“Làm vất vả, nhưng lương, thưởng phải theo thang bậc thì không có được người tài“

Nói về vai trò của người đại diện vốn tại doanh nghiệp, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, nếu cơ chế đánh giá khắt khe, lương, tiền thưởng phải theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài.

Chiều 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, hiện doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nắm giữ vốn tài sản nhưng hoạt động kém hiệu quả và thua tư nhân.

“Lam vat va, nhung luong, thuong phai theo thang bac thi khong co duoc nguoi tai“
 Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội). Ảnh: Như Ý.

Một trong những nguyên nhân cơ bản là cơ chế quản lý của Nhà nước đối với DNNN chưa phù hợp, còn chồng chéo làm cho các DN bị trói buộc cứng nhắc, không phân định rõ ràng về quyền hạn gắn và trách nhiệm, vốn nhà nước đầu tư bị thất thoát không được phát hiện kịp thời, không xác định được trách nhiệm cá nhân, hoặc khi phát hiện được thì đã mất tiền, kéo theo mất cán bộ.

Theo ông Cường, đối tượng doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, cần mở rộng đối tượng để quản lý, giám sát cả doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50%.

Để xác định trách nhiệm cá nhân tiền vốn doanh nghiệp thất thoát, theo đại biểu, cần quy trách nhiệm cho một người. Cá nhân này có vai trò chịu trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn, giao kế hoạch cho doanh nghiệp còn để doanh nghiệp thực hiện kế hoạch và tổ chức thực hiện, đánh giá và phân loại doanh nghiệp.

Nhưng cùng với đó, để thực hiện các nhiệm vụ được giao, người đại diện chủ sở hữu phải được toàn quyền trong việc tổ chức bộ máy, bố trí những người phù hợp nhất với các vị trí quản trị của doanh nghiệp.

Về cơ chế phân phối lợi nhuận, ông Cường cho rằng, theo dự thảo luật sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tốt, có lợi nhuận cao. Vì tất cả đều được trích tối đa 3 tháng tiền lương để đưa vào quỹ khen thưởng và phúc lợi.

"Nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhưng mức tự trả tiền lương cao, không có lợi nhuận để trích quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng thu nhập của người lao động hàng tháng vẫn cao; Ngược lại, nếu doanh nghiệp tự xác định mức lương thấp, kinh doanh tốt, lợi nhuận nhiều, dù được trích 3 tháng tiền lương để khen thưởng thì thu nhập của người lao động vẫn thấp", đại biểu Cường nói.

 Do vậy, theo đại biểu, việc phân phối lợi nhuận trước hết phải dành để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao như tăng vốn, trích nộp ngân sách, trích lập các quỹ tích luỹ để đầu tư phát triển, trích lập quỹ dự phòng, phần còn lại phân phối tăng thu nhập cho cán bộ quản lý và người lao động được hưởng theo kết quả kinh doanh.

“Lam vat va, nhung luong, thuong phai theo thang bac thi khong co duoc nguoi tai“-Hinh-2
Tân Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Như Ý. 
Giải trình, tiếp thu cuối phiên họp trên cương vị mới, tân Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã tin tưởng, tín nhiệm và đã phê chuẩn ông giữ cương vị Bộ trưởng Tài chính.
Liên quan đến ý kiến của đại biểu Hoàng Văn Cường, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, người đại diện vốn tại doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc bảo toàn, phát triển vốn tại doanh nghiệp. Bộ trưởng đồng tình phải có cơ chế quản lý, đánh giá gắn với chế độ đãi ngộ; phải có công cụ cho những người này như ý kiến của đại biểu Hoàng Văn Cường nêu.
"Chúng ta đưa ra cơ chế đãi ngộ, chúng ta đưa ra cơ chế đánh giá rất khắt khe, người ta rất vất vả nhưng tiền lương, tiền thưởng lại bảo là cứ phải theo thang bậc thì không bao giờ có được người tài. Người tài cũng không bao giờ làm hết trách nhiệm của mình. Một doanh nghiệp cùng ngành nghề tại sao ở ngoài người ta trả gấp khoảng 50 đến 100 lần, còn 5 lần, 10 lần là phổ biến, còn người đại diện vốn chúng ta thì lại rất thấp, rõ ràng như thế không được", ông Nguyễn Văn Thắng cho hay.
Vấn đề liên quan đến quản lý đánh giá, theo Bộ trưởng Thắng, cũng phải rất khách quan, minh bạch. Đó là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì đánh giá hiệu quả thế nào, lợi nhuận, doanh thu... các chỉ tiêu đặt ra phải rất rõ ràng. Nếu làm tốt thì lương thế nào, thưởng thế nào, nếu vượt lợi nhuận đặt ra thì mức lương, thưởng có được tăng lên hay không? Nếu không làm tốt thì mức độ nào là cảnh báo và mức độ nào là sa thải... 

Sáng nay (21/10), khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Hôm nay, ngày 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ngày 21/10/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Sang nay (21/10), khai mac trong the Ky hop thu 8, Quoc hoi khoa XV
Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: QH.

Chủ tịch Quốc hội: Phấn đấu thông qua 18 dự án luật tại Kỳ họp thứ 8

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, công tác lập pháp là nội dung trọng tâm của Kỳ họp thứ 8. Quốc hội sẽ xem xét, phấn đấu thông qua 18 dự án luật, 03 dự thảo nghị quyết.

Sáng 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, đại diện các Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế đã đến dự phiên khai mạc Kỳ họp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.