

Sau đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch HĐQT Pvcombank đã xác nhận chung cư cao cấp Dolphin Plaza đang được thế chấp tại ngân hàng này.

3. Dự án Tòa nhà hỗn hợp AZ Lâm Viên
Ngày 21/8/2017, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5771/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Lâm Viên chuyển nhượng toàn bộ dự án Tòa nhà hỗn hợp AZ Lâm Viên tại số 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho Công ty Cổ phần Bất động sản AZ.
Dự án AZ Lâm Viên Complex khi đang thi công dở. Ảnh: Texo.com.
 Dự án AZ Lâm Viên Complex khi đang thi công dở. Ảnh: Texo.com.
Quy mô dự án cao 29 tầng, không kể 02 tầng hầm, theo quyết định cho phép chuyển nhượng, quy mô sử dụng đất là 2.467 m2. Trong đó 1.954m2 nằm ngoài chỉ giới đường đỏ để xây dựng tòa nhà hỗn hợp, sân, đường nội bộ, cây xanh, trạm biến áp, bãi đỗ xe, tầng hầm; 513m2 đất nằm trong chỉ giới đường đỏ để làm vỉa hè, đường giao thông sử dụng chung cho khu vực, sau khi xây dựng xong bàn giao cho cơ quan chuyên ngành quản lý, sử dụng vào mục đích công cộng. Dự án AZ Lâm Viên sau nhiều lần tái khởi động thì lại tiếp tục tạm dừng.
4. Dự án Khu đô thị mới Văn Khê mở rộng
Tháng 3/2017 thành phố Hà Nội cũng đã chính thức cho phép Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị mới Văn Khê mở rộng (Tòa CT2-105 thuộc lô đất CT2) tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội cho Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát Thủ đô. Cụ thể, diện tích lô đất chuyển nhượng là 10.675,1m2, diện tích xây dựng công trình là 4.305,69 m2.
Dự án Usilk City sau khi được chuyển nhượng. Ảnh: NDH.
 Dự án Usilk City sau khi được chuyển nhượng. Ảnh: NDH.
Dự án gồm 1 khối nhà 50 tầng và phần diện tích tầng hầm nằm trong phạm vi lô đất chuyển nhượng, tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Sở Xây dựng cũng đã chấp thuận điều chỉnh tiến độ của dự án này, theo đó dự kiến quý I/2018 sẽ hoàn thành công tác thi công hoàn thiện công trình và sân vườn, cảnh quan.
Mời quý độc giả xem video "Hàng loạt dự án BĐS dùng chiêu đổi tên để đẩy hàng". Nguồn: VTV1.

Những chung cư nào bị đề nghị “hạ chuẩn” PCCC?

(Kiến Thức) - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị giảm bớt tiêu chuẩn tại 17 chung cư cao tầng vi phạm PCCC. Vậy đó là những chung cư nào?

Báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho thấy Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã đầu tư xây dựng 5 tòa chung cư cao tầng vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy. Bao gồm: tòa nhà CT1 Xa La, tòa nhà CT2 Xa La, tòa nhà CT3 Xa La, nhà chung cư CT4, và trung tâm thương mại và căn hộ chung cư, thuộc khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông. Ảnh: Zing.
Báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho thấy Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã đầu tư xây dựng 5 tòa chung cư cao tầng vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy. Bao gồm: tòa nhà CT1 Xa La, tòa nhà CT2 Xa La, tòa nhà CT3 Xa La, nhà chung cư CT4, và trung tâm thương mại và căn hộ chung cư, thuộc khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông. Ảnh: Zing. 
Trong đó, tòa nhà CT1 Xa La khu vực siêu thị tầng 2 không đảm bảo số lối ra thoát nạn khi chỉ có 1 lối thoát nạn và 1 thang cuốn từ tầng 1 lên tầng 2. Ảnh: Bất động sản Việt Nam.
Trong đó, tòa nhà CT1 Xa La khu vực siêu thị tầng 2 không đảm bảo số lối ra thoát nạn khi chỉ có 1 lối thoát nạn và 1 thang cuốn từ tầng 1 lên tầng 2. Ảnh: Bất động sản Việt Nam. 
Các tòa nhà CT2 Xa La, tòa nhà CT3 Xa La và trung tâm thương mại -căn hộ chung cư thuộc khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông cũng bị đề xuất hạ chuẩn PCCC. Ảnh ghép: Internet.
Các tòa nhà CT2 Xa La, tòa nhà CT3 Xa La và trung tâm thương mại -căn hộ chung cư thuộc khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông cũng bị đề xuất hạ chuẩn PCCC. Ảnh ghép: Internet.
Tại khu vực tầng 1 tòa nhà CT4 (KĐT Xa La), nhiều sạp hàng bán đồ ăn thường xuyên sử dụng vật liệu dễ gây cháy nổ như bình gas, than tổ ong, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn. Mặc dù được trang bị hệ thống chữa cháy tại chỗ, tuy nhiên, hộp cứu hỏa bị han gỉ, bị kẻ xấu lấy trộm bình cứu hỏa, người dân trưng dụng hộp cứu hỏa để đựng các vật dụng sinh hoạt. Thông tin và ảnh: Vietnamnet.
Tại khu vực tầng 1 tòa nhà CT4 (KĐT Xa La), nhiều sạp hàng bán đồ ăn thường xuyên sử dụng vật liệu dễ gây cháy nổ như bình gas, than tổ ong, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn. Mặc dù được trang bị hệ thống chữa cháy tại chỗ, tuy nhiên, hộp cứu hỏa bị han gỉ, bị kẻ xấu lấy trộm bình cứu hỏa, người dân trưng dụng hộp cứu hỏa để đựng các vật dụng sinh hoạt. Thông tin và ảnh: Vietnamnet. 
Nhà chung cư 30 tầng BMM, khu Xa La (Phúc La, Hà Đông) hiện chưa được nghiệm thu PCCC. Theo Tiền phong, cả toà nhà này chỉ có đúng 2 họng nước chữa cháy và từ tầng 5A đến tầng 31 hiện vẫn chưa có hệ thống vòi chữa cháy tự động. Ảnh: TPO
Nhà chung cư 30 tầng BMM, khu Xa La (Phúc La, Hà Đông) hiện chưa được nghiệm thu PCCC. Theo Tiền phong, cả toà nhà này chỉ có đúng 2 họng nước chữa cháy và từ tầng 5A đến tầng 31 hiện vẫn chưa có hệ thống vòi chữa cháy tự động. Ảnh: TPO 
Tòa nhà chung cư ở 89 Phùng Hưng, Hà Đông hiện cũng đang nằm trong danh sách bị đề xuất "hạ chuẩn" PCCC. Ảnh: TPO.
Tòa nhà chung cư ở 89 Phùng Hưng, Hà Đông hiện cũng đang nằm trong danh sách bị đề xuất "hạ chuẩn" PCCC. Ảnh: TPO. 
Tương tự, toà nhà tại 88 Tô Vĩnh Diện cũng nằm trong danh sách này. Ảnh: TPO.
Tương tự, toà nhà tại 88 Tô Vĩnh Diện cũng nằm trong danh sách này. Ảnh: TPO. 
Tháp B văn phòng thuộc tòa nhà hỗn hợp HH1 ngõ 102 Trường Chinh (quận Đống Đa) của Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam là 1 trong 17 chung cư cao tầng không có khả năng khắc phục, buộc phải đề nghị giảm bớt, hạ tiêu chuẩn PCCC. Ảnh: TPO.
Tháp B văn phòng thuộc tòa nhà hỗn hợp HH1 ngõ 102 Trường Chinh (quận Đống Đa) của Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam là 1 trong 17 chung cư cao tầng không có khả năng khắc phục, buộc phải đề nghị giảm bớt, hạ tiêu chuẩn PCCC. Ảnh: TPO. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.